Nghiệp vụ phát hành thẻ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Phòng giao dịch Techcombank Ngọc Khánh (Trang 25 - 31)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.1.2.1Nghiệp vụ phát hành thẻ

Quy trình phát hành thẻ cho khách hàng bao gồm các bước sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình phát hành thẻ

(1)Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ cho ngân hàng phát hành

Ngân hàng phát hành yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ phát hành thẻ với đầy đủ thông tin theo quy định.

(2)Ngân hàng phát hành kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của các thông tin

Chủ thẻ Ngân hàng phát hành Tài khoản thẻ (1) (2) (4) (3)

trên hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ do khách hàng khai báo. Tham khảo, đối chiếu với các thông báo phòng ngừa rủi ro (nếu có) của các cơ quan khác và các cơ quan hữu quan.

(3)Sau khi hồ sơ được chấp nhận, ngân hàng mở tài khoản thẻ cho khách hàng, thu phí phát hành thẻ, lập hồ sơ quản lý thẻ, xác định hạng thẻ và loại thẻ, xác định hạn mức tín dụng đối với thẻ tín dụng, tiền hành mã hoá thẻ, xác định số PIN và in thẻ.

(4)Ngân hàng tiến hành giao thẻ cho khách hàng một cách an toàn và đảm bảo bí mật. Chủ thẻ nhận thẻ và ký vào giấy giao nhận thẻ và băng chữ ký ở mặt sau của thẻ.

Sau khi đã giao thẻ cho khách hàng, ngân hàng thực hiện: o Quản lý thông tin khách hàng

o Quản lý hoạt động sử dụng thẻ của khách hàng: Giải quyết mọi yêu cầu liên quan đến việc sử dụng thẻ của khách hàng, thực hiện cập nhật vào hệ thống toàn bộ các giao dịch sử dụng thẻ của khách hàng,…

o Thực hiện thu nợ khách hàng (đối với thẻ tín dụng): Định kỳ ngân hàng sẽ gửi cho khách hàng bản sao kê toàn bộ giao dịch sử dụng thẻ của chủ thẻ trong kỳ. Sau đó thực hiện thu nợ theo số tiền đã thông báo trên sao kê.

o Tổ chức thanh toán bù trừ với các tổ chức thẻ quốc tế.

Triển khai hoạt động phát hành thẻ, ngoài việc hưởng phí phát hành thẻ thu được từ chủ thẻ, thu lãi phạt do nộp thanh toán sao kê chậm, các ngân hàng còn được hưởng khoản phí trao đổi do ngân hàng thanh toán thẻ chia sẻ từ phí thanh toán thẻ thông qua các tổ chức thẻ quốc tế. Đây là phần lợi nhuận cơ bản của các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành thẻ. Trên cơ sở nguồn thu này, các tổ chức tài chính, ngân hành phát hành thẻ đưa ra được những chế độ miễn lãi và ưu đãi khác cho khách hàng để mở rộng khách hàng sử dụng thẻ cũng như tăng doanh số sử dụng thẻ.

1.1.2.2. Nghiệp vụ thanh toán thẻ

Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ khác nhau ở mỗi quốc gia, mỗi ngân hàng về thủ tục và các điều kiện do các yếu tố ràng buộc về pháp luật, chính trị, trình độ phát triển dân trí hay điều kiện kinh tế xã hội. Song về tổng thể, quy trình này gồm có những nội dung cơ bản được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán thẻ

18 Chủ thẻ Ngân hàng thanh toán Tổ chức thẻ quốc tế Đơn vị chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng đại lý Ngân hàng phát hành (6) (4) (1) (2) (7) (6) (8)

(4) (6) (7) (8)

(5) (3)

(4) (6) (7) (8)

:Quy trình phát hành : Quy trình đòi tiền :Quy trình cấp phép : Quy trình thanh toán :Quy trình khiếu nại và xử lý tranh chấp

(1)Ngân hàng phát hành yêu cầu khách hàng phát hành thẻ cung cấp các hồ sơ cần thiết theo quy định chứng minh nhân thân của khách hàng, khả năng thanh toán của họ và các tổ chức cá nhân có quan hệ.

(2)Ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng đủ điều kiện.

(3)Chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán, rút tiền mặt tại các CSCNT.

(4)CSCNT kiểm tra khả năng thanh toán của thẻ: xin chuẩn chi của NHTTT nếu số tiền thanh toán vượt quá hạn mức, kiểm tra bảng tin cảnh giác nếu số tiền nhỏ hơn hạn mức mà NHTTT cho phép.

(5)CSCNT so sánh chữ ký trên hoá đơn và chữ ký trên thẻ, nếu đúng thì cung cấp hàng hoá, dịch vụ hay ứng tiền mặt cho khách hàng.

(6)CSCNT nhận tiền thanh toán - đã trừ khoản chiết khấu đại lý - từ NHTTT sau khi nộp lại hoá đơn cho ngân hàng này hoặc sau khi tổng kết trên thiết bị đọc thẻ điện tử.

(7)NHTTT đòi tiền từ ngân hàng phát hành thông qua tổ chức thẻ quốc tế (trường hợp ngân hàng phát hành và NHTTT không cùng một hệ thống).

Tổ chức thẻ quốc tế ghi nợ tài khoản của ngân hàng phát hành và ghi có cho NHTTT số tiền giao dịch - đã trừ phí trao đổi thông tin. Định kỳ hàng tháng vào ngày lập bảng thông báo giao dịch, ngân hàng phát hành nhận được file dữ liệu sao kê chi tiết về hoạt động của chủ thẻ trong kỳ, sau đó ngân hàng lập bảng thông báo giao dịch gửi cho chủ thẻ yêu cầu thanh toán.

(8)Ngân hàng phát hành, NHTTT, tổ chức thẻ quốc tế giải quyết tất cả những khiếu nại, tra soát, đòi bồi hoàn và xử lý các tranh chấp khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.2.3. Hoạt động quản trị rủi ro thẻ

Quản trị rủi ro dịch vụ thẻ tín dụng là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động phòng tránh và xử lý rủi ro thẻ tín dụng nhằm đạt được mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển của ngân hàng thương mại.

Các hoạt động phòng tránh rủi ro bao gồm: nhận biết, phát hiện rủi ro, xác định nguyên nhân xảy ra rủi ro, xây dựng các hệ thốngcác biện pháp an ninh phòng ngừa rủi ro và trích lập quỹ dự phòng.

a) Phòng tránh rủi ro

Phòng tránh rủi ro trong dịch vụ thẻ là hoạt đông quan trọng nhất của hoạt động quản lý rủi ro. Bởi đặc điểm của rủi ro là không thể tránh được, mọi hoạt động đều đi kèm những rủi ro của nó. Nhưng nếu chúng ta biết cách phòng tránh đưa ra, xây dựng nên các biện pháp hợp lý, chính xác, kịp thời và nghiêm ngặt thì có thể giảm thiểu được một phần hoặc phần lớn rủi ro, làm chúng không thể xảy ra. Nói một cách khác là giúp cho hệ số an toàn nâng cao, giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất. Nó bao gồm các hoạt động sau:

 Phân loại rủi ro:

Bao gồm việc nhận biết và phân biệt các loại rủi ro có thể xảy ra trên cơ sở xác định căn nguyên nguồn gốc tính chất và đặc điểm của chúng. Đây là điểm mấu chốt trong nội dung phòng chống rủi ro vì nó là cơ sở cho mọi hoạt động khác trong hoạt động quản lý rủi ro.

 Thiết lập một hệ thống các biện pháp an ninh phòng ngừa: Các biện pháp này có thể chia làm 2 phần:

• Biện pháp an ninh nội bộ bao gồm: các biện pháp bảo mật, an ninh phía trong ngân hàng nhằm ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh từ nội bộ bên trong như: kiểm soát hồ sơ phát hành thẻ (chứng thực thông tin khách hàng, thông tin đơn vị chấp nhận thẻ, chữ ký...), kiểm kê, kiểm soát thẻ lưu hành và thẻ không có giá trị lưu hành để đưa ra những số liệu thực về thẻ từ đó giúp cho việc quản lý được dễ dàng thuận tiện hơn, thực hiện các quy định về hạn chế và bảo mật thông tin...

• Biện pháp kiểm soát bên ngoài gồm: các biện pháp kiểm soát phòng ngừa đối với hoạt động thanh toán thẻ tín dụng. Biện pháp này được thực hiện với mục đích nhằm đánh giá phân loại những hoạt động có khả năng giả mạo và rủi ro cao, kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của thẻ, chủ thẻ cũng như là các giao dịch của thẻ, cảnh báo những trương hợp rủi ro và đưa ra những khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất...

Hai hoạt động này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ cũng như là cung cấp thông tin qua lại nhanh chóng, chuẩn xác và kịp thời. Gồm các bên: ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, công ty phát hành thẻ quốc tế, đơn vị chấp nhận thẻ, chủ thẻ.

 Trích lập quỹ dự phòng rủi ro:

Như chúng ta đã đề cập ở trên việc phòng tránh rủi ro là nhiệm vụ quan trọng nhất trong quản lý rủi ro. Việc đó sẽ giúp hạn chế phần lớn khả năng rủi ro xảy ra. Tuy nhiên trong thực tế vì rủi ro luôn có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào dù đã thực hiện những biện pháp phòng tránh tốt nhất, thiết lập nên những hệ thống an ninh và bảo mật chặt chẽ, hiệu quả nhất. Vì vậy mà sự cần thiết phải lập một quỹ dự phòng rủi ro cho nghiệp vụ thẻ là một tất yếu.

Việc xử lý rủi ro đã xảy ra được thực hiện từ quỹ dự phòng rủi ro. Lúc này việc thẩm định lại rủi ro đó - rủi ro đã xảy ra là rất quan trọng đối với những nội dung: xác định loại hình rủi ro, nguyên nhân xảy ra rủi ro, trách nhiệm các bên liên quan, hậu quả mà nó để lại. Trên cơ sở đó các bên sẽ thoả thuận trách nhiệm trong việc giải quyết rủi ro.Sau khi giải quyết xong thì đó cũng là bài học giúp cho ngân hàng rút kinh nghiệm trong hoạt động về sau.

1.2. SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Quan niệm về sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại

Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ là công tác nâng cao các nghiệp vụ kinh doanh thẻ cả về chất lượng và số lượng. Để đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của một ngân hàng thương mại thì chúng ta có thể thông qua một số chỉ tiêu sau.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Phòng giao dịch Techcombank Ngọc Khánh (Trang 25 - 31)