Hồn thiện chính sách lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển giao dịch hoán đổi lãi suất tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 78 - 79)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT

3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI NGÂN

3.2.1.2 Hồn thiện chính sách lãi suất

Rủi ro lãi suất chính là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển của thị trƣờng hốn đổi lãi suất. Chính vì vậy, NHNN nên dần dần nới lỏng sự can thiệp của mình vào thị trƣờng lãi suất, khi đó DN sẽ đối mặt với rủi ro lãi suất nhiều hơn và tự tìm cách quản trị cho hoạt động của mình qua cơng cụ hốn đổi lãi suất. Điều đó cũng là điều tất yếu khách quan khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể là:

Thứ nhất, NHNN cần có kế hoạch, lộ trình dỡ bỏ trần lãi suất huy động và áp

dụng lãi suất cho vay thoả thuận. Qua đó, cho phép các NH triển khai kế hoạch kinh doanh có hiệu quả, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của mình trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập tài chính ngày càng đầy đủ hơn. Đồng thời giúp các cơ quan quản lý có thơng tin về các động thái, diễn biến của thị trƣờng chính xác, minh bạch, rõ ràng hơn và ra các quyết định quản lý thích hợp, hiệu quả hơn, do đó làm tăng sức hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ trong nƣớc với các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài. Hơn nữa, việc bãi bỏ trần lãi suất huy động và áp dụng lãi suất cho vay thoả thuận sẽ có lợi cho DN do, một mặt, các DN thuận lợi trong việc tiếp cận với nguồn vốn NH dồi dào hơn. Mặt khác, khi nguồn vốn dồi dào và các NH đẩy mạnh hoạt động cho vay, thì các DN có thể nhận đƣợc lãi suất cho vay của các NH thấp dần nhờ hệ quả của áp lực quy luật cung - cầu thị trƣờng và áp lực cạnh tranh giữa các NH.

Tuy nhiên, q trình tự do hóa lãi suất hồn tồn có thể gặp nhiều bất lợi khi Việt Nam chƣa có một cơ chế thị trƣờng hồn hảo. Vì vậy, các TCTD phải xác định lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung-cầu vốn thị trƣờng, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất-kinh doanh. Trong những trƣờng hợp cần thiết, cần có sự can thiệp của NHNN tránh tình trạng mặt bằng lãi suất cho vay bị đẩy lên quá cao, kéo lãi suất huy động lên theo gây nhiều bất ổn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, NHNN cần hồn thiện cơ chế giám sát, kiểm sốt, xử lý

phịng ngừa và xử lý các cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành ngân hàng, nhanh chóng chuẩn hố và thống nhất cơ sở pháp lý liên quan đến các hoạt động ngân hàng, nhất là các quy định giữa Luật Ngân hàng và Dân sự có liên quan về vay và cho vay, về định danh các hành vi cho vay nặng lãi, huy động vốn có tính lừa đảo, nhằm có cơ sở xử lý và hạn chế tội phạm tài chính-ngân hàng.

Thứ hai, xóa bỏ các mức lãi suất ƣu đãi. NHNN nên xóa bỏ bớt các loại lãi

suất ƣu đãi, trừ lãi suất vay vốn đối với các đối tác chính sách xã hội và các chƣơng trình kinh tế-xã hội của Chính Phủ. Điều này có thể thực hiện bằng việc tách hồn toàn các hoạt động cho vay chính sách ra khỏi các hoạt động tín dụng thƣơng mại, xóa bao cấp đối với DN Nhà Nƣớc dƣới các hình thức cho vay chỉ định, bảo lãnh vay, khoanh nợ, giãn nợ, bù lỗ, từng bƣớc xóa bỏ việc chỉ định các NHTM bảo lãnh cho các DN Nhà Nƣớc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển giao dịch hoán đổi lãi suất tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 78 - 79)