Định hướng chung về phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Phòng giao dịch Techcombank Ngọc Khánh (Trang 65 - 77)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1Định hướng chung về phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đến năm 2020

Hiện tại, thị trường thẻ Việt Nam có thể chia làm 3 nhóm ngân hàng: Nhóm dẫn đầu thị trường, nhóm đang phát triển và thách thức thị trường và nhóm thứ ba là nhóm gia nhập muộn hoặc đang gia nhập thị trường. Techcombank đang nằm trong nhóm thứ hai – Nhóm đang phát triển và thách thức thị trường. Nhiệm vụ của Techcombank là phân đoạn thị trường và lựa chọn đoạn thị trường phù hợp, củng cố thị phần hiện tại của mình, tấn công vào những đoạn mà nhóm dẫn đầu đang bỏ qua hoặc còn sơ hở, đồng thời phải ngăn chặn sự xâm nhập của các đối thủ ở nhóm mới gia nhập thị trường. Qua đó, Techcombank đã từng bước định hướng hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng như sau:

Thứ nhất, đầu tư tích cực hơn nữa trong việc phát triển năng lực công

nghệ Ngân hàng. Triển khai có hiệu quả các phần mềm Ngân hàng đã được áp dụng sao cho có thể phát huy tối đa những tác động tích cực mà nó mang lại. Xây dựng hạ tầng công nghệ thanh toán qua Ngân hàng đủ mạnh, phục vụ tốt nhất cho sự phát triển kinh tế đất nước đủ năng lực hội nhập với khu vực và thế giới.

chính trị vững vàng cũng như chuyên môn nghiệp vụ Ngân hàng giỏi để bổ sung cho lực lượng hiện nay.

Thứ ba, cơ sở pháp lý phải đầy đủ, đảm bảo lợi ích quốc gia đồng thời

tuân thủ các chuẩn mực khu vực, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong những hoạt động Ngân hàng liên quan tới hoạt động thanh toán mà điển hình là họat động thanh toán qua Ngân hàng.

Như vậy, để thực hiện tốt những mục tiêu trên, cần có một hệ thống giải pháp cụ thể, phù hợp cho Techcombank khi muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường thẻ Việt Nam.

3.1.2. Tiềm năng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam

Qua gần 30 năm đổi mới và hội nhập với kinh tế thế giới, Việt Nam cho thấy rõ là một quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển so với các nước trong khu vực cũng như các nước khác trên thế giới. Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với mức tăng trung bình khoảng 5,5%/năm trong giai đoạn 2011 – 2013.

Mặt khác, dân số Việt Nam đến thời điểm hiện tại là trên 90 triệu dân, trong đó dân cư thành thị chiếm khoảng 32% dân số, số lượng người trẻ tuổi (dưới 30) là 57% và ước tính 15 năm nữa, con số này vẫn là 50% do Việt Nam có tháp dân số trẻ. Đời sống của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao, dẫn tới nhu cầu chi dùng ngày càng nhiều. Vì vậy, thẻ thanh toán ra đời đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thuận tiện và an toàn, đặc biệt đối với thế hệ người Việt trẻ tuổi.

Ở các đô thị lớn, do thu nhập cao, mức sống được cải thiện, cộng với sự phát triện mạnh mẽ của công nghệ thông tin, tâm lý tiêu dùng của nhân dân đặc biệt là giới trẻ đã thay đổi nhanh chóng. Tâm lý tiêu dùng khi còn trẻ và tích luỹ lúc về già đang dần thay thế cho tâm lý tích luỹ khi còn trẻ về già tiêu dùng. Số người tiêu dùng trẻ thích mua sắm tại các siêu thị và trung tâm

thương mại, những địa chỉ mua sắm cao cấp ngày càng tăng. Đây chính là đối tượng tiềm năng sử dụng thẻ mà Techcombank nhắm tới trong tương lai.

Cùng với đó, Việt Nam là một quốc gia có ngành dịch vụ du lịch phát triển mạnh. Hàng năm lượt khách quốc tế đến Việt Nam hơn 6 triệu lượt người và không ngừng tăng cao. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho Techcombak phát triển mảng thanh toán thẻ quốc tế.

Hạ tầng cơ sở công nghệ của Việt Nam cũng đang dần được cải thiện đáng kể. Càng ngày, khoa học kỹ thuật càng được phát triển và áp dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và lĩnh vực ngân hàng tài chính hiện là một trong những lĩnh vực được áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất, hiện đại nhất, đặc biệt là trong hoạt động thanh toán. Đây cũng chính là một thuận lợi lớn cho ngành công nghiệp thẻ phát triển.

Hiện nay, NHNN bắt đầu có sự quản lý chặt chẽ hơn khi ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ, điều này hứa hẹn sẽ tạo sân chơi bình đẳng hơn, góp phần thúc đẩy và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ. Có thể nói rằng thị trường thẻ Việt Nam hứa hẹn sẽ là một thị trường kinh doanh đầy hấp dẫn đối với các ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương nói riêng trong thời gian tới.

3.2.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Từ định hướng phát triển dịch vụ thẻ nêu trên của Techcombank, để thực hiện được những mục tiêu đề ra thì Techcombank cần phải thực hiện cải thiện từng bước, không thể tiến hành đồng thời cùng lúc. Bởi vậy, một hệ thống giải pháp hợp lý là chiếc chìa khoá dẫn đến sự thành công của Techcombank:

3.2.1. Phát triển và nâng cao các tiện ích của thẻ do Techcombank phát hành

nhau cho khách hàng lựa chọn, do đó khách sẽ dùng thẻ của ngân hàng nào phát hành có nhiều tiện ích hơn.

Để tăng thêm tính hấp dẫn của thẻ đối với khách hàng trên thị trường, Techcombank cần liên kết với một số công ty lớn để phát triển hơn các sản phẩm thẻ đa dụng, đa năng để thu phí cầu đường, mua xăng dầu, mua vé xe buýt, đi taxi, chi trả bảo hiểm xã hội, tiền điện, tiền nước... giúp khách hàng thanh toán dễ dàng, nhanh chóng. Với sự ra đời của những sản phẩm thẻ mới này, số lượng khách hàng yêu thích và sử dụng thẻ của Techcombank sẽ tăng mạnh, kéo theo việc sử dụng một số dịch vụ khác của ngân hàng.

Bên cạnh đó, Techcombank nên có thêm chức năng gửi tiền qua máy ATM để tạo ra tiện ích thuận lợi cho các khách hàng thường xuyên có nhu cầu gửi tiền nhưng lại không có thời gian làm thủ tục tại ngân hàng. Tiện ích này hiện nay mới có rất ít ngân hàng cung cấp nên mức độ cạnh tranh vẫn đang ở mức thấp, vẫn còn nhiều cơ hội cho Techcombank.

Cùng với đó, NHTM cần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ lợi ích khách hàng tại các điểm chấp nhận thẻ, xử lý kịp thời các sự cố, yêu cầu tra soát, khiếu nại của khách hàng.

3.2.2. Mở rộng mạng lưới dịch vụ và các ĐVCNT

Mạng lưới các ĐVCNT là một chủ thể không thể thiếu trong quy trình thanh toán thẻ, là nơi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và là nơi bắt đầu của nghiệp vụ thanh toán thẻ. Để thực sự tiếp cận được thị trường trong nước, đẩy mạnh doanh số thanh toán cũng như số thẻ phát hành, việc phát triển được các đơn vị chấp nhận thẻ cung cấp hàng hóa tiêu dùng cho người dân là rất cần thiết. Do đó, Techcombank muốn cạnh tranh được với các ngân hàng khác về loại hình dịch vụ này thì phải tiếp tục thực hiện kế hoạch kinh doanh thẻ trong đề án chiến lược phát triển đến năm 2020, phát triển hơn nữa các ĐVCNT, mở rộng mạng lưới ĐVCNT ra nước ngoài, tăng doanh số thanh toán thẻ,

tăng doanh số sử dụng thẻ. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng đều phải có ít nhất 100 ĐVCNT.

Bên cạnh đó, cần tập trung tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị tới nhiều cửa hàng, khu vui chơi, du lịch để giúp họ thấy được lợi ích mà họ được hưởng khi làm ĐVCNT của ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng phải cung cấp trang thiết bị, máy móc hiện đại cho họ và có thể chưa thu phí đối với các đơn vị để thu hút ngày càng nhiều các khách sạn, nhà hàng hay các cửa hàng nhỏ chấp nhận làm ĐVCNT.

Ngân hàng cũng cần tích cực giới thiệu khách hàng của mình cho các ĐVCNT. Đây chính là hình thức ngân hàng quảng cáo cho các ĐVCNT của mình, làm tăng lợi thế cạnh tranh cho họ so với các cửa hàng không được làm ĐVCNT của ngân hàng. Như vậy, chính sách này sẽ thu hút được càng nhiều các cửa hàng, đơn vị kinh doanh muốn tham gia vào mạng lưới ĐVCNT của ngân hàng.

3.2.3. Phát triển hệ thống máy ATM và máy POS

Để cạnh tranh hiệu quả trong hoạt động kinh doanh thẻ, ngân hàng nhất thiết phải thông qua các máy ATM – nơi cung cấp các dịch vụ ngân hàng tự động. Techcombank có thể tận dụng các công nghệ hiện đại hóa, tăng cường hiệu quả hoạt động và đáp ứng các nhu cầu khách hàng.

Trước hết, cần phải tập trung phát triển, bố trí hợp lý, sắp xếp lại mạng lưới ATM và máy POS theo hướng phân bố hợp lý, tránh tình trạng tập trung quá nhiều giao dịch vào một số máy trong khi một số máy lại không được sử dụng thường xuyên. Ngân hàng phải lên kế hoạch kỹ lưỡng về việc triển khai máyATM và POS, sẽ triển khai bao nhiêu máy, lựa chọn địa điểm đặt máy có hiệu quả như tại các khu vực dân cư đông đúc, tại các siêu thị, các trung tâm thương mại lớn nơi có lượng người giao dịch mua bán nhiều…, không những vậy còn cần cân nhắc đế các vấn đề như điện, thời tiết, giao thông… có đảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bảo cho hoạt động của máy được thông suốt không?

Sau khi đặt các máy ATM, phải chú trọng đến công tác bảo trì. Hầu hết các máy ATM xử lý lượng giao dịch rất lớn và cần được bảo trì đúng cách để đảm bảo sự chính xác trong giao dịch của khách hàng. Cần đảm bảo các module phân phối tiền mặt, hệ thống liên lạc, hệ thống thẻ, màn hình, bàn phím được bảo trì đúng cách, các thiết bị lỗi cần được phát hiện sớm và thay thế, đảm bảo mạng được duy trì và hoạt động tốt.

Đối với việc xử lý các sự cố liên quan tới máy ATM: Đôi khi máy ATM có thể gặp sự cố làm máy không hoạt động như nghẽn mạch, hết giấy nhật ký…, khi đó Ngân hàng cần phải có bộ phận thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động của các máy ATM để kịp thời có biện pháp khắc phục bảo đảm máy ATM hoạt động thông suốt. Ngoài ra Ngân hàng cũng cần chú trọng tới sự an toàn của chủ thẻ khi thực hiện giao dịch trên máy ATM bằng việc thiết kế lớp bảo vệ máy ATM an toàn.

3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động marketing về kinh doanh thẻ

Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có 3% tổng số giao dịch thực hiện dưới hình thức không dùng tiền mặt và 60% dân số chưa có tài khoản ngân hàng, người tiêu dùng đã ý thức sự hiện diện của thẻ, biết sử dụng thẻ trong các giao dịch hằng ngày nhưng vẫn chưa hình thành thói quen dùng thẻ thường xuyên. Do vậy, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác quảng cáo và bán sản phẩm, dịch vụ thẻ đến khách hàng.

Nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với mình, Ngân hàng cần tích cực quảng bá hình ảnh của mình trên các phương tiện truyền thông, đài phát thanh, báo chí, Internet,…với nội dung quảng bá độc đáo; thường xuyên phát tờ rơi, gửi thư giới thiệu về sản phẩm thẻ tới những khách hàng tiềm năng.

cần thường xuyên thăm dò ý kiến về chất lượng dịch vụ để phục vụ được tối đa nhu cầu của khách hàng. Theo đó, tiếp tục phát huy các lợi ích khách hàng được hưởng từ dịch vụ thẻ mà Techcombank đang áp dụng, đề ra các chương trình mới nhằm đánh vào tâm lý người dân là luôn mong muốn được sử dụng hàng rẻ, hàng khuyến mãi nhưng chất lượng đảm bảo,… Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể thực hiện các chương trình khuyến mại hay dịch vụ đi kèm nhằm tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH THẺ TẠI TECHCOMBANK

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

3.3.1.1. Đầu tư kỹ thuật và cơ sở hạ tầng

Đầu tư kỹ thuật và cơ sở hạ tầng để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng không chỉ là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà của cả nước ta, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của cả nước. Do đó, Nhà nước cần quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này để ngân hàng Việt Nam có thể hiện đại hoá công nghệ, theo kịp với các nước khác trên thế giới. Nói riêng về lĩnh vực thẻ Ngân hàng, hiện nay để tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ, các ngân hàng Việt Nam đều phải nhập máy móc, thiết bị hiện đại, phần mềm dùng trong công nghệ thẻ từ nước ngoài. Trong khi đó, Chính phủ chưa quan tâm đến việc hỗ trợ đầu tư thể hiện thông qua các chính sách về thuế đánh vào thiết bị và phần mềm dùng trong công nghệ thẻ còn cao. Điều này làm cho chi phí đầu tư của ngân hàng đã cao lại càng cao hơn. Vậy trong thời gian tới, Chính phủ nên khuyến khích các ngân hàng đầu tư cho kỹ thuật, cơ sở hạ tầng bằng việc giảm bớt thuế nhập khẩu đánh vào những hàng hoá trên.

Một vấn đề nữa, đó là tình trạng đường truyền viễn thông như hiện nay không ổn định, vấn đề nghẽn mạch xảy ra thường xuyên cùng với việc phải trả một chi phí cao cho hệ thống thông tin liên lạc ảnh hưởng không ít tới hiệu

quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Do đó, trong thời gian tới, Chính phủ cần quan tâm đầu tư cho nâng cấp và phát triển mạng viễn thông để vừa hạn chế bớt tình trạng nghẽn mạch vừa giảm được cước phí cho ngân hàng.

3.3.1.2. Công tác chống tội phạm thẻ

Cùng với việc phát triển hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, bản thân mỗi ngân hàng đều quan tâm đúng mức đối với vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro do tội phạm thẻ gây nên. Tuy nhiên, do nghiệp vụ kinh doanh thẻ Ngân hàng vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên hệ thống pháp luật chưa bổ sung kịp thời những biện pháp xử lý cho các trường hợp lạm dụng, lừa đảo bằng phương tiện thanh toán này. Đây chính là kẽ hở của luật pháp Việt Nam đã gây không ít khó khăn cho các ngân hàng trong việc xử lý các tội danh liên quan đến thẻ.

Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ nên sớm ban hành các văn bản luật và dưới luật quy định rõ tội danh và khung xử phạt tương ứng để nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng kinh doanh thẻ cũng như các chủ thẻ.

3.3.1.3. Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định.

Một môi trường kinh tế xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Phát triển thẻ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Kinh tế xã hội có ổn định và phát triển bền vững thì đời sống của người dân mới được cải thiện, quan hệ quốc tế mới được mở rộng, mới có điều kiện tiếp xúc với các công nghệ thanh toán hiện đại của ngân hàng. Kinh tế xã hội phát triển thì ngân hàng mới có thể mở rộng được đối tượng phục vụ của mình.

3.3.1.4. Đầu tư cho hệ thống giáo dục.

Đầu tư cho hệ thống giáo dục là đầu tư phát triển nhân tố con người. Vấn đề này phải nằm trong chiến lược phát triển chung của một quốc gia. Do vậy, muốn có một đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của quá

trình phát triển, đặc biệt trong một ngành áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào bậc nhất trên thế giới như ngân hàng thì cần có một đường lối chiến lược chỉ đạo của nhà nước. Nhà nước cần khuyến khích các trường đại học mở ra

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Phòng giao dịch Techcombank Ngọc Khánh (Trang 65 - 77)