1.1.2 .Đặc điểm của bất động sản và thị trường bất động sản
3.2. Đối với nguồn vốn vay
3.2.1.2. Về phía ngân hàng
NH cần xem xét cụ thể đối với các dự án đầu tư phát triển BĐS thiết yếu cho dân sinh và phát triển kinh tế, các dự án đang thực hiện dở dang và cần gấp rút hoàn thiện. Bên cạnh đó, NH cần tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh các chương trình cho vay xây dựng nhà ở xã hội cho sinh viên, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp và nhà ở cho người có thu nhập thấp để giải quyết khó khăn về nhà ở cho người dân, cần nới rộng cho vay mua nhà chung cư bình dân và nhà ở xã hội cho dân nghèo thành thị.
Các NH cần hạn chế cho vay bồi thường, giải phóng mặt bằng, các dự án mới, các dự án xây dựng chưng cư cao cấp, BĐS du lịch nghỉ dưỡng, hạn chế cho những người vay để mua đi bán lại BĐS kiếm lời làm méo mó thị trường.
NHNN cần tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình cấp tín dụng của các TCTD, phát hiện kịp thời các khoản nợ quá hạn, nợ xấu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng; kiểm sốt hiện tượng đầu tư nội bộ của các NH vào BĐS (dự án BĐS thường là của các cổ đơng lớn NH) để dịng tiền đến đúng nơi, được sử dụng đúng mục đích; NHNN cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường để kịp thời điều chỉnh giảm lãi suất huy động, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất qua đêm theo lộ trình đã định, đồng thời chỉ đạo các NHTM khẩn trương hạ lãi suất cho vay để giảm chi phí đầu tư và kích cầu tín dụng cho BĐS.
Tăng cường huy động vốn trung và dài hạn của các NH kết hợp với nâng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Đồng thời, cần phải thiết lập
và nâng cao chất lượng các kênh thông tin về thị trường BĐS để làm cơ sở cho các NH thẩm định dự án, đánh giá khả năng chi trả của các CĐT.
+ Tiếp tục hỗ trợ các gói vay lãi suất thấp, giảm lãi suất cho vay
Bằng cách tiết kiệm chi phí hoạt động, NH có thể giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ tối đa cho người mua nhà về lãi suất, phương thức thanh tốn linh hoạt… để kích cầu tiêu thụ sản phẩm BĐS. Cả NH và DN phải cùng nhau định giá lại các tài sản, dự án nào có người mua để tính tiếp xem có đầu tư hay khơng và chỉ những dự án có thị trường mới có thể tồn tại.
+ Mua bán nợ giữa các ngân hàng
Nhiều NHTM thừa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lĩnh vực này nhưng lại thiếu vốn, trong khi nhiều NH khác thừa vốn nhưng lại thiếu chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Việc này buộc các DN BĐS phải bán bớt BĐS để tất toán các khoản vay cho NHTM. Tuy nhiên, nếu các NHTM có thể trao đổi với nhau tình trạng thừa thiếu thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Trong bối cảnh hiện tại, nhiều NHTM nhỏ phải vay vốn từ phía các NHTM lớn trên thị trường liên NH. Những NHTM nhỏ thường phải thế chấp các tài sản để có thể vay vốn từ các NHTM lớn. Để tránh tình trạng bán tháo BĐS nhằm mục đích trả nợ diễn ra, các NHTM nhỏ có thể sẽ phải sử dụng các hồ sơ tín dụng BĐS của khách hàng làm tài sản đảm bảo cho các NHTM lớn để vay tiền trên thị trường liên NH. Trong trường hợp các NHTM nhỏ không thể trả được các khoản vay trên thị trường liên NH đúng hạn, họ sẽ buộc bán lại các khoản nợ của khách hàng cho NHTM lớn.
Nói cách khác, việc mua bán nợ giữa các NHTM sẽ khiến cho một số NHTM nhỏ mất khách hàng, tuy nhiên thị trường lại đạt được hai mục tiêu. Đó là các NHTM có thể giảm tỷ lệ dư nợ BĐS về mức cần thiết, và do vậy, vẫn có thể tài trợ cho các DN BĐS, trong khi các DN BĐS khơng phải bán tài sản của mình để trả nợ các NHTM.