Thương vụ Unilever mua lại Bestfoods (2000)

Một phần của tài liệu Con đường đi tới thành công cho M A Việt Nam (Trang 27 - 28)

2.3. Phân tích những nguyên nhân thất bại trong M&A

2.3.1.2. Thương vụ Unilever mua lại Bestfoods (2000)

Kết quả thương vụ mua lại giữa Sony và Columbia có thể được so sánh với thương vụ mua lại giữa Unilever và Bestfoods. Cả hai trường hợp đều có sự tương đồng nhau là : hoạt động mua lại được thực hiện cận kề với thời gian suy thoái kinh tế thế giới của những năm đầu thập kỷ 90 và thế kỷ 21 ( 1989 và 2000), Cả hai trường hợp đều rơi vào những lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng, có những xu hướng mới trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Giá trị thương vụ cao hơn rất nhiều so với giá trị thị trường của cơng ty mục tiêu trước đó.

Diễn biến và kết quả

Tháng 6/2000 Bestfood đã đồng ý lời chào mua của Unilever với giá 25 tỷ USD. Thương vụ này dự kiến sẽ mang lại cho Unilever một sự tăng trưởng mạnh mẽ, và vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực thực phẩm nấu sẵn, trà, kem, thực phẩm đơng lạnh, ước tính cơng ty sau khi kết hợp sẽ tiết kiệm hằng năm một khoảng chi phí 750 triệu USD và doanh thu hằng năm tăng 1%. Kể từ ngày Bestfood chính thức gia nhập vào Unilever, doanh thu của Unilever đã tăng vượt bậc, giá cổ phiếu cũng tăng mạnh, sau 3 năm, hoạt động của Unilever năm 2003 bắt đầu chững lại, nhưng giá cổ phiếu unilever vẫn tăng hơn 30% so thời điểm Bestfoods chính thức gia nhập Unilever, một giá kết quả ấn tượng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế năm 2000-2001 khi mà chỉ số S&P500 đã giảm -30%, giá Campbell Soup giảm gần 20%, Kraft Foods tăng trưởng âm trong cùng khoản thời gian này. Biểu đồ so sánh giá cổ phiếu Unilever so với S&P500, Campbell Soup, Kraft Foods từ tháng 6 năm 2000 đến tháng 10 năm 2003 (Xem phụ lục 8 – Hình 1)

Những ngun nhân thành cơng của Unilever

Thương vụ mua lại Bestfoods của Unilever trở thành một ví dụ thành cơng điển hình trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Những nguyên nhân thành công của Unilever cũng nằm ở những khía cạnh khi xét nguyên nhân thất bại của Sony, nhưng đặc điểm của nó lại khác hồn tồn.

Thứ nhất, thương vụ khơng mấy phức tạp, chiến lược của Unilever đưa ra là rất rõ ràng: do trong giai đoạn này người tiêu dùng hướng tới sử dụng những sản phẩm thực phẩm có

uy tín và thương hiệu, đồng thời đây là giai đoạn cạnh tranh giành thị phần giữa các thương hiệu như: Nestle, Campbell Soup, Kraft Foods… Sự kết hợp giữa Unilever và Bestfoods sẽ mở ra cơ

hội chiếm lĩnh thị trường, nâng cao vị thế cạnh tranh, khả năng maketing và tận dụng hệ thống phân phối

Thứ hai, năng lực đội ngũ lao động không bị hủy hoại như trường hợp của Columbia,

tuy rằng đây là hoạt động M&A xuyên quốc gia nhưng giữa hai cơng ty có đặc điểm kinh doanh

và văn hóa giống nhau (Unilever của Hà Lan, Bestfoods của Mỹ, cả hai công ty đều hoạt động

trong cùng lĩnh vực chế biến thực phẩm có thị trường tại châu Âu và Mỹ) nên là điều kiện tốt để hòa hợp và chia sẽ kiến thức kinh nghiệm.

Thứ ba, những quyết định mà Unilever đưa ra là hồn tồn có cơ sở, đã làm tăng khả

năng thành công của hoạt động M&A: quyết định giữ lại đội ngũ lãnh đạo của Bestfoods, quyết

định đa dạng những dòng sản phẩm thực phẩm cùng loại.

Thứ tư, sự nhạy bén linh hoạt của ban lãnh đạo Unilever khi quyết định sử dụng hệ thống của Bestfoods để phân phối những sản phẩm có liên quan.

Thứ năm, môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, mặc dù đây là giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ giữa các thương hiệu thực phẩm lớn, nhưng bởi vì người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang sử dụng những sản phẩm có uy tín nên chung quy vẫn tạo ra cơ hội rất lớn cho Unilever.

Một phần của tài liệu Con đường đi tới thành công cho M A Việt Nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)