Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm việt nam (vifon) đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 85 - 86)

6. Kết cấu của luận văn

2.8 Kết luận chương 2

Thực phẩm ăn liền là loại thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người, nó được sử dụng rộng rãi trên tồn giới, khơng phân biệt người giàu hay nghèo nhờ vào tính tiện lợi của nó – chuẩn bị nhanh chóng, khơng cầu kỳ trong chế biến, đa dạng mùi vị… Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của công ty NCTT AC Nielsen Việt Nam đã chỉ ra kết quả rất khả quan cho các nhà sản xuất: Doanh số tiêu thụ do ngành này mang lại hàng năm khoảng từ 5.000 tỷ - 5.500 tỷ đồng, tần suất và tỷ lệ người sử dụng khá cao (100% người được hỏi đều có sử dụng thực phẩm ăn liền trong vòng một tháng qua).

Thực phẩm ăn liền trong những năm gần đây được phát triển đa dạng về chủng loại sản phẩm, bên cạnh loại mì ăn liền được chế biến chủ yếu từ bột mì thì ngày nay đã có thêm các chủng loại khác được chế biến từ bột gạo như: phở ăn liền, bún ăn liền, hủ tiếu ăn liền, bánh đa, miến ăn liền…với nhiều hương vị khác nhau từhương vị truyền thống của người Việt cho đến các hương vị của các quốc gia khác. Song thực phẩm ăn liền cũng mang tính địa phương vùng miền rất cao và đây là vấn đề mà các nhà sản xuất phải hết sức chú ý trong công tác nghiên cứu sản phẩm và truyền thông.

Vifon là nhà sản xuất lâu đời nhất trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ăn liền tại Việt Nam (năm 1963). Thương hiệu Vifon trong giai đoạn 1980 – 2000 được người tiêu dùng biết đến, chiếm thị phần khoảng 50%, dẫn đầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, do khơng có chiến lược rõ ràng trong đ ịnh hướng phát triển và nhất là từ khi liên doanh, rồi tách liên doanh với một công ty của Nhật Bản, cộng với cơ chế quản lý của Nhà nước đã dẫn đến một bài học đắt giá là thị phần của Vifon giảm sút trầm trọng. Xuất phát từ đặc điểm phát triển của ngành hàng và thực trạng hoạt động của công ty trong thời gian quan, nhất thiết cần phải có chiến lược và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Vifon trong những năm sắp tới.

Nội dung chương 2 là cơ sởđể tác giảđề ra các giải pháp thực hiện nhằm

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA VIFON ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm việt nam (vifon) đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)