cách rõ ràng cụ thể
Những yếu tố mà chúng ta cần lưu ý đó là: Chiến lược của hoạt động M&A; Các đặc điểm của công ty đi mua và công ty mục tiêu; Các kỹ thuật và công cụ sử dụng trong M&A; Và
cuối cùng là năng lực quản trị. Từng yếu tố sẽ có những giải pháp cụ thể như sau:
4.2.1. Phải xây dựng một mục đích chiến lược rõ ràng, cụ thể
Để có mục đích chiến lược rõ ràng chúng ta cần phải lưu ý những vấn đề sau:
Mục đích thực hiện M&A phải ln hướng về một chiến lược dài hạn. Đừng bao
giờ thực hiện M&A chỉ vì thấy một lĩnh vực nào đó đang q hấp dẫn, phải suy xét thật kỹ trong trường hợp thực hiện M&A vì những áp lực cạnh tranh, hay những áp lực tăng trưởng nào đó.
Nên thực hiện M&A nhằm tập trung hóa và phải cân nhắc thật kỹ khi đưa ra quyết định nhằm đa dạng hóa. Bởi vì khi thực hiện M&A giữa các cơng ty hoạt động trong những lĩnh vực có liên quan với nhau chắc chắn sẽ tận dụng được những cơ hội như: tiết kiệm chi phí, loại bỏ những tài sản không cần thiết, hay khai thác kinh nghiệm quản lý, công nghệ kỹ thuật, gia tăng sức mạnh trên thị trường… trong khi M&A nhằm đa dạng hóa doanh nghiệp lại không chỉ ra rõ ràng những cơ hội đó. Hơn thế nữa, việc đa dạng hóa thường đầu tư vào những lĩnh vực đang nóng, đang có sức hấp dẫn lớn, nhưng sự hấp dẫn đó lại thay đổi theo thời gian, và
công ty không thể khai thác được những lợi ích đó trong suốt thời gian hoạt động của công ty được.
Nên thực hiện M&A với cơng ty tư nhân thì khả năng thành công cao hơn so với công ty cổ phần. Bởi vì, cơng ty tư nhân thường ít nhạy bén thông tin hơn các công ty cổ phần,
các cổ đông của công ty đại chúng thường rất đông, họ có thơng tin tốt và khơng dễ dàng gì thuyết phục phần lớn trong số họ nếu không chi trả một mức hợp lý.
Cần tránh thực hiện M&A chỉ vì muốn sử dụng dịng tiền dư thừa. Trường hợp này thương rơi vào những công ty trong giai đoạn bão hịa và các cơng ty này thường khơng có nhu cầu sử dụng dịng tiền dư thừa của mình, chính vì vậy thường có những quyết định khá chủ quan khi đầu tư vào những lĩnh vực khác, khả năng thất bại trong những trường hợp này là rất cao. Tốt nhất trong trường hợp này công ty nên chia cổ tức hoặc đầu tư vào những cơng ty thiếu
tiền mặt để có thể sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả, hoặc đầu tư vào những cơng ty có tỷ trọng nợ cao, từ đó tận dụng đòn bẩy tài chinh một cách hiệu quả hơn.
4.2.2. Đánh giá đúng sự phù hợp giữa công ty đi mua và công ty mục tiêu
Không nên thực hiện M&A với công ty quá nhỏ hoặc q lớn so với cơng ty của mình. Khi cơng ty mục tiêu quá lớn so với công ty đi mua, khả năng thất bại có thể được nhìn
thấy dễ dàng, cơng ty mục tiêu trở nên khó nuốt so với cơng ty đi mua, việc điều hành một cơng ty lớn hơn mình sẽ làm cơng ty đi mua đối mặt với rất nhiều khó khăn, hơn thế nữa những thương vụ loại này thường gắn với việc sử dụng một khối lượng nợ lớn do đó rủi ro của nó cũng gia tăng. Trong trường hợp công ty đi mua quá lớn so với cơng ty mục tiêu khả năng thất bại của nó cũng cao như trường hợp ở trên, bởi vì phần lợi nhuận từ cơng ty mục tiêu sẽ đóng một phần quá nhỏ bé vào lợi nhuận của công ty đi mua. Ngược lại, những thỏa thuận hợp nhất giữa hai
cơng ty có cùng kích cỡ và vị trí trên thị trường thường được sự tán thành của lãnh đạo hai bên và
do đó họ thường khơng địi hỏi đối tác bên kia phải chi trả quá nhiều cho mình, họ cần sự cơng bằng và bình đẳng. Ngồi ra hoạt động hợp nhất ngang hàng khơng phải chỉ để phục vụ mục đích của một bên, do đó nó dễ dàng đạt tới sự hịa hợp và khả năng thành cơng của nó cũng sẽ lớn
hơn.
Phải suy xét cẩn thận trường hợp thực hiện M&A xuyên quốc gia. Khi thực hiện
M&A xuyên quốc gia công ty đi mua phải gánh chịu rất nhiều khó khăn và rủi ro do khơng hiểu biết rõ ràng về mơi trường kinh doanh ở nước ngồi. Do đó chỉ nên thực hiện M&A xuyên quốc
gia khi đã nghiên cứu thị trường công ty mục tiêu kỹ càng và có những chiến lược cụ thể bao gồm cả những chiến lược quản trị rủi ro.
4.2.3. Xác định các phương thức thanh toán phù hợp cho hoạt động M&A và áp
dụng các công cụ kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro
Khi thực hiện mua lại, chỉ nên chi trả bằng cổ phiếu trong điều kiện cần thiết.
Tiền mặt bao giờ cũng có tính thanh khoản cao nhất, nhưng khơng phải lúc nào cơng ty đi mua cũng có đủ tiền mặt để thực hiện chi trả cho hoạt động M&A, chính vì vậy nhiều thương vụ buộc lịng phải sử dụng cổ phiếu để chi trả, khi đó chắc chắn công ty đi mua phải đưa ra nhiều ưu đãi hơn cho cơng ty mục tiêu, do đó tổng chi phí thực hiện M&A khi thanh tốn bằng cổ phiếu sẽ
phải cao hơn so với khi thực hiện chi trả bằng tiền mặt. Ngoài ra, việc chi trả bằng cổ phiếu cịn
là một tín hiệu làm giảm giá cổ phiếu của cơng ty đi mua bởi vì việc thông báo thực hiện M&A bằng chi trả bằng cổ phiếu giống như một thông báo phát hành thêm cổ phiếu để thực hiện một sự án kinh doanh, điều này có thể được xem như một tín hiệu rằng cổ phiếu công ty đang được định giá cao, sự điều chỉnh giá cổ phiếu đi xuống là tất nhiên, vì vậy cuối cùng khiến cơng ty đi mua phải chi trả nhiều cổ phiếu hơn.
Cần phải thận trọng khi sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động M&A. Sử dụng nợ
để mua lại khơng những làm gia tăng tính thanh khoản cho hoạt động M&A mà cịn giúp cơng ty đi mua khơng phải thực hiện hốn đổi cổ phiếu nên chi phí thực hiện M&A sẽ nhỏ hơn. Tuy nhiên, người thực hiện cần phải cân nhắc kỹ càng bởi vì sử dụng nợ sẽ làm gia tăng rủi ro tài chính, do đó trong trường hợp vay nợ cơng ty cần đưa ra một kế hoạch trả nợ rõ ràng.
Nên áp dụng công cụ quản trị rủi ro “Collar” khi thực hiện M&A. (Chi tiết xem
phụ lục 15)
4.2.4. Gia tăng năng lực và hiệu quả của bộ máy quản trị
Cổ đông cần phải chủ động suy xét và đưa ra quyết định có nên thực hiện M&A hay khơng. Đừng bao giờ quá tin tưởng vào những lập luận của ban lãnh đạo, bởi vì trong có những trường hợp M&A được thực hiện thường vì mục đích trốn tránh, áp lực tăng trưởng hay mục đích cá nhân nào đó, vì vậy nếu không sáng suốt cổ đông rất dễ bị lối kéo và dụ dỗ. Đặc biệt, thương vụ M&A sẽ đạt được hiểu quả cao hơn nếu như ban lãnh đạo công ty là những người nắm giữ một số lượng lớn cổ phần.
Cần phải xem xét và tổ chức lại bộ máy hoạt động của công ty sau khi thực hiện M&A. Sau khi thực hiện M&A cần phải thường xuyên xem xét, đánh giá chính sách quản trị của
cơng ty trong việc bố trí người lãnh đạo, phân chia cơng việc, chính sách khen thưởng, chính sách thống nhất những quy định và văn hóa tại cơng ty.
Phải thường xun xem xét và đánh giá kết quả thực hiện của những kế hoạch đã vạch ra trước khi thực hiện M&A. Thông qua việc xem xét và đánh giá kết quả của những kế
hoạch ban đầu ban lãnh đạo sẽ xác định được những chỗ sai, chỗ hở, những khó khăn và rủi ro để từ đó có những chính sách điều chỉnh kịp thời.