Thương vụ mua lại giữa Sony và Columbia (1989)

Một phần của tài liệu Con đường đi tới thành công cho M A Việt Nam (Trang 25 - 27)

2.3. Phân tích những nguyên nhân thất bại trong M&A

2.3.1.1. Thương vụ mua lại giữa Sony và Columbia (1989)

Diễn biến và kết quả

Columbia Pictures là một nhà sản phim nổi tiếng thế giới của Mỹ, hiện tại thuộc sở hữu của hãng phim Sony Pictures Entertainment – cơng ty con của tập đồn Sony. Tháng 9 năm 1989, Norio Ohga, CEO của tập đoàn điện tử Sony đã công bố mua lại hãng sản xuất phim Columbia Pictures Entertainment từ tay tập đoàn Coca-Cola với giá 3.4 tỷ USD, đồng thời còn phải gánh thêm một khoản nợ 1.4 tỷ USD và một khoản đền bù 1 tỷ USD do vi phạm hợp đồng với Warner Brothers, ngồi ra nếu tính ln các chi phí dịch vụ, thơng tin, tiệt tùng thì Sony đã bỏ ra tổng cộng gần 6 tỷ USD để có được Columbia Pictures.

Trong những năm sau đó, Sony đã thu về một khoản lợi nhuận ít ỏi. Sony phải chi thêm từ 500 triệu USD đến 700 triệu USD hằng năm để Columbia có thể hoạt động1, tháng 11 năm 1994 Sony đã xóa sổ một khoản nợ khơng địi được trị giá 2.7 tỷ USD do tài trợ vào Columbia mà không thể thu hồi được vốn, một con số lớn nhất tại Nhật Bản từ trước đến giờ.

Những nguyên nhân thất bại của Sony

Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho sự thất bại của Sony nhưng chung quy lại có sáu ngun nhân chính chi phối:

Thứ nhất, Sony đã sa vào một thương vụ M&A rất phức tạp: Sony khơng hề có bất cứ

kinh nghiệm nào trong hoạt động sản xuất phim, trong khi hoạt động này rất phức tạp, đòi hỏi phải đầu tư những khoản chi phí lớn, thời gian sản xuất dài, doanh thu từ bán film thiếu ổn định và gặp nhiều rủi ro trong khâu tiêu thụ bởi vì nó phụ thuộc quá lớn vào thị hiếu của người xem. Sự phức tạp của thương vụ còn thể hiện ở mục đích thực hiện M&A khơng rõ ràng, Sony cho

rằng những chương trình ca nhạc, những bộ phim có thể quảng cáo cho những sản phẩm điện tử của mình, đây chỉ là một lý do ngụy biện thiếu cơ sở.

Thứ hai, những quyết định thiếu cơ sở của ban lãnh đạo Sony đã làm tăng rủi ro thất bại

cho hoạt động M&A, trước tiên đó là quyết định đa dạng hóa đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phim,

sau đó quyết định quá vội vàng khi đưa ra một mức giá quá hời để mua lại một hãng phim, ngoài ra sự thiếu sáng suốt của ban lãnh đạo Sony còn thể hiện khi quyết định thuê cùng lúc hai CEO là Jon Peters và Peter Guber với mức chi trả quá lớn: 2.7 triệu USD mỗi năm, 8% giá trị thị trường gia tăng thêm của công ty trong 5 năm, 50 triệu USD tiền thưởng sau 5 năm, đây là một khoản chi trả lớn nhất từ trước đến giờ tại Hollywood.

Thứ ba, năng lực đội ngũ lao động của hãng phim bị suy giảm mà nguyên nhân đến từ sự khác biệt về văn hóa và lãnh thổ giữa Sony và Columbia: giữa những kỷ sư và các nghệ sĩ Hollywood, giữa nước Mỹ với nước Nhật.

Thứ tư, sự thiếu linh hoạt của đội ngũ lãnh đạo của Sony và hai CEO (Jon Peters và Peter Guber của Columbia) đã làm kết quả thất bại của Sony trở nên nặng nề. Jon Peters và Peter Guber đã lờ đi kết quả hoạt động xấu trong khi vẫn tiếp tục chi tiêu quá nhiều, bởi vì họ nghĩ rằng Sony có đủ khả năng tài trợ. Bản thân Sony cũng thiếu nhạy bén khi xem nhẹ kết quả thua lỗ của Columbia, và mỗi năm từ năm 1989 đến 1994 đều rót thêm cho Columbia từ 500 đến 700 triệu USD.

Thứ năm, có những tác động từ bên ngoài làm cho hoạt động kinh doanh của ngành sản

xuất phim trong thời gian này không ổn định, đang có một xu hướng mạnh mẽ chuyển sang những thể loại phim dựa trên những tiểu thuyết nổi tiếng, thể loại phim này đòi hỏi phải bỏ ra những khoản chi phí lớn.

Thứ sáu, sự chủ quan, cảm tính của ban lãnh đạo Sony khi quá tin tưởng vào khả năng

quản lý của Jon Peters và Peter Guber. Trong khi Jon Peters và Peter Guber cũng quá tin tưởng vào những khoản chi tiêu quá đà của mình, mặc dù kết quả kinh doanh xấu trong nhiều năm

Một phần của tài liệu Con đường đi tới thành công cho M A Việt Nam (Trang 25 - 27)