Nguyên nhân hạn chế sự phát triển giao dịch hoán đổi lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển giao dịch hoán đổi lãi suất tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 65)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH HOÁN

2.4.3 Nguyên nhân hạn chế sự phát triển giao dịch hoán đổi lãi suất

2.4.3.1 Khung pháp lý chưa đầy đủ, rõ ràng

Nhìn chung, các quy định hiện thời của pháp luật về giao dịch hoán đổi lãi suất chƣa rõ ràng, thiếu tính hệ thống và đồng bộ. Mặc dù NHNN đã có quyết định cho phép các NHTM thực hiện các giao dịch này từ năm 2003 nhƣng đến nay cơ sở pháp lý vẫn còn nhiều hạn chế và gây khơng ít khó khăn cho việc triển khai của NHTM. Điển hình là QĐ 62/2006/QĐ-NHNN là văn bản pháp lý hiện thời đƣợc các NHTM áp dụng đã tỏ ra khơng cịn phù hợp và có nhiều điểm chƣa rõ ràng. Điển hình nhƣ:

 Quy định về số dƣ các hợp đồng gốc trong các giao dịch hoán đổi lãi suất đối với một DN không đƣợc vƣợt quá 30% vốn tự có của NH. Nhƣng trong giao dịch hoán đổi lãi suất một đồng tiền, hai bên chỉ trao đổi số lãi ròng của mỗi kỳ thanh tốn chứ khơng hốn đổi vốn gốc. Chính vì vậy, tỷ lệ này chỉ này chỉ thích hợp cho các giao dịch hốn đổi tiền tệ chéo, có hốn đổi vốn gốc thực tế.

 Quy định về đăng ký và báo cáo việc thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất. Theo Quy chế 62, các NH có đủ điều kiện tham gia muốn thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất phải đăng ký thực hiện với NHNN và chỉ đƣợc phép thực hiện khi NHNN cho phép. Và định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 10 tháng kế tiếp, các NH đã đăng ký về việc thực hiện giao dịch hốn đổi lãi suất có trách nhiệm gửi báo cáo cho NHNN. Điều này cũng ít nhiều gây cản trở sự phát triển của nghiệp vụ này do thủ tục pháp lý chiếm ít nhiều thời gian của NH và DN.

Vấn đề về chế độ kế tốn:

Mặc dù đã có QĐ 62/2006/QĐ-NHNN từ năm 2006 nhƣng đến nay vẫn chƣa có một văn bản hƣớng dẫn chính thức nào liên quan đến cơ chế hạch toán kế toán của giao dịch hốn đổi lãi suất. Chính vì vậy, các NHTM phải tự vận dụng thông lệ quốc tế trong việc ghi chép kế toán và xác định kết quả kinh doanh. Điều này gây khơng ít khó khăn cho các NHTM trong việc triển khai nghiệp vụ này vì:

 Các chuẩn mực kế toán quốc tế về nghiệp vụ này tƣơng đối phức tạp, trong khi tại các NHTM cịn thiếu các chun gia kế tốn có trình độ cao có thể hiểu và vận dụng đúng nội dung của chuẩn mực này.

 Kỹ thuật xử lý kế toán theo nội dung của các Chuẩn mực kế tốn quốc tế địi hỏi cơng nghệ kế tốn hiện đại. Trong khi, cơng nghệ tại NHTM không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Chính sự thiếu rõ ràng và minh bạch trong cơng tác hạch toán, đánh giá đã gây ra tâm lý e ngại cho cả DN và NHTM. Đồng thời, cơ quan giám sát tài chính- ngân hàng cũng khơng thể có đƣợc thơng tin đầy đủ, trung thực để giám sát an toàn hoạt động các NHTM.

Sau một thời gian dài, vấn đề thuế vẫn là một khó khăn đối với các NHTM và DN. Bởi vì Việt Nam chƣa có quy định cụ thể bằng văn bản nào về thuế cho cơng cụ hốn đổi lãi suất. Ngoại trừ tháng 9/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Cơng văn số 13637/BTC-CST quy định mức thuế suất thuế nhà thầu nƣớc ngoài là 2% đối với khoản thanh toán rịng cho các giao dịch hốn đổi lãi suất. Tuy nhiên, công văn này chƣa đáp ứng đƣợc kỳ vọng của cộng đồng DN, đặc biệt các NH, là đƣợc miễn thuế nhằm góp phần phát triển thị trƣờng tài chính trong nƣớc và khuyến khích DN trong nƣớc tăng cƣờng sử dụng giao dịch hốn đổi lãi suất nhƣ một cơng cụ trong việc quản trị rủi ro.

2.4.3.2 Thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển

Mặc dù, nghiệp vụ hoán đổi lãi suất đã xuất hiện ở Việt Nam khá lâu nhƣng vẫn còn rất nhỏ bé và chƣa phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng vốn còn nhiều hạn chế. Xét về độ sâu tài chính và mức độ tiền tệ hóa nền kinh tế, thị trƣờng tài chính Việt Nam vẫn cịn hết sức kém phát triển và lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực. Sự yếu kém của thị trƣờng tài chính Việt Nam đƣợc phản ánh qua các chỉ số cơ bản đo độ sâu tài chính của một quốc gia nhƣ M2/GDP, tín dụng/GDP, tiền gửi/GDP…đều ở mức thấp hơn so với chỉ số một số quốc gia.

Bảng 2.7 Độ sâu tài chính (M2/GDP) tại một số quốc gia

2008 2009 2010 2011 2012 Việt Nam 100.4 115.7 129.3 112.4 108.4 Trung Quốc 151.3 177.8 180.8 180.6 193.9 Malaysia 117.3 137.1 133.3 137.9 142.2 Singapore 123.6 135.2 127.6 132.7 137.6 Thái Lan 103 110.7 109 121.9 124.8

Nguồn: ADB, Key Indicators for Asia and the Pacific 2013 Nhìn chung, quy mơ thị trƣờng chứng khốn hiện nay cịn khá nhỏ và chƣa là một thị trƣờng chứng khoán đúng nghĩa. Những thành phần tham gia vào thị trƣờng chủ yếu là lƣớt sóng trong ngắn hạn, chƣa mạnh dạn đầu tƣ lâu dài. Nếu chỉ tính thị

trƣờng trái phiếu, trong năm 2013, tổng dƣ nợ trái phiếu của Việt Nam tƣơng đƣơng 19,1% GDP, trong khi tỷ lệ này ở các nƣớc trong khu vực luôn ở mức cao, nhƣ Singapore 66,8% GDP, Thái Lan 75% GDP, Malaysia 110% GDP... Trong đó, trái phiếu chính phủ chiếm tỷ trọng chủ yếu, trái phiếu DN chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Năm 2013, trái phiếu DN chỉ chiếm 2,6% tổng giá trị trái phiếu phát hành (trong khi ở Malaysia, Singapore, tỷ trọng này khoảng 70 - 80%). Song song đó, hoạt động của thị trƣờng mở và thị trƣờng liên ngân hàng vẫn chƣa sôi động, hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ chƣa cao. Về nguyên tắc, thị trƣờng tiền tệ là nơi hình thành lãi suất tham chiếu cho các hoạt động đầu tƣ khác trên thị trƣờng tài chính. Nhất là lãi suất của các tín phiếu, trái phiếu do Chính phủ phát hành thƣờng đƣợc coi là lãi suất chuẩn trên thị trƣờng. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ Việt Nam còn nhiều bất cập. Trong đấu thầu tín phiếu Kho bạc vẫn áp dụng lãi suất chỉ đạo, nên lãi suất trúng thầu chƣa hình thành theo các nguyên tắc thị trƣờng. Các lãi suất do NHNN công bố nhƣ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản đã phát tín hiệu điều hành chính sách tiền tệ (thắt chặt hay nới lỏng), nhƣng chƣa thực sự phát huy hiệu quả vai trị kích thích tăng giảm nhu cầu tiền tệ. Kể cả trong các giao dịch nghiệp vụ thị trƣờng mở, số lƣợng thành viên tham gia hạn hẹp nên lãi suất nghiệp vụ thị trƣờng mở cũng chƣa phản ánh đúng quan hệ cung-cầu về vốn trên thị trƣờng. Nhìn chung, các mức lãi suất của NHNN chƣa thực sự có mối quan hệ gắn kết với lãi suất thị trƣờng tiền tệ. Và các lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ nói chung cũng chƣa có sự gắn kết chặt chẽ với lãi suất của các cơng cụ dài hạn trên thị trƣờng tài chính.

2.4.3.3 Lãi suất, tỷ giá chưa phản ánh đúng cung- cầu thị trường

Chính sách lãi suất

Một trong những yếu tố quan trọng hạn chế sự phát triển của giao dịch hoán đổi lãi suất chính là do sự can thiệp khá sâu của NHNN vào chính sách lãi suất. Trong một thời gian dài, các NHTM Việt Nam hoạt động kinh doanh trong điều kiện lãi suất tiền gửi và cho vay hoàn toàn chịu sự điều tiết của NHNN. Do lãi suất

đƣợc quy định nhƣ thế nên chính sách lãi suất đơi khi khá cứng nhắc và không thực sự phản ánh mối quan hệ cung-cầu trên thị trƣờng.

Điển hình vào ngày 03/03/2011, theo Thông tƣ 02/2011/TT-NHNN, NHNN thực hiện áp trần lãi suất huy động VND và áp dụng ở mức 14%/năm. Đến năm 2012, để định hƣớng thị trƣờng, ngay từ đầu năm, NHNN đã đƣa ra lộ trình giảm trung bình mỗi quý 1%/năm. Đến nay, trần lãi suất huy động VND cho kỳ hạn từ 1 tháng đến 6 tháng còn 6%/năm. Đối với lãi suất cho vay, ngày 14/04/2010, NHNN cho phép các TCTD cho vay bằng VND với khách hàng với lãi suất thỏa thuận. Tuy nhiên, một thời gian không lâu, mặt bằng lãi suất cho vay bị đẩy lên nhanh chóng, vƣợt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp, gây ra những hệ lụy trái chiều nhƣ tín dụng bị méo mó cả về cơ cấu và lãi suất, dƣ nợ tín dụng bị tập trung vào số lĩnh vực đầu tƣ rủi ro cao, tình trạng khan hiếm hoặc khó tiếp cận tín dụng ở các lĩnh vực kinh doanh ít lãi, dù thuộc lĩnh vực ƣu tiên. Trƣớc những hệ lụy trên, ngày 04/05/2012, theo thông tƣ 14/2012/TT-NHNN, trần lãi suất cho vay đƣợc áp dụng trở lại.

Khi NHNN cịn quản lý chính sách lãi suất chặt chẽ nhƣ thế thì có nên hay khơng việc tham gia vào giao dịch hốn đổi lãi suất để phòng ngừa rủi ro, trong khi chi phí lại tốn kém. Đây là lý do dễ hiểu tại sao các DN kể cả các NHTM ít tham gia vào giao dịch hốn đổi để phịng ngừa rủi ro lãi suất.

Cơ chế tỷ giá

Hiện nay, NHNN đang áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Chính Phủ, theo đó tỷ giá chính thức do NHNN thiết lập trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng, tỷ giá này đƣợc công bố hằng ngày. Tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của NHTM đƣợc xác định dựa trên tỷ giá bình quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng nhƣng không đƣợc vƣợt quá biên động giao động cho phép.

Với cách tính này, NHNN khống chế đƣợc sự biến động thất thƣờng của tỷ giá. Tuy nhiên, hạn chế của nó là khơng phản ánh đúng mối quan hệ cung-cầu trên thị trƣờng. Bởi lẽ thị trƣờng ngoại hối liên ngân hàng là nơi đƣa ra các mức tỷ giá

tham khảo cho toàn thị trƣờng và tỷ giá này phải là tỷ giá thực. Nhƣng tại Việt Nam, trình độ thị trƣờng còn sơ khai, tỷ giá còn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố can thiệp hành chính, do vậy, tỷ giá giao dịch trên thị trƣờng chƣa linh hoạt và không phản ánh đúng quan hệ cung-cầu của thị trƣờng. Điển hình là đồng VND đƣợc neo giá vào đồng USD một thời gian khá dài nhằm đạt mục tiêu mở rộng xuất khẩu, làm cho tỷ giá của VND so với USD hầu nhƣ khơng biến động nhiều.

Hình 2.2 Sự biến động tỷ giá của VND và một số đồng tiền so với USD

Do cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN nhƣ vậy nên tỷ giá VND/USD liên tục ổn định trong nhiều năm tạo tâm lý chủ quan cho DN và là nguyên nhân hạn chế nhu cầu bảo hiểm rủi ro của các DN.

2.4.3.4 Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin chưa đồng bộ

Đây là một vấn đề không thể phủ nhận đối với thực trạng cơ sở hạ tầng hiện nay của Việt Nam. So với các nƣớc trong khu vực thì cơng nghệ của NHTM Việt Nam vẫn ở tầm thấp và còn tồn tại nhiều yếu kém. Các NHTM chƣa đủ trình độ thiết kế tổng thể, còn nhiều hệ thống ứng dụng tự phát triển và mang tính tạm thời phục vụ yêu cầu kinh doanh trƣớc mắt. Do đó, việc kiểm sốt gặp nhiều khó khăn, hệ thống cơ sở dữ liệu chồng chéo và hệ thống có nhiều rủi ro.

Vấn đề hạ tầng công nghệ thông tin kém dẫn đến công tác dự báo xu hƣớng biến động của lãi suất và tỷ giá cũng kém, chƣa có hệ thống thơng tin dự báo lãi

suất, tỷ giá nhanh, chính xác, cập nhật liên tục. Hầu hết các NH chỉ dự báo đƣợc sự biến động của tỷ giá, lãi suất trong ngắn hạn và dựa trên những dự báo cơ bản cịn nhiều yếu tố cảm tính, mang tính may rủi cao, hơn là chú trọng đến các dự báo dựa trên mơ hình hồi quy, dự báo kỹ thuật. Cộng với tình trạng thơng tin bất cân xứng, khơng cập nhật kịp thời và có tính bảo mật khá cao gây tâm lý bất an cho các chủ thể tham gia thị trƣờng.

Chính vì vậy, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và cơng nghệ ngân hàng là mục tiêu hết sức cần thiết đối với các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.

2.4.3.5 Trình độ hiểu biết của cán bộ nhân viên ngân hàng về nghiệp vụ hoán đổi lãi suất vẫn cịn hạn chế hốn đổi lãi suất vẫn cịn hạn chế

Nhìn chung, nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong các NHTM là không nhỏ. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ nhân viên am hiểu về nghiệp vụ phái sinh, đặc biệt là nghiệp vụ hoán đổi lãi suất thì lại rất ít ỏi. Hơn nữa, nguồn nhân lực chƣa đƣợc chuẩn bị kỹ về kiến thức và khả năng chuyên môn, đặc biệt về kỹ thuật định giá và quy cách giao dịch hoán đổi. Nguyên nhân là do doanh thu đến từ các giao dịch này rất hạn chế nên NH dƣờng nhƣ không thực sự quan tâm và khơng tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực cũng nhƣ quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm. Đây chính là nguyên nhân gây trở ngại trong việc thực hiện nghiệp vụ hốn đổi để phịng ngừa rủi ro tại các NH ở Việt Nam.

2.4.3.6 Tâm lý của doanh nghiệp Việt Nam

Một cản trở đối với sự phát triển giao dịch hoán đổi lãi suất là văn hóa trách nhiệm của DN Việt Nam. Trong thực tế, một DN có thể nhận thức đƣợc rủi ro về lãi suất khi đang vay vốn với lãi suất thả nổi trong điều kiện lãi suất đang tăng mạnh và họ cũng biết, nếu thực hiện hoán đổi chuyển sang lãi suất cố định thì đỡ thiệt hơn nhiều. Nhƣng họ sợ rằng nếu họ quyết định hoán đổi, nhƣng chẳng may có một điều kiện khách quan nào làm cho lãi suất thị trƣờng giảm xuống trái với xu hƣớng ban

đầu, lúc đó khơng những uy tín, mà vị trí của ngƣời ra quyết định đó cũng bị lung lay.

Đa số các DN Việt Nam còn tồn tại những thói quen tập quán kinh doanh do sự kém hiểu biết, không chuyên nghiệp trong việc phân định trách nhiệm trong DN. Các DN không cho ngƣời lãnh đạo quyền thoả đáng và chính sách quản lý rủi ro rõ ràng cụ thể. DN chƣa thực hiện khoanh vùng cụ thể cho một số vị trí lãnh đạo, họ đƣợc quyền chịu rủi ro tài chính đến mức bao nhiêu và nếu tới bao nhiêu thì lãnh đạo phải làm các giao dịch phịng chống. Trong khi trên thế giới, một số cơng ty đa quốc gia có chính sách quản lý rủi ro rất cụ thể, họ luôn quy định quyền phán quyết mức rủi ro tài chính rõ ràng với từng vị trí lãnh đạo và với từng khu vực hay từng quốc gia.

 Tâm lý ỷ lại của doanh nghiệp

Doanh nghiệp ỷ lại vào những chính sách Nhà nƣớc về việc ổn định tỷ giá, lãi suất. Khi thị trƣờng có những biến động gây bất ổn cho nền kinh tế thì NHNN cũng không cho biến động mạnh mà chỉ giao động trong những biên độ cho phép. Bên cạnh đó, việc các DN thực hiện giao dịch hốn đổi lãi suất để thực hiện phịng ngừa rủi ro cũng không cần thiết với những hợp đồng nhỏ vì sự ảnh hƣởng của những rủi ro có thể kiểm sốt đƣợc và không đáng kể. Tuy nhiên, khi thị trƣờng vận động trong một nền kinh tế đang hội nhập, mọi việc sẽ có thể rất khác với những điều mà DN nghĩ và việc phịng ngừa bằng cơng cụ hốn đổi lãi suất là rất cần thiết.

2.4.3.7 Kiến thức của nhiều doanh nghiệp về giao dịch hoán đổi lãi suất còn thấp

Phần lớn các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của DN là từ nguồn vay nợ bên ngoài, đặc biệt là từ các NH. Đối với các DN có hợp đồng tín dụng trung dài hạn với giá trị lớn luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro thị trƣờng rất lớn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển giao dịch hoán đổi lãi suất tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)