Những giải pháp riêng cho thị trường M&A Việt Nam

Một phần của tài liệu Con đường đi tới thành công cho M A Việt Nam (Trang 54 - 57)

4.3.1. Giải pháp về mặt pháp lý cho thị trường M&A Việt Nam

Hiện nay các quy định về hoạt động M&A vẫn còn đang nằm rải rác ở các bộ luật, nghị định, thông tư hay các cam kết gia nhập WTO bên cạnh đó chưa có một cơ quan thống nhất chịu trách nhiệm điều chỉnh hoạt động M&A chính điều này làm cho những người tham gia hoạt động M&A rất khó tìm hiểu kỹ càng những vấn đề về pháp lý cho hoạt động M&A, đến khi thực hiện thì phải chạy nhiều nơi, đi nhiều chỗ để xin cấp giấy phép. Xuất phát từ nhược điểm này chúng

tơi đề nghị cần phải có một bộ luật riêng điều chỉnh cho hoạt động M&A tại Việt Nam và thống nhất chỉ có duy nhất một cơ quan quản lý, xét duyệt, kiểm tra các hồ sơ khi thực hiện M&A.

Tuy rằng khung pháp lý cho hoạt động M&A tại Việt Nam đã hình thành, nhưng còn rất nhiều vấn đề chưa cụ thể và minh bạch, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giới hạn sở hữu của nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, do đó cần thống nhất những quy định trên, cụ thể ở những vấn đề sau:

Thứ nhất, cần xem xét lại quy định về giới hạn quyền sở hữu nước ngoài tại các công ty

trong lĩnh vực phân phối: Hiện vẫn áp dụng mức giới hạn ở mức 49% cho công ty niêm yết và

chưa niêm yết (trừ lĩnh vực ngân hàng là 30%) nhưng trong nghị định 139/2007/NĐ-CP và cam kết WTO lại quy định mức sở hữu này lên tới 99%.

Thứ hai, cần phải làm rõ ràng những vấn đề sau:

Thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi? Nếu như doanh nghiệp 100%

vốn nước ngoài nhưng mang "quốc tịch" Việt Nam vẫn được xem là doanh nghiệp Việt Nam, Vậy nếu một doanh nghiệp chỉ có 1% vốn đầu tư nước ngồi thì có được xem là doanh nghiệp Việt Nam hay đó là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và đây là một cách để các nhà đầu tư nước ngồi lách luật góp vốn và trốn thuế.

Cần phải làm rõ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có được xem là nhà đầu tư nước ngồi hay khơng? Chính sự khơng rõ ràng của vấn đề này thời gian qua mà các nhà đầu

tư nước ngoài đã lách các qui định về quyền sở hữu trong các doanh nghiệp Việt Nam.  Cần phải quy định rõ ràng quy định sở hữu của nhà nước trong từng lĩnh vực Bên cạch việc hồn chỉnh nội dung cho rõ ràng chính xác thì cần có những quy định thêm để thúc đẩy hoạt động M&A thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn:

Thứ nhất, cần có thêm những quy định điều chỉnh tiến trình thực hiện M&A như: Thủ

tục thực hiện, các bước thực hiện, thời gian xem xét hồ sơ.

Thứ hai, cần có những quy định trong việc quản lý và bảo mật thông tin. Để hoạt động

M&A được hiệu quả đôi khi bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin mật hoặc là những chiến lược hoạt động kinh doanh, thông tin khách hàng…, nếu sau đó cả hai khơng đi đến một thỏa thuận M&A thì rủi ro cơng ty bán bị rị rỉ thơng tin là rất lớn, do đó pháp luật cần có những biện pháp để can thiệp vấn đề này.

4.3.2. Giải pháp phòng ngừa rủi ro thiếu thơng tin

Để có những thơng tin cần thiết cho quá trình M&A thì việc tiến hành q trình nghiên cứu, xem xét tồn bộ hoạt động và nội tình của doanh nghiệp mục tiêu, đưa ra một bức tranh đầy đủ nhất, chi tiết về doanh nghiệp đó là một vấn đề quan trọng. Muốn thực hiện được q trình này một cách hồn hảo doanh nghiệp phải thực hiện quá trình điều tra chi tiết (Due Diligence- DD). Hoạt động điều tra chi tiết (DD) gồm có 3 hình thức chính đó là: Thẩm định chi tiết về thương mại (CDD), Thẩm định chi tiết về tài chính (FDD) và thẩm định chi tiết về pháp lý (LDD) (Chi tiết xem phụ lục số 14).

Để cho hoạt động điều tra chi tiết đạt được hiệu quả cao nhất, chúng ta cần phải xây dựng hệ thống các tổ chức trung gian đủ mạnh và chuyên nghiệp để có thể đóng vai trị tạo lập thị trường và những trung tâm chuyên nghiệp này phải cung cấp các dịch vụ điều tra chi tiết một cách đáng tin cậy, một công cụ trong hoạt động điều tra chi tiết cần phải xây dựng và phát triển đó là: Dữ liệu phịng ảo-Virtual Data Room (VDR) (Chi tiết về cơng cụ dữ liệu phịng ảo-VDR xem tại phụ lúc số 17).

4.3.3. Giải pháp phòng ngừa rủi ro từ việc định giá

Quá trình định giá là một phần quan trọng trong hoạt động M&A, vì thế việc đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác định giá là rất cần thiết, bên cạnh những phương pháp định giá thường gặp như: phương pháp giá trị tài sản thuần, định giá theo phương pháp DCF,

phương pháp bội số P/E, định giá cổ phiếu dựa trên doanh thu. Trong đó chúng ta cần quan tâm đến các giá trị tài sản vơ hình như : định giá tài sản trí tuệ, định giá tài sản thương hiệu. Tuy nhiên cho dù phương pháp định giá có được áp dụng tốt đến đâu thì vẫn khơng thể đánh giá chính xác một cách hồn hảo được, cũng có thể do thiếu những thông tin về công ty mục tiêu, hoặc không chắc chắn về môi trường kinh tế trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty như thế nào, đây chính là những rủi ro trong việc định giá, để phòng ngừa những rủi ro này chúng tôi kiến nghị các công ty nên sử dụng hai công cụ sau đây:

4.3.3.1. Earn-outs

Earn-outs được sử dụng khi bên mua thiếu thông tin về bên bán hoặc không chắc chắn về khả năng hoạt động kinh doanh của công ty bán trong tương lai, thông qua sử dụng công cụ earn- outs, công ty đi mua lại chỉ trả một khoản nhất định (thấp hơn giá trị giao dịch của thương vụ chừng 20%-40%) cho cơng ty mục tiêu. Nếu sau q trình hợp nhất hay sáp nhập, mà công ty mục tiêu kết hợp với công ty đề xuất, hay công ty mua lại mà hoạt động có hiệu quả như kế hoạch, thì lúc đó, cơng ty đề xuất, sẽ chi trả phần còn lại, khoảng 20%-40% giá trị giao dịch cho cơng ty mục tiêu. Hay có thể cho rằng đây là khoản chi trả lần thứ hai phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của của công ty mục tiêu trong những năm sau, chẳng hạn thời gian là 3 năm. Chính

cơng cụ earn-outs sẽ loại bỏ những thông tin không chắc chắn về doanh nghiệp mục tiêu, giúp cho công ty đi mua giảm thiểu rủi ro trong việc định giá và tạo ra một niềm tin cũng như động lực để hai công ty cùng phát triển.

Sử dụng cơng cụ Earn-outs khơng những có thể hạn chế rủi ro từ việc định giá mà cịn giúp cho việc đàm phán nhanh hơn vì giá trị giao dịch lúc đầu ít (sau khi đã trừ earn-outs) làm giảm áp lực chi trả cho bên mua. Ngoài ra việc sử dụng earn-outs sẽ đặt gánh nặng lên công ty mục tiêu, công ty sẽ nỗ lực hoạt động kinh doanh tốt hơn, công ty mục tiêu sẽ có những kế hoạch để kịp thời cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hứa hẹn, khuyến khích và tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới đến khách hàng. Do đó giúp cho hoạt động của cơng ty hậu M&A sẽ có thể hoạt động một cách tốt nhất.

4.3.3.2. Contingent value rights - CVRs

Cũng như Earn - outs đề xuất ở trên, chúng tôi tiếp tục đưa ra công cụ giải pháp khác để có thể giảm thiểu tối đa những rủi ro trong việc định giá mà các doanh nghiệp tham gia hoạt động M&A. Các doanh nghiệp nên dùng công cụ CVRs bởi CVRs được hiểu như là một loại

như có một sự kiện làm biến động giá của công ty mục tiêu trong tương lai. CVRs tương tự như

một hình thức quyền chọn bởi vì CVR cũng có một thời hạn nhất định liên quan đến thời gian xảy ra sự kiện đó.

Ví dụ: Một cổ đơng của cơng ty mua lại có thể nhận được một CVR cho phép họ nhận được thêm cổ phần của công ty mục tiêu trong trường hợp giá cổ phiếu của công ty mục tiêu giảm xuống dưới một mức giá nào đó trong một khoảng thời gian đã xác định trước. Hay một ví dụ khác của CVR: Công ty mục tiêu thiết lập một khoản tiền lớn mà có thể chuyển giao cho cổ đông của công ty mua lại trong trường hợp giá cả của cổ phiếu công ty mục tiêu không đáp ứng được một mục tiêu nào đó, hay xuống thấp hơn một giá chỉ định.

Một phần của tài liệu Con đường đi tới thành công cho M A Việt Nam (Trang 54 - 57)