Định hướng phát triển cao độ nền và thoát nước mưa

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ LONG XUYÊN - TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2035 TỶ LỆ 1/10.000 (Trang 126 - 131)

VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT

6.2. Định hướng phát triển cao độ nền và thoát nước mưa

a. Cơ sở thiết kế:

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 (hệ cao độ quốc gia).

- Số liệu quan trắc mực nước qua các năm trên địa bàn tỉnh An Giang do Chi cục thủy lợi tỉnh An Giang cung cấp;

- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt;

- Căn cứ Công văn số 1673/SXD-CCDĐ ngày 07/7/2017 của Sở Xây dựng An Giang về Quy định các nguyên tắc xác định cao trình thiết kế các cơng trình xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Căn cứ vào các đồ án quy hoạch phân khu và chi tiết mới nhất đã triển khai.

b. Nguyên tắc thiết kế:

- Tận dụng tối đa hệ thống kênh rạch, mặt nước của thành phố để đóng vai trị là trục tiêu thốt nước chính.

- Khai thác hệ thống kênh rạch hiện có, khơi thơng dịng chảy, chia đơ thị thành những lưu vực nhỏ để giảm tiết diện đường cống, đồng thời tạo cảnh quan mặt nước, cũng như góp phần điều hịa khí hậu.

- Đồng thời tận dụng đối đa bề mặt thấm tự nhiên và tạo vịng tuần hồn nước khép kín để thoát nước bền vững và tái sử dụng nước hiệu quả.

- Đấu nối hợp lý các dự án và QHCT, đảm bảo tính thống nhất trên hệ cao độ, tọa độ VN-2000.

- Đảm bảo an toàn, tránh ngập úng cho đơ thị, phịng tránh, giảm thiểu các hiện tượng tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường trên địa bàn thành phố.

- Tăng cường diện độ che phủ tồn vùng, nhằm giữ nước, dinh dưỡng đất, phịng tránh sạt lở.

- Xem xét ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến tình hình ngập lụt của thành phố Long Xuyên.

- Tăng cường diện tích cây xanh cũng như việc sử dụng các vật liệu có khả năng thấm tốt.

c. Định hướng nền xây dựng:

* Theo các quy hoạch đã phê duyệt:

- Theo quy hoạch vùng tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt: cao độ nền xây dựng thành phố Long Xuyên Hxd ≥ +3.10m

- Theo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Long Xuyên đến năm 2025: cao độ nền xây dựng thành phố Long Xuyên Hxd ≥ +2.90m.

- Theo các đồ án quy hoạch phân khu, chi tiết đã duyệt: cao độ nền xây dựng từ +3.10m đến +3.30m.

* Cơ sở xác định cao độ nền thành phố Long Xuyên

Căn cứ quy phạm hiện hành cao độ khống chế cốt xây dựng của các đô thị được xác định như sau: Hxd > Hmax+ Han tồn.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 127

Trong đó: H an toàn là khoảng an toàn, đối với đất dân dụng, công nghiệp lấy 0,5m.

Hmax là cao độ mực nước tính của biến đổi khí hậu, nước biển dâng mà có thể tăng thêm khoảng an toàn này ứng với tần suất được quy định khác nhau phụ thuộc vào cấp đô thị, được xác định theo bảng sau:

Mực nước tính tốn – mực nước cao nhất có tần suất (%)

Loại đô thị

Khu chức năng

Đặc biệt Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V

Khu trung tâm 1 1 2 2,5 5 10

Khu công nghiệp, kho tàng 1 1 2 2,5 5 10

Khu ở 1 1 2 2,5 5 10

Khu cây xanh, TDTT 5 10 10 10 10 50

Khu dân cư nông thôn - Dân dụng > H maxTBnăm - Công cộng > Hmax + 0,3m

Như vậy thành phố Long Xuyên được quy hoạch với các chỉ tiêu chất lượng đô thị theo tiêu chuẩn đơ thị loại I, như vậy mực nước tính tốn là mực nước cao nhất có chu kỳ 1%.

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng:

Thành phố Long Xuyên nói riêng và tỉnh An Giang nói chung là khu vực bị ngập sâu do tác động của lũ sông Mekong. Với tỉnh An Giang hình thành mùa nước nổi với khoảng 70 % diện tích đất tự nhiên bị ngập từ 1,0 ÷ 2,5 m, thời gian ngập từ 2,5 tháng đến 5 tháng. Ngồi ra khu vực cịn bị ảnh hưởng từ thủy triều từ hai phía: trực tiếp triều biển Tây và gián tiếp triều biển Đông qua sông Hậu.

Các kịch bản nước biển dâng xây dựng cho khu vực bờ biển ở ĐBSCL lấy theo kịch bản nước biển dâng của Việt Nam theo 2 khu vực: Khu vực bờ biển từ Mũi Kê Gà đến Mũi Cà Mau (khu vực VI) và khu vực bờ biển từ Mũi Cà Mau đến Hà Tiên (khu vực VII).

Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào giữa thế kỷ 21, ở ĐBSCL, nước biển dâng trong khoảng từ 22 đến 28cm, đến cuối thế kỷ 21, nước biển dâng từ 51 đến 72cm.

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào giữa thế kỷ 21, ở ĐBSCL, nước biển dâng từ 23 đến 30cm, đến cuối thế kỷ 21, nước biển dâng từ 59 đến 82cm.

Theo kịch bản phát thải cao (A1FI): Vào giữa thế kỷ 21, ở ĐBSCL, nước biển dâng từ 26 đến 32cm, đến cuối thế kỷ 21, nước biển dâng từ 79 đến 105cm.

Khu vực Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Kịch bản phát thải thấp (B1)

Mũi Kê Gà-Mũi Cà Mau 8-9 11-13 17-19 22-26 28-34 34-42 40-50 46-59 51-66 Mũi Cà Mau-Kiên Giang 9-10 13-15 18-21 24-28 30-37 36-45 43-54 48-63 54-72

Kịch bản phát thải trung bình (B2)

Mũi Kê Gà-Mũi Cà Mau 8-9 12-14 17-20 23-27 30-35 37-44 44-54 51-64 59-75 Mũi Cà Mau-Kiên Giang 9-10 13-15 19-22 25-30 32-39 39-49 47-59 55-70 62-82

Kịch bản phát thải cao (A1FI)

Mũi Kê Gà-Mũi Cà Mau 8-9 13-14 19-21 26-30 35-41 45-53 56-68 68-83 79-99 Mũi Cà Mau-Kiên Giang 9-10 14-15 20-23 28-32 38-44 48-57 60-72 72-88 85-105

Theo Công văn số 1673/SXD-CCDĐ ngày 07/7/2017 của Sở Xây dựng An Giang về Quy định các nguyên tắc xác định cao trình thiết kế các cơng trình xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang, cao trình mực nước lũ lớn nhất năm 2000 và 2011 đối với thành phố Long Xuyên là MNLmax (2000,2011) = +2,81m.

* Định hướng cao độ nền xây dựng:

Như vậy tham khảo cao trình mực nước lũ lớn nhất năm 2000 và 2011 là +2,81m cộng thêm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong tương lai (năm 2035 tăng 20cm) để thiết lập cốt nền tiêu chuẩn làm trịn là +3,00m. Khu vực cơng trình cơng cộng được nâng cao thêm 30cm để đạt mức +3,30m, khu vực cơng trình cơng nghiệp được nâng cao thêm 50cm để đạt mức +3,50m.

Đối với khu vực dân cư hiện hữu, khó có điều kiện tơn cao nền, cho phép sử dụng cốt khống chế +3,10m để đảm bảo kết nối hài hòa giữa khu cũ và khu mới.

d. Định hướng thoát nước mưa:

d1. Hệ thống thốt:

Với đặc thù địa hình của thành phố Long Xun có địa hình bằng phẳng, được chia cắt bởi rất nhiều sơng rạch tự nhiên. Vì vậy giải pháp thoát nước mưa như sau:

- Hệ thống thoát nước mưa thiết kế theo nguyên tắc tự chảy.

- Tận dụng hệ thống tụ thuỷ tự nhiên, đồng thời cải tạo và xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước riêng cho những khu vực phát triển xây dựng.

- Cải tạo, nạo vét lịng sơng rạch, xây dựng, nâng cấp các tuyến đường kết hợp bờ kè đảm bảo ổn định 2 bên sơng, rạch, lưu thơng dịng nước.

- Xây dựng hồ cảnh quan kết hợp điều tiết nước mặt, cải tạo vi khí hậu.

- Đối với khu vực phát triển đơ thị: Thiết kế hệ thống thốt nước mặt riêng hoàn chỉnh với chế độ tự chảy.

- Đối với khu vực nơng thơn, sử dụng hệ thống thốt nước chung.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 129

Tính tốn thủy lực thốt nước lựa chọn đường kính cống thốt nước Theo phương pháp cường độ mưa giới hạn (Tiêu chuẩn thiết kế thốt nước mưa TCVN7957-2008)

Lưu lượng thốt nước mưa tính theo cơng thức: Q = q.C.F (l/s) Trong đó: Q. Lưu lượng nước mưa tính tốn của cống, mương (l/s)

q - Cường độ mưa tính tốn (l/s.ha ) C - Hệ số dòng chảy

F - Diện tích lưu vực mà tuyến cống phục vụ (ha)

Hệ số dòng chảy C phụ thuộc vào loại mặt phủ và chu kỳ lặp lại trận mưa tính tốn P

q: cường độ mưa, đơn vị (l/s.ha), q =

Trong đó:

q- Cường độ mưa (l/s.ha)

t - Thời gian dòng chảy mưa (phút)

P- Chu kỳ lập lại trận mưa tính tốn (năm)

A,C,b,n- Tham số xác định theo điều kiện mưa của địa phương

A=5950;C=0.55;b= 21;n=0.82(trị số được xác định TP Hải Phòng gần Đơng Triều)

P: Chu kỳ tính tốn, P = 5 năm

t: thời gian tính tốn, phút; t = to + t1 + t2 Trong đó:

to : Thời gian nước mưa chảy trên bề mặt đến rãnh đường, có thể chọn từ 5 đến 10 phút.

t1 : Thời gian nước chảy theo rãnh đường đến giếng thu t1 = 0,021(L1/V1)

Trong đó :

L1 - Chiều dài rãnh đường (m)

V1 - Tốc độ chảy ở cuối rãnh đường (m/s)

t2- Thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính tốn t2= 0.017 ∑(L2/V2) Trong đó : n c B t P C A ) ( ) lg 1 .(  

L2 - Chiều dài mỗi đoạn cống tính tốn (m)

V1 - Tốc độ chảy trong mỗi đoạn cống tương đương (m/s).

d3. Lưu vực thốt:

- Lưu vực phía Bắc rạch Long Xun: Nước mưa được thu gom qua hệ thống cống thốt nước rồi thốt ra Sơng Hậu, rạch Long Xuyên, rạch Trà Ôn, rạch Minh Châu…

- Lưu vực phía Nam rạch Long Xuyên: Nước mưa được thu gom qua hệ thống cống thoát nước rồi thốt ra Sơng Hậu, rạch Long Xun, rạch Tầm Bót, rạch Gịi Lớn, rạch Cái Sao, rạch Cái Sắn…

- Đối với khu vực phát triển mật độ thấp: Xây dựng hệ thống đường cống thốt nước chính để tận dụng hệ thống kênh rạch hiện có, tránh ngập úng cục bộ.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ LONG XUYÊN - TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2035 TỶ LỆ 1/10.000 (Trang 126 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)