Các giải pháp bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ LONG XUYÊN - TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2035 TỶ LỆ 1/10.000 (Trang 152 - 153)

VIII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

8.3. Các giải pháp bảo vệ môi trường

8.3.1. Giải pháp quy hoạch

Nhằm nâng cao tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực tới mơi trường và ứng phó với BĐKH, thành phố Long Xuyên được phân khu vực để kiểm sốt và quản lý mơi trường như sau.

Khu vực phục hồi môi trường đô thị: Là khu vực nội đô lịch sử bảo tồn di tích lịch sử

văn hóa, bảo vệ cảnh quan, phục hồi chất lượng môi trường (đặc biệt môi trường nước mặt tại hệ thống kênh rạch); cải thiện hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị; phục hồi môi trường cảnh quan ven kênh mương thông qua cải thiện khu vực dân cư không đảm bảo ven mặt nước. Lồng ghép đưa không gian mặt nước và xanh vào cơng trình hiện hữu và cải tạo giảm thiểu tác động ngập úng và phát triển mật độ cao.

Khu vực cải tạo và phát triển đô thị: Là khu vực cải tạo nâng cấp phát triển đô thị cần

phục hồi môi trường và nâng cao giá trị cảnh quan cây xanh mặt nước. Đảm bảo hạ tầng cải tạo đồng bộ và giảm tác động và áp lực cho khu vực nội đô lịch sử. Xem xét các giải pháp hạ tầng xanh với quy mơ khu vực và lồng ghép vào cơng trình ở các khu hiện hữu. Di dời các cơ sở sản xuất, công nghiệp nhỏ lẻ vào KCN, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm.

Khu vực kiểm sốt phát triển đơ thị mới: Là khu vực đô thị mới y tế, giáo dục, khoa học

kỹ thuật và khu đơ thị thích ứng với định hướng phát triển tôn trọng tự nhiên và dựa trên yếu tố cây xanh mặt nước nên cần kiểm soát thu gom, xử lý chất thải nếu không sẽ ảnh hưởng tới cảnh quan và chất lượng môi trường nước mặt.

Khu vực kiểm sốt mơi trường đơ thị và khu công nghiệp: Khu vực đô thị công nghiệp/logistic cần giảm nhẹ tác động do thay đổi sử dụng đất, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo việc làm, tái định cư; kiểm sốt rủi ro ơ nhiễm mơi trường do phát triển công nghiệp, gia tăng hoạt động giao thông vận tải đảm bảo hành lang xanh cách ly với khu vực lân cận.

Khu vực bảo tồn và phịng hộ mơi trường: khu vực sinh thái nơng nghiệp phía Tây và cù

lao cần giảm nhẹ tác động lũ lụt, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên tạo các không gian xanh, mặt nước lớn hỗ trợ cho khu vực đô thị. Cải thiện môi trường nơng thơn với mơ hình ở sinh thái mật độ thấp. Kiểm sốt sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học trong nông nghiệp

Khu vực hạn chế phát triển: là các khu vực đầu mối hạ tầng kỹ thuật, nghĩa trang, quân

sự, đảm bảo hành lang cách ly phù hợp theo quy định và khu bảo tồn di tích. Các khu vực chịu rủi ro sạt lở bờ sơng như Bình Đức, Bình Khánh.

8.3.2. Giải pháp kỹ thuật

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Nội dung

Môi trường nước Xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung với công nghệ hiện đại cho các khu dân cư và KCN; xây dựng tự hoại, xí 2 ngăn, hầm biogas, xử lý sinh học tự nhiên các trạm xử lý theo cụm bằng kênh ơxy hố tuần hồn, aeroten tại các khu vực ngoại thị, khu đô thị mới mật độ thấp

- Xây dựng trạm xử lý nước thải cục bộ tại các nhà máy, cơ sở sản xuất, bệnh viện...

- Lưu thông kết nối hồ khu vực với hệ thống kênh rạch sông. Tăng khả năng tự làm sạch bằng cách bổ xung nước sông Hậu hệ thống mặt nước của thành phố.

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Nội dung

việc đóng các giếng khai thác nước ngầm; Cải tạo, hoàn chỉnh hệ thống cấp nước (nguồn nước mặt sơng Hậu) giảm tỷ lệ thất thốt - Tạo các hồ chứa bổ cập nước ngầm gắn với mạng lưới kênh rạch (khu đơ thị mới, thích ứng, khu bảo tồn nơng nghiệp phía Tây)

Mơi trường khơng khí - Hồn thiện, phát triển giao thơng cơng cộng; kiểm sốt phương tiện gây ơ nhiễm, khuyến khích loại hình giao thơng ít gây ơ nhiễm; thiết lập hệ thống cây xanh, tường chắn tại khu vực dân cư; thiết lập trạm rửa xe ở một tuyến cửa ngõ và rải rác trong đô thị

- Di dời dần các nhà máy, cơ sở gây ô nhiễm cũ ra khỏi nội đô; sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường

- Hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch mà khuyến khích chuyển sang sử dụng năng lượng sạch. Gián tiếp giảm thiểu biến đổi khí hậu

Mơi trường đất - Cần duy trình các dải cây xanh cách ly ven hệ thống mặt nước giảm thiểu rủi ro sạt lở và kiểm soát việc lấn chiếm mặt nước.

- Hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thc BVTV; dùng phân hữu cơ, vi sinh; chuyển dần sang nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch;

Quản lý CTR - Hạn chế tiến đến không chôn chất thải chưa qua xử lý, tái chế; quy hoạch mạng lưới trung chuyển rác; thực hiện phân loại rác thải tại nguồn tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho công tác tái chế và xử lý; giám sát và quản lý chặt chẽ hơn các cơ sở thu gom, phân loại, tái chế tự phát.

Sinh thái và đa dạng sinh học - Bảo vệ khơng gian nơng nghiệp phía Tây và khu vực cù lao và công viên, hệ thống hành lang cây xanh, mặt nước đô thị.

Tai biến môi trường - Lũ lụt: Thực hiện theo các giải pháp không gian hạ tầng xanh theo

định hướng quy hoạch đã đề xuất. Bổ sung áp dụng thu gom nước mưa tại cơng trình hiện hữu giảm tải cho hệ thống thốt nước.

- Xói lở bờ: tu bổ, bê tơng hóa kè với một số khu vực như khu vực tập

trung phát triển mật độ cao ven sơng Hậu có các cơng trình hạ tầng quan trọng như cảng, bến bãi ven sông Hậu...; Đảm bảo hành lang xanh ven hệ thống kênh rạch và sông Hậu

- Hình thành các khu vực, cơng trình cơng cộng được cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường cần thiết cho người dân sơ tán khi có các trường hợp xấu xảy ra

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ LONG XUYÊN - TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2035 TỶ LỆ 1/10.000 (Trang 152 - 153)