Sự biến động của tỷ giá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển giao dịch hoán đổi lãi suất tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45 - 46)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT

2.1 SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI VIỆT

2.1.3 Sự biến động của tỷ giá

Với sự điều hành linh hoạt và nhất quán của NHNN, chính sách tỷ giá của Việt Nam trong những năm vừa qua tƣơng đối ổn định. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng đƣợc điều chỉnh linh hoạt trong giai đoạn từ tháng 8/2011 và duy trì ổn định ở mức 20.828 VND/USD từ cuối năm 2011. Tuy nhiên, từ cuối tháng 5/2013, thị trƣờng ngoại tệ có biến động, tỷ giá tăng và diễn biến phức tạp mặc dù NHNN đã bán ngoại tệ can thiệp thị trƣờng, điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 20.828 VND/USD tăng 1% lên mức 21.036 VND/USD vào ngày 28/6/2013. Đến đầu năm 2014, với tình hình Biển Đơng ngày càng căng thẳng và tâm lý bất ổn trên thị trƣờng, tỷ giá VND/USD tiếp tục biến động mạnh. Tỷ giá ngân hàng biến động và chạm mức bán ra 21.240 VND/USD trong phiên giao dịch ngày 04/06/2014, lần đầu tiên từ tháng 07/2013. Trên thi trƣờng tự do, tỷ giá cũng diễn biến tƣơng tự với mức tăng mạnh lên mức cao nhất là 21.330 – 21.350 VND/USD. Trƣớc tình thế đó, ngày 18/06/2014, NHNN cơng bố điều chỉnh tỷ giá bình qn liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và USD từ mức 21.036 VND/USD lên 21.246 VND/USD (mức điều chỉnh 1%).

Ngoài ra, thanh khoản ngoại tệ tại các NHTM cũng là một nguyên nhân gây áp lực lên sự gia tăng tỷ giá. Đầu năm 2014, NHNN linh hoạt cho phép các NHTM mở rộng tín dụng ngoại tệ, qua đó góp phần tăng tín dụng chung của nền kinh tế. Theo đó, tín dụng bằng ngoại tệ diễn biến theo chiều hƣớng tăng và áp lực thanh khoản đang tăng lên. Tính đến tháng 05/2014, tín dụng ngoại tệ tăng 9,35% so với cuối năm 2013, trong khi tín dụng chung đối với nền kinh tế chỉ tăng 1,51%. Điều này có thể đƣợc lý giải do các doanh nghiệp xuất khẩu đã tăng vay ngoại tệ thay cho tiền đồng, vì lãi suất cho vay USD thấp hơn đáng kể so với lãi suất cho vay bằng tiền đồng. Bên cạnh đó, các ngân hàng lớn lại nhận đƣợc nguồn tiền từ các tổ chức nƣớc ngồi. Ví dụ, Cơng ty Tài chính quốc tế (IFC), thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) đã rót vốn vào Việt Nam thông qua các chƣơng trình tài trợ tín dụng xuất

nhập khẩu, hoặc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, với lãi suất rất thấp nên lãi suất cho vay ra cũng rất thấp.

Với sự gia tăng mạnh mẽ của dƣ nợ tín dụng ngoại tệ cũng nhƣ sự biến động tỷ giá, gánh nặng trả nợ có thể khiến các DN gặp nhiều rủi ro. Chính vì vậy, theo dự đốn, các DN sẽ quan tâm hơn đến các cơng cụ phịng ngừa rủi ro. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập nhƣ hiện nay, khi mà các chính sách về tỷ giá hối đoái của Việt Nam đang dần tiến về quy luật chung cung-cầu trên thế giới thì việc sử dụng các cơng cụ phịng ngừa là rất cần thiết. Vì vậy, cơ hội phát triển các cơng cụ phái sinh trong đó có giao dịch hốn đổi lãi suất là rất lớn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển giao dịch hoán đổi lãi suất tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)