II. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
2.7. Đánh giá kết quả thực hiện theo đồ án Quy hoạch chung năm 2012
2.7.1. Tóm tắt nội dung chủ yếu của đồ án QHC 2012
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Long Xuyên năm 2012 được UBND tỉnh An Giang phê duyệt tại quyết định số 505/QĐ-UB.QHXD ngày 26/12/2012 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tính chất đơ thị
- Thành phố Long Xuyên là đô thị loại I thuộc tỉnh, đô thị vệ tinh của vùng đô thị trung tâm ĐBSCL.
- Một trong những đầu mối giao thương kinh tế, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khối Asean.
- Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh An Giang.
- Trung tâm Đào tạo chuyển giao công nghệ, trung tâm công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản của tỉnh An Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phịng.
2. Quy mơ dân số và đất đai Về dân số
- Đến năm 2015 quy mơ dân số tồn đơ thị 345.000 người (trong đó nội thị 310.000 người).
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 39
- Đến năm 2025 quy mô dân số tồn đơ thị 410.000 người (trong đó nội thị 380.000 người)
Về đất đai:
- Đến năm 2015: diện tích đất xây dựng đơ thị là 4.810ha. Trong đó đất dân dụng là 2.620 ha, bình quân 84,52m2/người.
- Đến năm 2025: tổng diện tích đất xây dựng đô thị là 5.850 ha. Trong đó đất dân dụng là 3.510 ha, bình quân 92,37 m2/người.
3. Cơ cấu phân khu chức năng
Tồn đơ thị được định hướng thành 04 Khu vực phát triển:
Khu 1. Khu đơ thị trung tâm:
- Vị trí: khu đơ thị truyền thống hiện hữu. Bao gồm các phường Mỹ Long, Mỹ Bình, Mỹ Xun, Mỹ Phước, Đơng Xun, Mỹ Qúy.
- Hướng phát triển không gian là cải tạo, chỉnh trang phần đô thị cũ. Mở rộng mới đơ thị về phía Tây theo trục Lý Thái Tổ, về phía Nam theo trục QL91, trục Vành Đai.
- Chức năng: là khu đô thị truyền thống – trung tâm thành phố Long Xuyên : định hướng phát triễn không gian bao gồm khu hành chính cấp tỉnh chỉnh trang, khu hành chính cấp tỉnh tập trung. Khu hành chính thành phố mới, khu dịch vụ công cộng khu đô thị, trung tâm y tế cấp vùng – cấp tỉnh, trung tâm thương mại – dịch vụ du lịch, trung tâm đào tạo – nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ cấp vùng, khu ở mới mật độ cao , khu ở mới mật độ thấp, khu ở cũ chỉnh tranh, khu phát triễn hỗn hợp cũ và mới. Quy mô dân số: Đây là khu đơ thị cũ đã hình thành từ lâu đời 50 năm, có mật độ dân số cao nhất tồn thành phố. Mật độ dân số từ 1.783 – 26.979 Người/km2.
- Dân số hiện trạng năm 2010 : 118.810 người. - Dự báo đến năm 2015 : 194.000 người. - Dự báo đến năm 2025 : 221.600 người
Khu 2. Khu đô thị thương mại – dịch vụ, du lịch ( Phía bắc TP):
- Vị trí:nằm phía Bắc thành phố, giáp khu đô thị trung tâm. Bao gồm các phường: Bình Khánh, Bình Đức. Chức năng:là trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ du lịch cấp vùng.
- Định hướng phát triễn không gian khu công viên TDTT. Dịch vụ công cộng khu đô thị, khu ở cũ chỉnh trang, khu ở mới mật độ cao, khu ở mới mật độ thấp. Các khu TTCN – Làng nghề.
- Dân số hiện trạng năm 2010 : 47.258 người. - Dự báo đến năm 2015 : 60.000 người.
Khu 3. Khu đô thị mới công nghiệp phía Nam:
- Chức năng: là trung tâm dịch vụ và công nghiệp tập trung, trung tâm tiếp vận hàng hố. Định hướng khơng gian bao gồm trung tâm dịch vụ công cộng khu đô thị, khu ở chỉnh trang, khu ở mới mật độ cao, khu ở mới mật độ thấp, khu công nghiệp tập trung, kho tàng, cảng tổng hợp, sân bay.
- Dân số hiện trạng năm 2010 : 51.073 người. - Dự báo đến năm 2015 : 56.000 người. - Dự báo đến năm 2025 : 61.200 người.
Khu 4. Cù lao Mỹ Hòa Hưng (Du lịch sinh thái)
- Khai thác cảnh quan sông nước sông Hậu, tổ chức Cù lao Mỹ Hịa Hưng hình thành vùng du lịch sinh thái kết hợp vườn cây ăn trái, kết hợp khu dân cư hiện hữu chỉnh trang, các trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng phục vụ khách du lịch và dân cư.
4. Trung tâm chuyên ngành đơ thị
Trung tâm hành chính tỉnh:
Ở vị trí hiện hữu là Cơ quan văn phịng Tỉnh ủy, văn phòng HĐND và Ủy ban Nhân dân tỉnh. Các sở chức năng thuộc HĐND UBND, Các ban ngành của Tỉnh ủy thay đồi mục đích sử dụng, chyển về vị trí mới trên đường Lý Thái Tổ xây dựng thành một khu chính trị - hành chính tập trung.
Trung tâm hành chính thành phố Long Xuyên:
Trung tâm hành chính - chính trị mới của Thành phố mới đã có dự án (ở Phường Mỹ Long), bố trí vị trí mới gần cầu Tơn Đức Thắng, gắn liền với quảng trường chính trị, cơng viên trung tâm.dịch vụ công cộng khu đô thị.
Trung tâm thương mại – Dịch vụ cấp vùng cấp đô thị:
Xây dựng mới chợ đầu mối Long Xuyên, trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch cấp vùng tại phường Bình Khánh. Trung tâm thương mại,dịch vụ tài chính, ngân hàng tại đường Lý Thái Tổ khu đô thị trung tâm. Xây dựng Các trục thương mại dịch vụ cấp thành phố, cấp khu đơ thị. Hình thành các trục thương mại, dịch vụ du lịch, dịch vụ công cộng trung tâm của thành phố và các khu đô thị.
Các Trung tâm y tế - Giáo dục Đào tạo
- Trung tâm Y tế: Hệ thống y tế mới bố trí theo trục Lý Thái Tổ. Bệnh viện đa khoa
và trung tâm tim mạch hiện nay ở phường Mỹ Bình. Một trung tâm y tế cấp tỉnh và trường trung học y tế sẽ được xây dựng ở phường Mỹ Xuyên. Dự án bệnh viện đa khoa Tỉnh đang được triển khai. Hình thành các bệnh viện chuyên khoa cấp vùng. Các rung tâm y tế các khu đô thị.
- Trung tâm giáo dục - đào tạo - nghiên cứu khoa học: Trường Đại học An Giang
đang được xây dựng ở phường Mỹ Xuyên. Các trường cao đẳng sư phạm, trung học dạy nghề thuộc phường Mỹ Xuyên. Hình thành trung tâm nghiên cứu – đào tạo cấp quốc gia. Bố trí dọc theo trục Lý thái tổ. Các trường THPT, cơ sở, hiện có đã đảm bảo nhu cầu của thành phố. Ngoài ra vẫn cần xây dựng các trường học khác tại các trung tâm khu đô thị theo yêu cầu phát triển của thành phố.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 41
5. Các khu dân cư
Các khu dân cư được định hướng phát triển gắn với 04 Khu dân cư gồm:
Khu dân cư khu đô thị trung tâm:
- Là khu đã có q trình phát triển hơn 50 năm. Diện tích khoảng 1.150 ha, dân số đến năm 2025 là 221.600 người.
- Khu vực này chủ yếu là cải tạo chỉnh trang, kết hợp xây dựng mới, phát triển kiến trúc trên cơ sở gìn giữ, bảo vệ các di sản văn hóa, dân tộc, các cơng trình kiến trúc có giá trị, tổ chức sắp xếp lại hệ thống giao thơng, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới dịch vụ hàng ngày, di chuyển một số cơ sở sản xuất cơng nghiệp và các cơng trình gây ơ nhiễm môi trường đô thị ra khỏi khu nội thành.
Khu dân cư khu đô thị thương mại dịch vụ (phía Bắc TP):
- Là khu ở hiện hữu xen cài xây dựng mới, mật độ xây dựng thấp. Diện tích đất ở 600 ha, dân số đến năm 2025 là 97.200 người.
- Trên cơ sở phường Bình Đức, Bình Khánh. Đây là khu ở hiện hữu chỉnh trang và xây dựng mới, sẽ tiếp nhận một bộ phận dân cư gia tăng do tái định cư các hộ bị giải tỏa. Tại khu vực này cần phát triển nhiều công viên, cây xanh, các khu thể dục thể thao vui chơi giải trí cơng cộng. Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ hoàn chỉnh.
Khu dân cư khu đô thị công nghiệp Vàm Cống:
- Bao gồm các phường Mỹ Thới, Mỹ Thạnh.
- Đây là khu dân cư hiện hữu cịn thưa. Diện tích khu ở dự kiến là 550ha, dân số năm 2025 là 61.200 người và một số diện tích đất xây dựng cơng viên - văn hóa TDTT. Đặc biệt là các trung tâm dịch vụ thương mại phục vụ cho khu cơng nghiệp và tồn đơ thị.
Các khu dân cư nông thôn: Các khu dân cư nơng thơn hiện có sẽ được cân đối giữ
lại và cải tạo để đáp ứng yêu cầu sản xuất nông, ngư nghiệp ngoại thành (ngoại thị) nhằm cải thiện đời sống theo hướng xây dựng vùng nông thôn mới văn minh, hiện đại.
- Mật độ ở của tồn đơ thị chỉ tiêu đạt trung bình (220 người/ha).
- Các chỉ tiêu sử dụng đất và mật độ ở trong các khu đô thị sẽ khác nhau tùy theo tính chất, đặc điểm xây dựng từng khu vực.
6. Các khu công nghiệp và kho tàng
Cải tạo đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp các khu (cụm) cơng nghiệp, kho tàng hiện có, di chuyển một số cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu đô thị trung tâm.
Tập trung các nhà máy xí nghiệp, xưởng sản xuất vào khu công nghiệp tập trung Vàm Cống (là khu cơng nghiệp tập trung chính của tỉnh bố trí tại thành phố Long Xuyên. Đây là khu công nghiệp lớn nhất tỉnh, theo Quy hoạch ngành công nghiệp tỉnh An Giang, với khoảng 300 ha thuộc các xã Mỹ Thới, Mỹ Thạnh, Mỹ Hịa, Mỹ Q).
Cụm cơng nghiệp Bình Đức chủ yếu là nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản hiện có và một số cơ sở TTCN khác. Cụm tiểu thủ cơng nghiệp Mỹ Phước được bố trí tại phường Mỹ Phước, trên trục Hùng Vương nối dài. Cụm công nghiệp Mỹ Quý là cụm công nghiệp chế biến thủy sản quy mô 18 ha, xây dựng mới khu tiểu thủ công nghiệp ở Tây Huề – Mỹ Hịa 60 ha.
7. Hệ thống cơng viên cây xanh - không gian mở
Hệ thống công viên cây xanh, kênh rạch, mặt nước kết nối hoàn chỉnh tạo thành tuyến công viên dọc trục Vành Đai và dọc sông Hậu, rạch Long Xuyên và các kênh rạch nối với sông Hậu. Nhất là khu vực xã Mỹ Hịa Hưng, di tích Bác Tơn và các công viên chuyên đề, khu vui chơi giải trí Mỹ Khánh.
Dự kiến xây dựng một cơng viên văn hóa hồ sinh thái lớn.
Các cơng viên phân tán vẫn có quy mơ vừa phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn diện tích cây xanh. Bao gồm: Cơng viên ở các phường có vị trí thuận lợi và khung cảnh thoáng mát. Lớn nhất là phường Mỹ Phước và Bình Đức, được xây dựng bên cạnh đường vành đai (dự kiến). Các công viên khác có thể kết hợp là cơng viên trong khu công nghiệp như Mỹ Thới, Mỹ Thạnh. Cù lao Phó Quế đã được nối vào phường Mỹ Long sau khi lấp rạch Phó Quế, là khu nhà vườn với các loại cây hoa quả đặc sản, các cơ sở mỹ nghệ truyền thống phục vụ khách du lịch. Một phần đất trên cù lao Phó Quế được dành xây dựng công viên phục vụ nhân dân khu vực và khách vãng lai khi phà An Hòa được dời xuống cù lao.
Một công viên đặc biệt được đề nghị xây dựng ở Mỹ Hịa Hưng, gần vị trí khu lưu niệm nhà Bác Tơn, với quần thể di tích lịch sử, công viên, khu du lịch nghỉ dưỡng một công viên rừng cây qủa, với một số chim thú đặc trưng trong khu vực. Ngoài ra để đảm bảo yêu cầu thốt nước khu vực, vệ sinh mơi trường, dọc theo bờ kênh rạch lớn trong thành phố như Cái Sơn, Tầm Bót, rạch Gịi Lớn, Bé... Cần được giải tỏa, chỉnh trang, xây dựng các vườn hoa công viên nhỏ kết hợp với đường khu vực đi bộ.