5. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
1.3. Các mơ hình nghiên cứu về hệ thống ERP
1.3.1. Mơ hình nghiên cứu của Holland và Light (1999)
Một trong những nghiên cứu đầu tiên về hệ thống ERP là của Christopher P. Holland và Ben Light thuộc trường Manchester Business School vào năm 1999. Nghiên cứu đã kế thừa các mơ hình: “Các vấn đề chung về quản lý dự án” (Slevin và Pinto, 1987), “Triển khai hệ thống sản xuất” (Lockett, 1991) và “Tái cấu trúc tổng thể” (Bashein, 1994). Trong nghiên cứu của mình họ đưa ra mơ hình để giải quyết các câu hỏi:
- Làm thế nào để triển khai thành công hệ thống ERP? - Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai ERP là gì?
Qua đó đưa ra mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống ERP, các nhân tố này chia thành 2 nhóm: chiến lược và chiến thuật. (hình 1.8)
Hình 1.6: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai ERP theo 2 nhóm: chiến lược
và chiến thuật theo mơ hình Holland và Light
(nguồn: Holland, Light 1999)
Ý nghĩa các nhân tố trong mơ hình Holland và Light:
Trong các nhân tố thuộc nhóm chiến lược, ba nhân tố gồm: tầm nhìn kinh doanh, hỗ trợ của ban quản lý và biểu thời gian của dự án/kế hoạch dự án là các nhân tố nền tảng.
- Hệ thống kế thừa: được xem như tiền đề của hệ thống ERP bao gồm các quy
trình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, hệ thống CNTT, cơ cấu tổ chức, văn hóa, trình độ cơng nghệ. Nếu một doanh nghiệp kế thừa một hệ thống tối ưu thì việc triển khai ERP sẽ thuận lợi hơn nhờ việc kế thừa các thành quả của hệ thống trước đây.
- Tầm nhìn kinh doanh: là một định hướng rõ ràng của doanh nghiệp đằng sau
việc thực hiện dự án ERP. Phải có một mơ hình kinh doanh rõ ràng về cách hoạt động của tổ chức; các mục tiêu và lợi ích được xác định và theo dõi như
Quá trình triển khai hệ thống ERP Chiến lược
- Hệ thống kế thừa - Tầm nhìn kinh doanh - Chiến lược ERP - Hỗ trợ của ban quản lý
- Biểu thời gian của dự án/Kế hoạch dự án
Chiến thuật
- Hoạt động tư vấn khách hàng - Nhân sự
- Thay đổi quy trình kinh doanh và thiết lập phần mềm
- Sự chấp nhận của khách hàng - Giám sát và phản hồi
- Truyền thông
- Chiến lược ERP: liên quan đế phương thức tiếp cận toàn diện hệ thống ERP.
Ví dụ: một gói phần mềm gồm các phân hệ cơ bản sẽ được triển khai ban đầu, các phân hệ còn lại sẽ được thêm dần vào khi hệ thống đang hoạt động và người dùng đã quen thuộc với hệ thống đó. Một chiến lược với nhiều giai đoạn triển khai sẽ dễ thành công hơn khi thực hiện một hệ thống cung cấp tất cả các chức năng mà doanh nghiệp yêu cầu trong một lần duy nhất. Chúng ta có thể kết nối hệ thống ERP với hệ thống kế thừa hoặc mua riêng lẻ từng phân hệ và kết nối lại với nhau sau này.
- Hỗ trợ của ban quản lý: là mức độ cam kết của ban quản lý cấp cao trong tổ
chức đối với dự án về sự tham gia của họ và sự sẵn sàng phân bổ các nguồn lực có tổ chức, có giá trị.
- Biểu thời gian của dự án/Kế hoạch dự án: là các định nghĩa chính thức của
dự án về các cột mốc, các mục tiêu quan trọng và một cái nhìn rõ ràng về ranh giới của dự án.
- Hoạt động tư vấn khách hàng: là hoạt động có sự tham gia của đơn vị cung
cấp hệ thống và người sử dụng trong việc thiết kế và thực hiện quy trình kinh doanh, thiết kế chương trình đào tạo.
- Nhân sự: việc tập hợp đúng nhân sự cho dự án rất quan trọng để đảm bảo các
khía cạnh về kỹ thuật, tổ chức hoạt động nhịp nhàng đúng tiến độ
- Thay đổi quy trình kinh doanh và thiết lập phần mềm: doanh nghiệp cần
hiểu rõ cấu trúc kinh doanh hiện tại của họ và các quy trình kinh doanh liên quan đến hệ thống CNTT hiện có với các quy trình kinh doanh có trong hệ thống ERP. Từ đó định hướng thay đổi và tái cấu trúc theo hướng tối ưu. - Sự chấp nhận của khách hàng: là sự chấp nhận của người dùng đối với hệ
thống, đối với những quy trình mà bên bán cung cấp cho bên mua.
- Giám sát và phản hồi: là việc trao đổi thông tin giữa các thành viên của nhóm
dự án và phân tích phản hồi từ người dùng của doanh nghiệp.
- Truyền thông: là việc xúc tiến và thông tin về tiến độ dự án từ đội quản lý dự
- Khắc phục sự cố: là khả năng quản lý khủng hoảng và sai lệch so với kế
hoạch.