Đặc điểm thị trường M&A Việt Nam

Một phần của tài liệu Con đường đi tới thành công cho M A Việt Nam (Trang 41 - 43)

3.1.2.1. Đặc điểm thị trường M&A Việt Nam trong thời gian qua

Thị trường M&A Việt Nam vẫn còn yếu kém

Hoạt động M&A trên thế giới đã trải qua hơn hai thế kỷ, trong khi đó, Việt Nam mới chỉ biết đến M&A trong vòng hơn 10 năm trở lại đây. Sự yếu kém của thị trường M&A Việt Nam

thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, thị trường M&A Việt Nam còn quá non trẻ. Thị trường bắt đầu từ năm 1995, cho đến nay thì quy mơ của thị trường vẫn cịn q nhỏ so với các nước trong khu vực. Số lượng M&A thực hiện tại Việt Nam chỉ chiếm 7% và giá trị giao dịch chỉ chiếm 1,3% trong toàn khu vực năm 2008, trong đó đa số là các thương vụ do nhà đầu tư nước ngoài thực hịên. (Chi tiết xem phụ lục số 11)

Thứ hai, cho đến thời điểm bây giờ, Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức nào thực sự đóng vai trị là người tạo lập thị trường hay là quản lý thị trường đầy tiềm năng này. Hệ thống thông

tin cho hoạt động M&A vẫn cịn nhiều thiếu thốn, hiện tại thơng qua một số trang web như: “muabancongty.com” hay “muabandoanhnghiep.com”, những người có nhu cầu có thể có cơ hội thực hiện các giao dịch đó, tuy nhiên, đơn thuần những phương tiện này chỉ hữu ích trong việc mua bán các cơ sở sản xuất, cửa hàng hay thương hiệu một cách rất khiêm tốn và nhỏ lẻ.

Thứ ba, nguồn nhân lực tư vấn chuyên nghiệp cho hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn còn

đang thiếu thốn. Thậm chí tại các định chế tài chính lớn của Việt Nam hiện nay, các nhân viên

vẫn còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Kênh thơng tin minh bạch, công khai và kịp thời cũng là một vấn đề khó khăn cho các bên tham gia thị trường M&A Việt Nam.

Thị trường M&A Việt Nam vẫn là sân chơi của các nhà đầu tư nước ngồi

M&A xun quốc gia là một hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI. Do đó việc phát triển thị trường M&A hiệu quả cũng tạo điều kiện cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gia

tăng và hoạt động hiệu quả. Khi nguồn lực sản xuất – kinh doanh quan trọng là đất đai đều thuộc về doanh nghiệp trong nước thì M&A sẽ là con đường ngắn nhất để hút vốn nước ngoài cũng như nâng cao chất lượng của đầu tư nước ngoài và quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam.

Xét về mặt giá trị và số lượng, trong năm 2007 và 2008, thương vụ M&A diễn ra tại Việt Nam có liên quan đến các nhà đầu tư nước ngồi chiếm một tỷ lệ phần trăm rất lớn. Ví dụ cụ thể như trong 30 thương vụ M&A lớn nhất trong năm 2007 và 2008, thì có đến 24 thương vụ có liên quan đến yếu tố nước ngoài (Xem phụ lục số 12). Sở dĩ có những đặc điểm này là do những nguyên nhân sau:

 Các doanh nghiệp nước ngoài đã có khá nhiều kinh nghiệm, trình độ quản lý trong việc tiến hành thuần thục các thương vụ M&A, trong khi đó tại Việt Nam các doanh nghiệp vẫn cịn bở ngỡ và không nắm thế chủ động trong các thương vụ.

 Tiềm lực tài chính lớn, họ mới chính là khách hàng của những thương vụ hàng chục triệu USD , đây cũng là một nhân tố quyết định khi chính doanh nghiệp nước ngồi là người tạo ra cung và cầu cho thị trường M&A hiện nay. Doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ có thể liên doanh, hợp tác để tận dụng, khai thác tên tuổi và bề dày kinh nghiệm của họ.

 Việt Nam là nước đang phát triển, tiềm năng còn rất lớn và M&A là một hình thức đầu tư nước ngồi hiệu quả, phổ biến khơng chỉ giúp hạn chế các chi phí thành lập, xây dựng thương hiệu, chi phí ban đầu mà cịn chủ động và tiết kiệm được thời gian.

Tuy nhiên, chính việc lệ thuộc quá nhiều vào thị trường vốn nước ngoài sẽ đem lại cho thị trường M&A Việt Nam rất nhiều rủi ro nếu như hiện tượng thoái vốn xảy ra.

Hoạt động M&A tại Việt Nam chủ yếu mang tính chất hợp tác

Những năm qua các công ty trong nước thường sử dụng phương thức kêu gọi nhà đầu tư chiến lược nước ngồi đầu tư vào cơng ty mình, đây là một hình thức hoạt động M&A tại Việt Nam dần dần thay thế cho hình thức IPO, nó mang lại cho nhà đầu tư những lợi ích nhất định. Trong tổng số 30 thương vụ tiêu biểu trong năm 2007, 2008 (phụ lục số 12) thì tất cả đều mang tính chất hợp tác cao. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện vài thương vụ mang tính thủ đoạn, thâu tóm doanh nghiệp như CocaCola Vietnam với cơng ty nước giải khát Chương Dương, và thông thường các công ty Việt Nam ln là cơng ty chịu thiệt thịi bởi vì các cơng ty Việt Nam thiếu những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực M&A.

Hoạt động mua lại nhiều hơn hợp nhất

Hình thức hoạt động chủ yếu của thị trường M&A Việt Nam là hoạt động mua lại. Nguyên nhân làm cho các giao dịch sáp nhập, hợp nhất trở nên khó khăn đó là do trình độ quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể đáp ứng được mức độ hợp tác cao mà hoạt động hợp nhất đòi hỏi. Bên cạnh đó hoạt động M&A đa số diễn ra với một bên là đối tác nước ngoài và hình thức M&A mà các nhà đầu tư nước ngồi tham gia là mua lại, ngoài ra nhiều thương vụ được coi là M&A nhưng thực chất là hoạt động đầu tư tài chính, mua lại cổ phần để trở thành đối tác chiến lược như Indochina Capital – Mai Linh Corp, hay là Vina Capital và Phở 24.

3.1.2.2. Đặc điểm của M&A thời kinh tế khó khăn

Giai đoạn nền kinh tế khó khăn có thể làm giảm các hoạt động M&A do số lượng và giá trị các giao dịch M&A thường gắn liền với giá trị tổng sản phẩm kinh tế quốc nội (GDP). Tuy nhiên, giai đoạn này cũng thường tạo ra lợi ích lớn cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này, đứng ở cả hai khía cạnh, người mua và bên bán. Giá trị cộng hưởng tạo ra từ các giao dịch trong thời gian này cũng có thể lớn hơn so với giai đoạn kinh tế phát triển tốt. Hoạt động M&A trong giai đoạn này có các đặc điểm như sau:

 Các giao dịch M&A trong giai đoạn này thường chịu áp lực về thời gian. Do nhiều công ty trong giai đoạn này dưới tác dụng của thị trường và nền kinh tế phải chịu áp lực, sức ép lớn về khả năng chi trả hoặc sự mất cân đối trong bảng tổng kết tài sản, một số giao dịch trong giai đoạn này diễn ra rất nhanh.

 Do mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến mỗi quốc gia thì khác nhau, khủng hoảng làm thay đổi tỷ suất sinh lợi giữa các lĩnh vực, đồng thời có sự biến động lớn về tỷ giá giữa các đồng tiền, nên trong thời gian sắp tới sẽ có thêm nhiều quốc gia, nhiều công ty mới sẽ tham gia hoạt động M&A tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Con đường đi tới thành công cho M A Việt Nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)