Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Con đường đi tới thành công cho M A Việt Nam (Trang 48 - 51)

Hoạt động M&A tại Việt Nam đã đi vào hoạt động được hơn 10 năm, tuy nhiên nó vẫn cịn là một thị trường còn mới mẻ và non nớt. Áp lực từ hội nhập đang đòi hỏi mỗi thành phần kinh tế trong nước phải nỗ lực để củng cố tiềm lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, nhưng cho đến nay các thành phần của hoạt động M&A : Người mua, người bán, tổ chức trung gian, thị trường, hệ thống pháp luật vẫn chưa có những bước chuẩn bị đồng bộ và phù hợp với tiến trình vận động của M&A và xu thế hội nhập. Chúng ta không chối bỏ những lợi ích mà hoạt động M&A đã mang lại trong suốt những năm qua, nhưng thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập đối với hoạt động này tại Việt Nam. Nhận thức rõ được những thách thức này thì chúng ta mới có thể đề ra những biện pháp phù hợp để phát triển thị trường M&A Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp trong nước dễ dàng thực hiện những mục đích chiến lược của mình, từ đó có thể khẳng định vị thế, đứng ngang hàng với những công ty trong khu vực và trên thế giới.

NHỮNG GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG M&A VIỆT NAM

M&A đóng một vai trị quan trọng và là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế phát triển, tuy rằng quy mơ và tính hiện đại của hoạt động M&A tại thị trường Việt Nam không thể so sánh với thế giới nhưng sự phát triển M&A tại Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ và chắc rằng trong tương lai những đặc điểm của thị trường M&A tại Việt Nam sẽ khơng cịn khác biệt nhiều với thị trường thế giới. Từ việc nhận thấy những rủi ro của thị trường M&A Việt Nam ở hiện tại và trong tương lai, đồng thời kết hợp những bài học kinh nghiệm từ những những nguyên nhân thất bại đã được làm sáng tỏ trong chương hai chúng tôi xin đưa ra những giải pháp sau đây để hạn chế rủi ro và đưa thị trường M&A Việt Nam tránh khỏi những vết xe đổ của mà thế giới đã mắc phải.

4.1. Cần phải nhận biết và đánh giá được một thương vụ M&A thất bại thể hiện

những khía cạnh nào

Để các thương vụ M&A không bị sa lầy vào những thất bại chúng ta phải nhận biết và đánh giá kịp thời kết quả của hoạt động M&A dựa trên việc đánh giá những vấn đề sau:

Phải đánh giá được giá trị thị trường của cổ phiếu công ty đi mua là tăng hay giảm bao nhiêu sau khi thực hiện M&A. Sự tăng giảm giá cố phiếu của một công ty phải được so

sánh với giá cổ phiếu của những cơng ty có đặc điểm kinh doanh giống nhau, hoặc là so sánh với một danh mục các chứng khốn nào đó được lấy làm chuẩn. Để giải quyết vấn đề này chúng tối xin giới thiệu chỉ số CAR – chỉ số đo lường lợi nhuận bất thường tích lũy của một cổ phiếu trong

một khoản thời gian nhất định (Chi tiết xem phụ lục số 14)

Phải đánh giá được mức độ ổn định tài chính của một cơng ty sau khi thực hiện M&A. Bởi vì mục đích của hoạt động M&A là tạo ra sức mạnh tài chính cho cơng ty thực hiện,

nên để đánh giá thương vụ M&A có thành công hay không phải đánh giá được mức độ ổn định tài chính của nó như thế nào thơng qua xem xét các chỉ số tài chính như: tỷ số nợ có gia tăng hay khơng; các tỷ số sinh lợi có giảm hay khơng, hoặc là khả năng chịu đựng rủi ro như thế nào, có bị yếu đi không.

Phải đánh giá được vị thế chiến lược của cơng ty trên thị trường có bị suy yếu hay khơng. Mục đích của việc đánh giá này là xem thử cơng ty có đạt được những mục đích chiến lược đã đề ra hay khơng. Để thực hiện đánh giá vị thế chiến lược của công ty trên thị trường, chúng ta phải chú ý đến những vấn đề sau: các dịng sản phẩm có bị bỏ rơi hay không;

những khu vực, thị trường có bị thu hẹp hay khơng; các chương trình nghiên cứu phát triển có ít lại khơng.

Phải xem xét cơ cấu tổ chức của cơng ty có bị yếu đi hay không

Phải thường xuyên đánh giá cơ cấu tổ chức của công ty sau khi thương vụ M&A được thông qua. Để đánh giá cơ cấu tổ chức chúng ta nên đi xem xét hiêu quả của các chính sách quản lý nhân sự, sự dụng nhân tài hoặc là mức độ hịa hợp văn hóa giữa công ty đi mua và công ty mục tiêu.

Phải đánh giá được danh tiếng của công ty sau khi thực hiện M&A trở nên mạnh hơn hay suy yếu đi. Để đánh giá một thương vụ M&A có đang có những dấu hiệu thất bại hay

không chúng ta phải xem xét những vấn đề sau: ảnh hưởng của việc thay đổi tên công ty, sức

mạnh của thương hiệu, tình cảm của nhà đầu tư, danh tiếng công ty trên báo đài.

Phải đánh giá được mức độ nghiêm trọng trong những trường hợp công ty đã vi phạm những vấn đề về đạo đức và luật pháp. Trong một số trường hợp cơng ty đi mua đã tìm

cách trốn tránh pháp luật, hoặc vi phạm những chuẩn mực về đạo đức để đạt được thành cơng, do đó phải thường xun xem xét những hậu quả của những vấn đề này ở mức độ nào để tìm cách đối phó kịp thời.

Một phần của tài liệu Con đường đi tới thành công cho M A Việt Nam (Trang 48 - 51)