Kiểm sốt nội bộ chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt được các mục tiêu của đơn vị. Điều này là do những hạn chế tiềm tàng xuất phát từ nguyên nhân sau:
Hệ thống kiểm sốt nội bộ khơng hữu hiệu do yếu tố con người như: sự vô ý, bất cẩn, đãng trí, đánh giá hay ước lượng sai, hiểu sai chỉ dẫn của cấp trên.
Hoạt động kiểm soát thường chỉ nhằm vào các nghiệp vụ thường xuyên mà ít chú ý đến những nghiệp vụ không thường xuyên.
Nhà quản lý lạm quyền: bỏ qua các qui định kiểm soát q trình thực hiện nghiệp vụ có thể dẫn đến việc khơng kiểm sốt được rủi ro và làm cho mơi trường kiểm soát trở nên yếu kém.
Gian lận và sai sót của người quản lý cấp cao. Khi người quản lý cấp cao cố tình gian lận, họ có thể tìm cách bỏ qua các thủ tục kiểm soát cần thiết.
Khi thiết lập hoạt động kiểm sốt, nhà quản lý thường cân đối giữa chi phí và lợi ích. Chi phí bỏ ra cho hoạt động kiểm sốt phải nhỏ hơn giá trị thiệt hại ước tính do sai sót hay gian lận gây ra.
Do thay đổi tổ chức, môi trường làm cho các thủ tục kiểm sốt bị lạc hậu, khơng còn phù hợp.
Mơi trường kiểm sốt là một bộ phận quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Để hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ cần phát triển một mơi trường kiểm sốt vững mạnh. Phát triển mơi trường kiểm soát cần sử dụng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố như: Triết lý quản lý và phong cách điều hành; cơ cấu tổ chức; phương pháp ủy quyền; sự tham gia của hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt; trình độ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ nhân viên; chính sách nhân sự; sự trung thực và các giá trị đạo đức.
- Triết lý quản lý và phong cách điều hành của các nhà quản lý cao cấp có ảnh
hưởng rất lớn đến mơi trường kiểm sốt của tổ chức, bao gồm những vấn đề như khả năng nhận thức và giám sát rủi ro trong kinh doanh, nhận thức và thái độ đối
với việc lập báo cáo tài chính hay áp dụng các phương pháp kế toán, sử dụng các kênh thơng tin chính thức hay khơng chính thức.
- Cơ cấu tổ chức là bộ máy thực hiện các hoạt động để đạt các mục tiêu của tổ
chức. Xây dựng cơ cấu tổ chức của đơn vị là phân chia nó thành những bộ phận với chức năng và quyền hạn cụ thể. Một cơ cấu tổ chức hợp lý là một điều kiện bảo đảm các thủ tục kiểm soát phát huy tác dụng.
- Phương pháp ủy quyền là cách thức người quản lý ủy quyền cho cấp dưới một
cách chính thức. Cần có những ủy quyền rõ ràng bằng văn bản để giúp cho công việc được tiến hành dễ dàng và tránh được sự lạm dụng.
- Sự tham gia của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (Ủy ban kiểm toán):
điều này sẽ làm cho mơi trường kiểm sốt được tốt hơn do có sự kiểm sốt đến các hoạt động của người quản lý.
- Trình độ và phẩm chất cán bộ nhân viên. Một tổ chức chỉ có thể đạt được các
mục tiêu của mình nếu cán bộ, nhân viên ở mọi cấp đều đảm bảo về kiến thức và kỹ năng cần thiết. Một khía cạnh cũng khơng kém phần quan trọng là phẩm chất của cán bộ nhân viên. Khi thiếu yếu tố này, các thủ tục kiểm soát dù chặt chẽ đến đâu cũng không thực hiện được trong thực tế.
- Các chính sách về nguồn nhân lực bao gồm những vấn đề như chính sách
tuyển dụng, chính sách đào tạo sau tuyển dụng, chính sách khen thưởng và kỷ luật. Các chính sách này ảnh hưởng quyết định đến trình độ và phẩm chất đội ngũ nhân viên đơn vị.
- Sự trung thực và các giá trị đạo đức. Để tạo được những ý thức này trong đội
ngũ cán bộ nhân viên của tổ chức, các nhà quản lý cao cấp cần phải xây dựng, ban hành và thông tin rộng rãi các hướng dẫn về những nguyên tắc đạo đức, hạnh kiểm liên quan đến mọi cấp bậc trong tổ chức. Nhà quản lý cịn phải tự mình làm gương cho cấp dưới về việc tuân thủ các nguyên tắc này. Một vấn đề cũng rất quan trọng là phải loại bỏ những động cơ dẫn nhân viên đến sai phạm.
Một trong những biện pháp quan trọng khác để phát triển một mơi trường kiểm sốt tốt là đưa những nội dung kiểm sốt vào chương trình huấn luyện nhân viên: