Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Phòng giao dịch Techcombank Ngọc Khánh (Trang 60 - 65)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.3.3Nguyên nhân của hạn chế

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

a) Chiến lược phát triển sản phẩm chưa được chú trọng hợp lý

Techcombank Ngọc Khánh chưa có một chiến lược phát triển sản phẩm đủ mạnh trong việc thu hút khách hàng, mặc dù luôn nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thẻ nhưng công tác marketing của ngân hàng vẫn

thập số điện thoại còn khá thủ công, dẫn đến hoạt động telesale không đạt hiệu quả cao nhất. Trong khi nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ thì đã bão hoà về các sản phẩm thẻ trên thị trường, còn nhóm khách hàng có khả năng sử dụng thẻ thì Techcombank vẫn chưa có cơ hội để tiếp cận.

b) Thủ tục giấy tờ còn phức tạp

Thủ tục mở tài khoản, cấp phát thẻ, thanh toán dịch vụ, phí… ở Techcombank còn khá rườm rà, phức tạp so với các ngân hàng khác, tác động đến sự hài lòng của khách hàng, dẫn đến tình trạng khách hàng tuy có nhu cầu nhưng do ngại thủ tục giấy tờ nên không mở thẻ hoặc tìm đến các ngân hàng khác.

c) Nguồn nhân lực mỏng

Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân sự nhưng thực tế PGD Techcombank Ngọc Khánh vẫn gặp phải một số khó khăn như tình hình nhân sự luôn có sự biến động, phần đông cán bộ trong mảng dịch vụ kinh doanh thẻ ở đây là nhân viên trẻ có kinh nghiệm trên dưới 1 năm làm việc. Mặt khác, so với nhiều ngân hàng đang hoạt động hiện nay, mức lương của các cán bộ nhân viên còn khá thấp, đây là lý do chính khiến ngân hàng bị mất nhiều nhân viên có năng lực và nhiệt huyết.

Ngoài ra, các buổi đào tạo tại PGD còn diễn ra chưa thường xuyên, nội dung đào tạo chủ yếu chỉ dựa vào những nội dung do các chuyên viên được cử đi tham gia các buổi đào tạo ở Hội sở về truyền đạt lại, chưa mang tính sáng tạo và thực tế.

d) Đầu tư cho công nghệ còn hạn chế

Do vẫn còn là một PGD không quá lớn về quy mô nên nguồn vốn chi phí cho phép đầu tư vào công nghệ của PGD Techcombank Ngọc Khánh còn bị giới hạn.

e) Mạng lưới đại lý chưa phát triển hiệu quả

Việc phát triển mạng lưới đại lý của Techcombank gặp khó khăn do các ĐVCNT chưa ý thức một cách rõ nét về những lợi ích do việc tham gia vào hệ thống chấp nhận thanh toán. Hoặc nhiều đại lý phàn nàn rằng mức phí chiết khấu mà ngân hàng đưa ra cho họ là quá cao làm giảm lợi nhuận của họ. Và cũng có những ĐVCNT của Techcombank đã vi phạm hợp đồng khi họ áp đặt những phụ phí bằng hoặc cao hơn mức chiết khấu đại lý mà ngân hàng đưa ra khiến cho nhiều khách hàng e ngại thanh toán bằng thẻ. Không những thế chính sách khuyến khích cho các ĐVCNT của Techcombank vẫn chưa có sự thu hút như một số ngân hàng khác.

2.3.3.2. Các nhân tố khách quan

a) Sự ổn định của môi trường chính trị và kinh tế

Giai đoạn 2011 – 2013 là một giai đoạn đầy biến động của nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam chững lại, nhiều doanh nghiệp phá sản và giải thể, phần lớn những doanh nghiệp còn trụ lại cũng lâm vào tính trạng khó khăn, dân cư thắt chặt chi tiêu, nợ xấu của ngành ngân hàng tăng cao hơn bao giờ hết. Ngân hàng Techcombank nói chung và PGD Ngọc Khánh nói riêng cũng không phải là ngoại lệ. Các hoạt động về thẻ vì

vậy cũng bị ảnh hưởng đặc biệt là tình trạng nợ quá hạn của chủ thẻ tín dụng trong đó có nhiều chủ thẻ là chủ doanh nghiệp làm ăn khó khăn dẫn đến việc bị hạn chế phát hành thẻ tín dụng trong một số thời điểm của PGD.

b) Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân

Ngày nay, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội tiền mặt, do những vấn đề của lịch sử để lại, nhân dân vẫn chưa quen với những tiện ích ngân hàng và tin tưởng vào hoạt động ngân hàng. Tiền mặt là một công cụ được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Việc thay đổi nhận thức này là một quá trình cam go đòi hỏi nhiều nỗ lực và phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau.

c) Mức thu nhập cá nhân còn khá thấp

Do mức thu nhập của phần lớn người dân còn khá thấp, tích luỹ không đáng kể, những gia đình có tích luỹ chiếm tỷ lệ không nhiều, vì vậy, tỷ lệ người có nhu cầu sử dụng thẻ còn hạn chế. Mặt khác, tâm lý e ngại của người dân đối với những loại phí ngân hàng như phí thường niên của thẻ tín dụng, phí duy trì tài khoản ATM... cũng là một trở ngại lớn. Trong tương lai, khi nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, chắc chắn nhu cầu sử dụng các loại thẻ điện tử càng cao.

d) Sự cạnh tranh từ phía các ngân hàng khác

Ngày càng có nhiều ngân hàng trong nước cũng như các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường thẻ. Các ngân hàng như Vietcombank, BIDV, Agribank, ... tham gia thị trường kinh doanh dịch vụ thẻ ngay từ những ngày đầu nên cũng có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thẻ, hơn nữa lại có ưu thế về vốn, mạng lưới chi nhánh và ĐVCNT rộng khắp cả nước, hệ thống ATM lớn, sản phẩm thẻ cũng đa dạng, với nhiều tiện ích. Ngoài ra, còn có nhiều

ngân hàng trong và ngoài nước khác với các ưu thế riêng về tài chính, kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thẻ sẵn sàng đầu tư mạnh để chiếm lĩnh thị trường.

e) Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện

Tuy hoạt động phát hành và thanh toán thẻ không còn mới mẻ ở Việt Nam nữa nhưng trên thực tế vẫn chưa có một hành lang pháp lý hoàn thiện và đồng bộ cho hoạt động này, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục được chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của người sử dụng.

Ngoài ra, với tốc độ phát triển mạnh mẽ về CNTT và sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nền tảng pháp lý cần được hoàn chỉnh gấp để bao hàm cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không phải là ngân hàng, các tổ chức công nghệ thông tin cung ứng những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh toán, …

Hệ thống văn bản pháp luật cũng chưa có văn bản nào có tính pháp lý cao trong việc giải quyết các tranh chấp, vi phạm hợp đồng giữa ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ với ĐVCNT và với chủ thẻ, thường do các ngân hàng tự giải quyết với nhau.

Trên đây là những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại PGD Techcombank Ngọc Khánh. Trên cơ sở chỉ ra được những nguyên nhân của những hạn chế này, nếu tìm ra những giải pháp thích hợp và khả thi, chắc chắn hoạt động thẻ của ngân hàng sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Phòng giao dịch Techcombank Ngọc Khánh (Trang 60 - 65)