So sánh thương vụ hợp nhất giữa Renault và Volvo (1993) với thương vụ hợp nhất giữa

Một phần của tài liệu Con đường đi tới thành công cho M A Việt Nam (Trang 29 - 32)

2.3. Phân tích những nguyên nhân thất bại trong M&A

2.3.1.4. So sánh thương vụ hợp nhất giữa Renault và Volvo (1993) với thương vụ hợp nhất giữa

vụ hợp nhất giữa HP và Compaq (2001)

Diễn biến và kết quả Renault và Volvo (1993)

Renault là hãng sản xuất xe hơi lớn nhất nước Pháp thuộc quyền sở hữu của chính phủ, Volvo là cơng ty cổ phần sản xuất các loại xe phục vụ sản xuất của Thụy Điển. Tháng 9 năm 1993 CEO của Volvo và Renault đã đồng ý thực hiện kế hoạch hợp nhất. Nhưng quyết định này đã làm Volvo giảm một phần năm giá trị thị trường của mình 8.3 tỷ SEK ( 1.055 tỷ USD), CEO

và bốn giám đốc gắn bó lâu năm khác của Volvo cũng ra đi1. Cuối cùng, tháng 12 năm 1993 Volvo đã thu hồi quyết định hợp nhất của mình với Renault do có một bộ phận lớn cổ đơng khơng đồng tình.

Mặc dù cuối cùng thì Renault và Volvo cũng khơng thể hợp nhất với nhau, nhưng nó cũng cho thấy rằng cho dù cuộc hợp nhất này có xảy ra thì kết quả thất bại cũng sẽ khơng thể tránh khỏi, kết quả đó phơi bày quá rõ ràng, và nhà đầu tư đã thấy được điều đó.

Compaq và Hewlett-Packard (HP) (2001)

Kết quả hợp nhất của Renault và Volvo có thể được so sánh với kết hợp nhất giữa Compaq và HP. Cả hai trường hợp đều có nhiều đặc điểm tương đồng nhau: CEO của Renault và HP đều là những người có khả năng lôi kéo (Pehr Gyllenhammar của Renault; Carly Fioriana của HP), Renault đề xuất hợp nhất với Volvo khi kinh tế thế giới rơi vào giai đoạn suy thoái đầu thập kỷ 90; còn đối với HP và Compaq lại rơi vào suy thoái kinh tế tại Mỹ và Châu Âu đầu những năm đầu của thế kỷ 21, cả hai lĩnh vực đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng, sự kết hợp của những cơng ty lớn, và có một số lượng lớn nhân viên và cổ đơng khơng đồng tình với hoạt động hợp nhất.

Ngày 4 tháng 9 năm 2001, HP và Compaq thơng báo sẽ hợp nhất với nhau, qua đó mỗi cổ phiếu của Compaq sẽ đổi được 0.6325 cổ phiếu phát hành mới của HP, giá trị của cuộc hợp nhất này là 25 tỷ USD. Thông tin về vụ hợp nhất này lúc đầu đã bị sự chống đối từ phần lớn cổ đơng của HP, trong đó có những thành viên nằm trong ban lãnh đạo của HP, trong những ngày giao dịch đầu tiên sau thông báo, cổ phiếu HP đã giảm 18.7%. Thỏa thuận hợp nhất mới giữa HP và Compaq đã chính thức được thông qua vào ngày 1 tháng 5 năm 2002 với tổng số phiếu tán thành hợp nhất sít sao là 51.39%, giá trị của thương vụ hợp nhất này là 18.6 tỷ USD (giá trị cổ phiếu công ty HP tại thời điểm này), theo đó HP sẽ nắm giữ 64% cổ phần và Compaq sẽ nắm giữ 36% trong cơng ty mới, đây cũng chính là kết quả cuối cùng cho cuộc hợp nhất giữa Compaq và HP.

Cho đến bây giờ đây vẫn là thương vụ M&A lớn nhất và thành công nhất trong lĩnh vực sản xuất máy tính. Cụ thể, tại thời điểm tháng 4 năm 2008, giá cổ phiểu của HP-Compaq đã tăng trên 200% so với giá tại tháng 5 năm 2002, trong khi những cơng ty sản xuất máy tính khác như IBM, Dell, SPX chỉ tăng trong khoản từ -25% đến 50%. (Xem phụ lục 8 – Hình2)

Những điểm khác biệt cơ bản giữa HP/Compaq và Renault/Volvo:

Renault/Volvo HP/Compaq

Lãnh đạo Pehr Gyllenhammar (CEO của Carly Fioriana (CEO của HP):

Volvo): là người cậy vào quyền lực, thiếu linh hoạt.

Tài năng, tích cực, linh hoạt, biết lắng nghe, rất có tài ngoại giao.

Chiến dịch vận động Quyết định xuất phát từ cá nhân Pehr Gyllenhammar.

Có một chiến dịch vận động bỏ phiếu. Quyết định thể hiện ý kiến của số đông.

Chiến lược Không đáng tin cậy, khơng chính đáng.

Được sự ủng hộ của nhiều cổ đơng, và tổ chức trong đó có cơng ty tư vấn Institutional Shareholder Services (ISS), Deutsche Asset

Management… Tính thanh khoản Cổ phiếu cơng ty mới có tính

thanh khoản kém, do Renault là một công ty quốc doanh.

Cổ phiếu công ty mới sẽ giao dịch dễ dàng do cả hai công ty đều đã niêm yết trước đó trên sàn NYSE.

Cấu trúc sở hữu của công ty Phức tạp, quyền quyết định

thuộc về chính phủ Pháp Cấu trúc sở hữu là cơng bằng, theo tỷ lệ giá trị đóng góp vào cơng ty mới, mặc dù HP có phần được lợi hơn do ban lãnh đạo của HP nắm giữ những vị chí quan trọng trong cơng ty mới.

Những ngun nhân thành công và thất bại

Thứ nhất, một thương vụ không phức tạp, chiến lược mà HP và Compaq đưa ra là chính

đáng và cần thiết nhằm mục đích tận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhau, tiết kiệm

chi phí nghiên cứu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về công nghệ và giá cả với những đối thủ lớn như IBM, Dell khi mà thế giới bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ. Trong khi đó mục đích mà Renault và Volvo theo đuổi lại khó hiểu và không mấy tốt đẹp, giữa lúc kinh tế thế giới đang gặp cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng và ngành sản xuất xe hơi cũng gặp nhiều khó khăn thì thơng qua cuộc hợp nhất này Renualt muốn tìm những cơ hội mới ở lĩnh vực sản xuất xe phục vụ sản xuất thay vì lĩnh vực sản xuất xe hơi truyền thống của mình, cịn đối với Volvo sự điên rồ còn thấy rõ hơn, Volvo đồng ý hợp nhất chỉ vì muốn tận dụng những khả năng và năng lực tài chính của hãng xe lớn Renault thuộc quyền quản lý của chính phủ Pháp để giúp Volvo vượt qua giai đoạn khó khăn.

Thứ hai, sự thiếu linh hoạt của ban lãnh đạo đã đưa Volvo rơi vào vị thế suy yếu, tuy

rằng tỷ lệ giá trị của Volvo/Renault là 35/65 nhưng bởi vì Volvo đã giành cho Renault những “cổ phiếu vàng” với những cổ phiếu đó thì hầu như Renault sẽ nắm tồn bộ quyền quản lý công ty

sau hợp nhất. Nếu so với HP và Compaq thì họ đã đạt được một thỏa thuận rõ ràng tỷ lệ nắm giữ của Hp là 64% và Compaq là 36% trong công ty mới.

Thứ ba, những quyết định đúng đắn như theo đuổi đến cùng cuộc hợp nhất, và lôi kéo các cổ đông lớn của ban lãnh đạo HP đã đưa cuộc hợp nhất đến thỏa thuận thành công. Trong khi đó Volvo lại sa vào một quyết định sai lầm khi đồng ý chuyển quyền sở hữu một công ty cổ phần sang nắm giữ một phần vốn nhỏ bé trong cơng ty thuộc sở hữu của chính phủ Pháp.

Thứ tư, có sự khác nhau về văn hóa giữa Volvo và Renault: một công ty cổ phần đại

chúng và một công ty quốc doanh; hoạt động ở hai mảng khác nhau trong ngành sản xuất ôtô, do đó cho dù cuộc hợp nhất có thành cơng thì năng lực đội ngũ lao động và quản trị của Volvo cũng

sẽ bị hủy hoại trong sự quản lý của Renault. Ngược lại đối với HP và Compaq cả hai hãng sản xuất máy tính đều là của Mỹ, ban lãnh đạo của HP và Compaq đều cùng nắm giữ những vị trí quan trọng trong cơng ty mới, đó là điều kiện tốt để họ học hỏi chia sẽ kinh nghiệm và hợp tác và

xây dựng công ty mới lớn mạnh hơn.

Thứ năm, các tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới những năm đầu thập kỷ 90 đã

làm thay đổi môi trường hoạt động kinh doanh của lĩnh vực sản xuất xe ôtô. Trong khi đó, khủng

hoảng kinh tế năm 2000 cũng đưa đến những khó khăn cho lĩnh vực sản xuất máy tính, tuy nhiên đây cũng là một cơ hội để HP-Compaq có thể vượt qua những đối thủ khác.

Một phần của tài liệu Con đường đi tới thành công cho M A Việt Nam (Trang 29 - 32)