Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường cao đẳng giao thông vận tải TP HCM (Trang 33 - 35)

2.1. Tổng quan về trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TPHCM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng Giao thơng Vận tải TP. Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 6939/ QĐ - BDGĐT ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở Trường Trung học Giao thơng Cơng chính TP. Hồ Chí Minh. Kể từ thời điểm này, Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải trực thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (trước đó Trường chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Giao thông Vận tải TP.Hồ Chí Minh), chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường hoạt động theo điều lệ trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Sau hơn 35 năm hình thành và phát triển, Trường đã trải qua các giai đoạn sau:

- Trường Công nhân lái xe được thành lập rất sớm theo quyết định của Sở Giao thông vận tải TP.HCM vào năm 1977 trên cơ sở trường dạy lái xe trước ngày Giải phóng miền Nam 30/04/1975.

- Trường Cơng nhân kỹ thuật được thành lập theo quyết định số 279/QĐ-TC ngày 18/03/1981 của Sở Giao thông vận tải TP.HCM trên cơ sở sát nhập 02 trường, Trường Công nhân kỹ thuật và Trường Công nhân lái xe thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM.

- Trường Công nhân kỹ thuật - nghiệp vụ được thành lập theo quyết định số 14/QĐ- TC ngày 09/04/1983 của Sở Giao thông vận tải TP.HCM trên cơ sở sát nhập 02 trường, Trường Công nhân kỹ thuật và Trường Nghiệp vụ thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM.

- Trường Công nhân kỹ thuật đường thủy được thành lập theo quyết định số 126/QĐ-UB ngày 10/06/1985 và Trường Công nhân kỹ thuật đường bộ được thành lập theo quyết định số 127/QĐ-UB ngày 10/06/1985 của Ủy ban Nhân dân TP.HCM từ việc tách Trường Công nhân kỹ thuật nghiệp vụ thành 02 trường thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM.

- Trường Kỹ thuật đường thủy được đổi tên trường theo quyết định số 47/QĐ-UB ngày 21/02/1991 của Ủy ban Nhân dân TP.HCM từ tên cũ là Trường Công nhân kỹ thuật đường thủy.

- Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Giao thông – Công chánh được thành lập theo quyết định số 1268/QĐ-UB-NCVX vào ngày 27/02/1995 của Ủy ban Nhân dân TP.HCM trên cơ sở hợp nhất 02 trường: Trường Kỹ thuật đường thủy và Trường Công nhân kỹ thuật đường bộ thuộc Sở Giao thông - Công chánh.

- Trường Trung học Giao thông – Công chánh được thành lập theo quyết định số 4946/QĐ-UB-QLĐT ngày 23/09/1998 của Ủy ban Nhân dân TP.HCM trên cơ sở nâng cấp từ Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Giao thông – Công chánh.

- Trường Trung học Giao thơng – Cơng chính được đổi tên trường theo quyết định số 3353/QĐ-UB ngày 15/07/2005 của Ủy ban Nhân dân TP.HCM từ tên cũ là Trường Trung học Giao thông – Công chánh. Trường Trung học Giao thơng – Cơng chính trực thuộc và chịu sự lãnh đạo, quản lý của Sở Giao thơng – Cơng chính Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trường Cao đẳng Giao thông vận tải được thành lập theo quyết định số 6939/ QĐ - BDGĐT ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở Trường Trung học Giao thơng cơng chính Tp.HCM. Trường Cao đẳng Giao thông vận tải trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trường hoạt động theo điều lệ trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Qua quá trình hình thành và phát triển, hiện nay trường đã xây dựng được một đội ngũ GV, CB, NV và cơ sở vật chất – kỹ thuật đáng kể như sau:

Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

Theo số liệu từ phịng Tổ chức Hành chính, đến tháng 9 năm 2014, tổng số CB-GV-NV của trường hiện có 240 người (biên chế 80 người, hợp đồng 160 người). Có 28 cán bộ quản lý, 232 giảng viên (trong đó 111 GV dạy chính quy, 53 GV dạy nghề cơ hữu, 68 GV thỉnh giảng) và 76 công nhân viên.

- Trình độ giảng viên: 02 Tiến sỹ, 57 Thạc sỹ, 49 Cử nhân - Trình độ giáo viên: 21 Đại học, 05 Cao đẳng, 19 trung cấp, 10 khác

- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 16 GV đang học cao học, 03 GV đang nghiên cứu sinh.

- Cán bộ cơng nhân viên: 76 người, trong đó có 20 giảng viên (18 giảng viên là cán bộ quản lý, 02 giảng viên kiêm nhiệm), trình độ thạc sỹ là: 07.

Cơ sở vật chất – kỹ thuật Trường

Diện tích đất đai: tổng diện tích đất 9,48 ha

– Cơ sở 1: số 252 Lý Chính Thắng, phường 9, quận 3, có 2.853 m2;

– Cơ sở 2: Số 08 Nguyễn Ảnh Thủ, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, có 67.791 m2;

– Cơ sở 3: Dương Đình Hội, phường Tăng Nhơn Phú, quận 9, có 21.101 m2.  Diện tích xây dựng:

– Tổng diện tích sàn xây dựng đã được nghiệm thu hồn thành đưa vào sử dụng từ 30/10/2012: 19.069 m2

– Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo từ 30/10/2012: 13.261m2. Trong đó:

+ Giảng đường/phịng học: 56 phịng; diện tích sử dụng 5.997m2;. + Hội trường: 7; diện tích sử dụng: 1000 m2 ;

+ Phịng máy tính: 11 phịng; diện tích sử dụng: 800 m2 + Phịng ngoại ngữ: 01; diện tích sử dụng: 56 m2

+ Thư viện: 01 phịng; diện tích sử dụng: 360 m2

+ Phịng thí nghiệm: 05 phịng, diện tích sử dụng: 460 m2

+ Xưởng thực tập, thực hành: 9 phịng, diện tích sử dụng: 4.588 m2

+ Ký túc xá, nhà ăn sinh viên: số sinh viên ở trong Ký túc xá: 100; số phòng: 10 phịng; diện tích sử dụng: 550 m2; diện tích nhà ăn: 402 m2

+ Nhà đa năng, khu thể dục thể thao: diện tích sử dụng 2.988 m2 + Và các cơng trình khác.

Bến huấn luyện: Trường có một bến tàu thủy nội địa trên sơng Sài Gịn, đặt tại

Quận Bình Thạnh, TP.HCM với 03 tàu thực tập, trong đó có 01 tàu 400 tấn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường cao đẳng giao thông vận tải TP HCM (Trang 33 - 35)