Đánh giá năng lực cạnh tranh của Vifon bằng mơ hình SWOT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm việt nam (vifon) đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 79)

6. Kết cấu của luận văn

2.5 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Vifon bằng mơ hình SWOT

Qua phân tích các yếu tố mơi trường vĩ mơ, các yếu tố môi trường vi mô, năng lực cạnh tranh qua ma trận hình ảnh cạnh tranh cho phép chúng ta phác họa ma trận SWOT của Vifon như sau:

2.5.1 Điểm mạnh

- Cơng ty Vifon có vốn điều lệ khá lớn 1.000.000.000.000 VNĐ (một ngàn tỷđồng).

- Vifon có thương hiệu lâu đời và uy tín được người tiêu dùng Viêt Nam tin dùng kết hợp với chiến lược quảng cáo không ồn ào mà theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” đã tạo cho Vifon một lối đi riêng, ít tốn kém và khơng đối đầu trực tiếp với các thương hiệu AceCook, Asia Food – hai đối thủ đang đổ tiền cho các chiến dịch quảng cáo rầm rộ trong thời gian gần đây.

- Hệ thống phân phối và đại lý rộng lớn: mạng lưới phân phối sản phẩm rất mạnh các điểm bán hàng phủđều 64/64 tỉnh thành.

- Thương hiệu Vifon với slogan “Không phẩm màu tổng hợp” thể hiện sự khác biệt và độc đáo của sản phẩm. Đó cũng là cam kết không sử dụng bất cứ chất phụ gia nào khác mà hoàn toàn dùng kinh nghiệm, kỹ thuật, bí quyết để cho ra những sản phẩm chất lượng. Vifon bước đầu thành công và định vị được thương hiệu của mình.

- Vinfon có cơng nghệ, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn của Châu Âu. Việc tiếp cận các công nghệ mới như cơng nghệ đóng gói hiện đại là tương đối nhanh, phù hợp với sự phát triển của thịtrường. Điều đó tạo niềm tin cho khách hàng trong bối cảnh hàng giả, hàng lậu đang tồn tại trên thị trường và khẳng định chất lượng sản phẩm cũng như định vịđược thương hiệu tại thịtrường Việt Nam.

2.5.2 Điểm yếu

- Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.

- Chủng loại và mẫu mã sản phẩm còn nghèo nàn. Chậm cải tiến và chậm phát triển sản phẩm mới. Nhiều doanh nghiệp cạnh tranh cùng nhóm sản phẩm với Vifon như AceCook, Asia Food… với sản phẩm phong phú đa dạng, giá thành cạnh tranh và sẵn sàng thay thế. Do vậy, Vifon cần phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã đ ể khách hàng có nhiều lựa chọn là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn tới.

- Khâu tiếp thị sản phẩm, mở rộng thị trường chưa mạnh: Trong thời gian qua Công ty tập trung giữ thị phần và cũng đã chạy hết cơng suất máy móc thiết bị, do đó chưa chú ý phát triển thị trường mới. Trong thời gian sắp tới Công ty sẽ chú trọng hơn nữa công tác này để đảm bảo giành được thị phần trong điều kiện sự cạnh tranh ngày càng tăng.

- Chi phí quảng cáo của Vifon cịn thấp so với tiềm năng của cơng ty thực phẩm. Trong tương lai, khi nhà máy mới với công suất gấp 3 lần hiện tại đi vào hoạt động, cơng ty cần có chiến lược quảng cáo, tiếp thị và khuyến mãi hợp lý nhằm đưa các sản phẩm mới cũng như nâng cao tiêu thụ sản phẩm.

2.5.3 Cơ hội

- Thị trường thực phẩm ăn liền ngày càng phát triển: Dựbáo trong tương lai nhu cầu thực phẩm ăn liền ngày càng tăng lên do lạm phát cùng với sựtăng giá đột biến của nhiềuloại sản phẩm khác, khiến cho những người tiêu dùng có thu nhập thấp như cơng nhân, sinh viên phải quay sang lựa chọn những sản phẩm phù hơp với túi tiền của mình. Mì ăn li ền tấn cơng vào hầu hết các kênh phân phối, từ các siêu thị hiện đại cho đến những tiệm tạp hóa nhỏ, từ thành thị đến nơng thơn. Có thể nói hầu như bất cứngười tiêu dùng Việt Nam nào cũng dùng s ản phẩm này dù ít hay nhiều.

- Năm 2010, Việt Nam tiêu thụ khoảng 5 tỷ gói mì ăn liền, cao thứ 4 trên thế giới sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Và 5 tỷ gói mì ăn liền đang lưu thông trên thị trường là một con số hấp dẫn đối với các nhà kinh doanh. Đây chính là cơ hội tốt cho Cơng Vifon tiếp tục nghiên cứu sản xuất ra các loại thực phẩm chế biến từ gạo để phục vụ nhu cầu thị trường ngày càng gia tăng này.

- Công ty Vifon là công ty cổ phần có uy tín nên có khảnăng huy động nhiều nguồn vốn trên thịtrường tài chính.

- Sản phẩm ăn liền từ gạo của VIFON cịn đư ợc cơng nhận Sản phẩm Cơng Nghiệp chủ lực của thành phố Hồ Chí Minh.

- Hiện tại Việt Nam đã gia nhập WTO nên khảnăng phát triển các sản phẩm của Vifon sang các nước trên thế giờ thuận lợi hơn rất nhiều so với trước. Bên cạnh đó, Nhà nước đang có chính sách hạn chế nhập khẩu để giữ ngoại tệ nên giảm đi sự cạnh tranh của các sản phẩm ngoại.

- Cùng với việc tăng trưởng thu nhập, người dân đang dần thay đổi thói quen tiêu dùng và mong muốn sử dụng các sản phẩm có chất lượng cao. Do đó, các sản phẩm khơng có thương hiệu ngày càng khơng phải là sự lựa chọn của họ. Đây chính là cơ hội để Vifon có những sự bứt phá hơn nữa để chinh phục người tiêu dùng.

Việc di dời địa điểm sản xuất: Cơng ty có kế hoạch di dời nhà máy sản xuất ra Long An trong khoảng năm 2011 – 2015. Việc di dời tạo điều kiện cho Cơng ty tiết giảm chi phí nhập kho ngun vật liệu, làm giảm giá thành sản xuất...

2.5.4 Thách thức

- Hiện tại tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệkhác có xu hướng tăng cao cùng với lạm phát dẫn đến việc giá các nguyên liệu tăng cao, đây là một rủi ro khá lớn cho công ty.

- Những biến động của giá cả nguyên vật liệu theo chiều hướng tăng cao làm giảm hiệu quả của sản xuất sẽảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Chưa có nhiều chương trình quảng cáo phong phú, đa dạng như báo, đài, ti

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm việt nam (vifon) đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)