Đặc điểm hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường cao đẳng giao thông vận tải TP HCM (Trang 25)

1.2.1. Đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp có thu

Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp [2]

Đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và cung cấp các dịch vụ công cho xã hội. Các đơn vị hành chính sự nghiệp có thể chia làm hai loại:

- Đơn vị hành chính: là cơ quan đơn vị quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước nhằm duy trì bộ máy các cấp. Ví

dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, các Bộ thuộc chính phủ như Bộ Tài Chính…

- Đơn vị sự nghiệp: hoạt động trong lĩnh vực sự nghiệp như: giáo dục, y tế, văn hóa, thơng tin… Đơn vị sự nghiệp được phép thu phí trong khi hoạt động gọi là đơn vị sự nghiệp có thu. Ví dụ: các bệnh viện, trường học trực thuộc Bộ…

Kinh phí hoạt động của đơn vị này có nguồn từ ngân sách cấp nên đơn vị hành chính sự nghiệp cịn được gọi là đơn vị dự toán hay đơn vị thụ hưởng ngân sách, chịu sự chi phối chặt chẽ của Luật Ngân sách và phân thành các cấp:

- Đơn vị dự toán cấp 1: trực tiếp nhận dự tốn ngân sách từ Thủ tướng Chính Phủ hoặc từ UBND tỉnh, phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc.

- Đơn vị dự toán cấp 2: là đơn vị cấp dưới của đơn vị cấp 1, nhận dự toán giao từ cấp 1, chịu trách nhiệm thực hiện công tác và quyết tốn ngân sách đơn vị mình và của các đơn vị cấp dưới theo quy định, phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp 3.

- Đơn vị dự toán cấp 3: trực tiếp sử dụng kinh phí ngân sách cấp, được đơn vị cấp 1 hoặc cấp 2 giao dự tốn ngân sách. Dưới đơn vị cấp 3 có thể có các đơn vị trực thuộc.

Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu

Đơn vị sự nghiệp có thu là những đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có phát sinh các khoản thu về phí, lệ phí được phép giữ lại để bù đắp chi phí.

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, đơn vị sự nghiệp có thu được phân loại như sau: - Đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo

- Đơn vị sự nghiệp y tế

- Đơn vị sự nghiệp văn hóa thơng tin - Đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao - Đơn vị sự nghiệp kinh tế

- Đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường - …

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động thường xuyên.

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo tồn một phần chi phí hoạt động thường xun, phần cịn lại được ngân sách Nhà nước cấp.

- Đơn vị sự nghiệp được ngân sách Nhà nước đảm bảo tồn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên.

Nguồn tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp có thu

Bao gồm 3 loại nguồn thu chính: nguồn từ ngân sách cấp, nguồn từ hoạt động sự nghiệp và nguồn khác.

Nguồn từ ngân sách Nhà nước cấp gồm:

- Kinh phí hoạt động thường xuyên đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí. - Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ,

ngành, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao.

- Kinh phí thanh tốn cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát,...) theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định.

- Kinh phí cấp để thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định đối với số lao động trong biên chế thuộc diện tinh giản.

- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang, thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp gồm:

- Phần được để lại từ số phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước do đơn vị thu theo quy định. Mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước.

- Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Mức thu các hoạt động này do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo ngun tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ.

Nguồn khác theo quy định gồm: viện trợ, vay nợ, quà biếu, tặng (nếu có).

1.2.2. Hoạt động của hệ thống kiểm sốt nội bộ ở đơn vị hành chính sự nghiệp có thu có thu

Hoạt động kiểm sốt nội bộ ở đơn vị hành chính sự nghiệp có thu gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu như:

Mục tiêu về hoạt động [7]

Mục tiêu hoạt động của đơn vị sự nghiệp là tối đa hóa lợi ích của cộng đồng thông qua việc sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực của Nhà nước. Cụ thể đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục, đó là:

- Phù hợp với chiến lược, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước. - Đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo, khối lượng, cấu trúc chương trình đào tạo,

tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, cán bộ, viên chức, đội ngũ giảng dạy, chuẩn đầu ra của người học sau khi tốt nghiệp.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng hợp tác đào tạo.

Mục tiêu về báo cáo [7]

Các báo cáo ở đơn vị hành chính sự nghiệp có thu phải cung cấp được các thơng tin về tình hình quản lý, sử dụng và quyết tốn nguồn ngân sách cũng như tình hình tài chính của đơn vị. Ở đơn vị sự nghiệp giáo dục, kiểm soát nội bộ cần đảm bảo hợp lý ở các khoản mục sau:

- Tiền và tương đương tiền - Vật tư và tài sản cố định

- Học phí và nguồn kinh phí khác, quỹ - Các khoản thanh toán của đơn vị - Thu, chi và xử lý chênh lệch thu chi

- Các tài sản khác là đối tượng kế toán của đơn vị.

Mục tiêu về tuân thủ [7]

Đối với mục tiêu này, hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo đơn vị nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp luật và quy chế hoạt động của đơn vị. Cụ thể là: - Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Thuế, Luật Kế toán

- Văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo - Nội quy, quy chế của đơn vị

- Các văn bản quy phạm pháp luật khác.

1.3. Thực trạng hoạt động của hệ thống kiểm sốt nội bộ khu vực cơng tại Việt Nam và những sự kiện có liên quan

Trong báo cáo chuyên đề Tăng cường Kiểm soát nội bộ trong các đơn vị thuộc khu vực cơng – Nhìn từ góc độ Kiểm tốn Nhà nước đăng trên website của Hội Kế tốn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, PGS.TS Vũ Hữu Đức đề cập: “trong khu vực công tại Việt Nam hiện nay, khái niệm kiểm sốt nội bộ cịn rất mới mẻ. Các nhà quản lý trong khu vực công thường dựa trên các quy định của pháp luật, kinh nghiệm cá nhân để hành xử hơn là một cái nhìn tổng qt và có hệ thống về cơng tác kiểm sốt. Ngồi ra, việc thiếu một kỹ năng phân tích từ mục tiêu, rủi ro đến các hoạt động kiểm soát sẽ dẫn đến tổn hao nguồn lực vào những thủ tục kiểm sốt khơng cần thiết trong khi lại bỏ sót những rủi ro quan trọng.”

Bộ phận kiểm toán nội bộ là một bộ phận giúp cho hệ thống kiểm soát nội bộ các đơn vị đạt hiệu quả, đặc biệt trong hoạt động kiểm sốt, đánh giá rủi ro và cơng tác giám sát. Trong bài viết Kiểm toán nội bộ trong các đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước trên trang web Kiểm toán Nhà nước năm 2010, Th.S Trần Thị Hoa Thơm nhận xét: “Hoạt động tự kiểm tra tài chính, kế tốn của các đơn vị trong thời gian qua mới chỉ dừng lại công tác hậu kiểm, những vấn đề phát hiện thường là những sai phạm đã xảy ra, chưa có tác dụng trong việc phát hiện, ngăn ngừa, quản lý rủi ro và nhất là tư vấn cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực hiện có của đơn vị.”Thực trạng về kiểm tốn nội bộ trong các đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đã cho thấy phần nào thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị này đều chưa hoạt động hiệu quả.

Các bài viết trên đều cho thấy kiểm sốt nội bộ trong khu vực cơng hiện nay ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức. Đây cũng là nguyên nhân khiến kiểm soát nội bộ trong khu vực cơng cịn yếu kém, gây thất thốt, lãng phí,…

Báo chí gần đây đã đăng tải một số những vụ việc tiêu cực liên quan đến công tác quản lý yếu kém tại các đơn vị sự nghiệp như:

Vào cuối năm 2012, dư luận đã bày tỏ sự bức xúc về những sai phạm lớn trong đào tạo và tài chính tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Theo kết luận thanh tra bộ Giáo dục và Đào tạo, trường đã có sai sót trong việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ. Việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều bất cập; chưa thực hiện đủ quy trình và chưa kết hợp giữa biện pháp tổ chức hành chính với công tác tư tưởng trong công tác tổ chức cán bộ, thiếu cơng bằng có biểu hiện thiếu dân chủ. Trong công tác đào tạo cũng thể hiện sự sai phạm như: nhiều hoạt động đào tạo không phù hợp với Quy chế đào tạo đại học và các hợp đồng liên kết, không phù hợp Luật Giáo dục và Quy chế đào tạo thạc sỹ,…Trong cơng tác tài chính giai đoạn 2008-2012 của trường mắc nhiều thiếu sót, sai phạm; đáng chú ý, trong hoạt động thu, chi tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã thực hiện thu vượt, thu sai quy định hơn 51 tỷ đồng. Tất nhiên, những sai phạm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân tuy nhiên có thể kể đến hai nguyên nhân căn bản: nguyên nhân khách quan từ sự quản lý, giám sát còn lỏng lẻo từ phía các cơ quan chức năng và nguyên nhân chủ quan từ công tác quản lý yếu kém tại nhà trường.

Những vụ việc khác: khoảng cuối tháng 8 năm 2013, báo chí đã đưa tin về vụ trục lợi tiền bảo hiểm y tế: "nhân bản kết quả xét nghiệm" tại Bệnh viện Đa khoa Hồi Đức, Hà Nội. Hay tại Hải Phịng, cuối tháng 5 năm 2014 là hành vi lập hồ sơ khống để trục lợi quỹ bảo hiểm y tế của một số đối tượng là cán bộ, nhân viên một phòng khám đa khoa đã bị phát hiện và truy cứu trách nhiệm. Theo cơ quan điều tra, thủ đoạn của các đối tượng rất đa dạng, tinh vi và cịn có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, đằng sau các vụ việc, cần phải nói tới nguyên nhân từ sự lỏng lẻo, sơ hở trong công tác quản lý, giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức năng, cụ thể là của Bảo hiểm Xã hội.

Những vụ việc trên đây đều có ngun nhân từ sự yếu kém trong cơng tác quản lý và cũng chính là nguyên nhân xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ. Do vậy, để các đơn vị thuộc khu vực công hoạt động hiệu quả, phát triển lành mạnh, đóng góp nhiều lợi ích đặc biệt cho đất nước cần có những điều kiện phù hợp. Trong đó có thể kể đến những yếu tố bên ngồi như: chính sách pháp luật đúng đắn; sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng và yếu tố

bên trong rất quan trọng chính là cơng tác quản lý tốt hay hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương 1, tác giả đã trình bày lịch sử hình thành, phát triển của các lý thuyết về kiểm soát nội bộ và lý luận về kiểm soát nội bộ ở khu vực công theo hướng dẫn về kiểm soát nội bộ của INTOSAI năm 1992 (cập nhật năm 2004). Theo đó, hệ thống kiểm sốt nội bộ bao gồm 5 yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau: mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, giám sát. Việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo hợp lý việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị bởi hệ thống kiểm sốt nội bộ ln tồn tại những hạn chế tiềm tàng.

Hiện nay, hướng dẫn về kiểm soát nội bộ của INTOSAI được sử dụng phổ biến, phù hợp với đặc điểm chính trị và quản lý khác nhau ở mỗi quốc gia. Do đó, tác giả cũng trình bày một số đặc điểm cơ bản về hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam.

Mặt khác, để thấy được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ mà hiện nay đa phần các đơn vị trong khu vực cơng cịn bỏ ngỏ, chưa có sự chú trọng thích đáng, tác giả đã đề cập đến thực trạng hoạt động của hệ thống kiểm sốt nội bộ khu vực cơng và những sự kiện có liên quan.

Việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ dựa trên hướng dẫn về kiểm soát nội bộ của INTOSAI ở chương 1 là nền tảng cho việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Cao đẳng Giao thơng Vận tải TP HCM, từ đó đưa ra giải pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tổng quan về trường Cao đẳng Giao thơng Vận tải TP HCM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 6939/ QĐ - BDGĐT ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở Trường Trung học Giao thơng Cơng chính TP. Hồ Chí Minh. Kể từ thời điểm này, Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải trực thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (trước đó Trường chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Giao thơng Vận tải TP.Hồ Chí Minh), chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường hoạt động theo điều lệ trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Sau hơn 35 năm hình thành và phát triển, Trường đã trải qua các giai đoạn sau:

- Trường Công nhân lái xe được thành lập rất sớm theo quyết định của Sở Giao thông vận tải TP.HCM vào năm 1977 trên cơ sở trường dạy lái xe trước ngày Giải phóng miền Nam 30/04/1975.

- Trường Công nhân kỹ thuật được thành lập theo quyết định số 279/QĐ-TC ngày 18/03/1981 của Sở Giao thông vận tải TP.HCM trên cơ sở sát nhập 02 trường, Trường Công nhân kỹ thuật và Trường Công nhân lái xe thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM.

- Trường Công nhân kỹ thuật - nghiệp vụ được thành lập theo quyết định số 14/QĐ- TC ngày 09/04/1983 của Sở Giao thông vận tải TP.HCM trên cơ sở sát nhập 02 trường, Trường Công nhân kỹ thuật và Trường Nghiệp vụ thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM.

- Trường Công nhân kỹ thuật đường thủy được thành lập theo quyết định số 126/QĐ-UB ngày 10/06/1985 và Trường Công nhân kỹ thuật đường bộ được thành lập theo quyết định số 127/QĐ-UB ngày 10/06/1985 của Ủy ban Nhân dân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường cao đẳng giao thông vận tải TP HCM (Trang 25)