Giới thiệu về Viện Công nghệ Châ uÁ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính tại viện công nghệ châu á việt nam (Trang 38)

6. Kết cấu của luận văn

2.1 Giới thiệu về Viện Công nghệ Châ uÁ tại Việt Nam

AIT Việt Nam được thành lập vào năm 1993 theo thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam (Bộ GD & ĐT) và Viện Công nghệ Châu Á, AIT. AIT Việt Nam tự hào là tổ chức giáo dục quốc tế đầu tiên tại Việt Nam và trung tâm đầu tiên của AIT ngồi trụ sở chính ở Thái Lan.

Từ năm 1993, AIT đã đào tạo hơn 3.000 thạc sĩ và tiến sĩ, và 20.000 học viên ngắn hạn tại Việt Nam. Nhiều cựu sinh viên Việt Nam hiện đang giữ nhiều vị trí quan trọng tại nhiều tổ chức lớn trong cả hai lĩnh vực nhà nước và tư nhân.

AIT tại Việt Nam có ba văn phịng chính tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, và Cần Thơ, và bốn phịng chương trình tại Đồng Nai, Vũng Tàu, Trà Vinh, và Đà Nẵng. Hoạt động đào tạo và tư vấn của AIT được thực hiện tại tất cả 61 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Tour du lịch kết hợp đào tạo-nghiên cứu của AIT được tổ chức trong nước và nhiều nước khác nhau trên toàn thế giới, bao gồm Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Philippines, Lào, Úc, New Zealand, Mỹ, và Châu Âu.

Sứ mệnh của AIT là đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai cho sự nghiệp phát triển bền vững của Việt Nam và khu vực thông qua giáo dục, đào tạo và tư vấn chất lượng cao. Tầm nhìn của AIT là trở thành một tổ chức giáo dục đứng đầu khu vực Châu Á, cung cấp các cơ hội giáo dục đào tạo sau đại học chất lượng quốc tế, đổi mới sáng tạo, và mang tính thực tiễn cao, nhằm thúc đẩy quá trình phát triển bền vững của khu vực. Các Thế mạnh của AIT Việt Nam:

• AIT tại Việt Nam cam kết mang đến một nền giáo dục quốc tế chất lượng cao. Lịch sử lâu đời tại Việt Nam và những hiểu biết chuyên sâu về môi trường pháp lý, kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa mang đến cho Viện Công nghệ Châu Á

một vị thế đặc biệt mà không một tổ chức giáo dục nào khác tại Việt Nam có được.

• Các giảng viên AIT là những chuyên gia quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo trong môi trường quốc tế.

• AIT tại Việt Nam có mạng lưới đối tác rộng lớn trong và ngoài nước, bao gồm cả các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, đại sứ quán, và các doanh nghiệp trong cả hai lĩnh vực tư nhân và nhà nước để đảm báo tính thiết thực và nhạy bén của các chương trình đào tạo tại AIT. Các đối tác này cũng là nguồn cung cấp cơ hội làm việc chất lượng cao cho các sinh viên tốt nghiệp từ AIT.

2.1.1 Lịch sử phát triển

1993: Thành lập Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam ở Hà Nội.

1994: Phát triển đào tạo thạc sĩ chuyên sâu các ngành Quản trị Kinh doanh, Địa thăm dị và khai thác dầu khí, Địa kỹ thuật và quản lý, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp… và các khóa đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên trong ngành kỹ thuật, môi trường.

2000: Thành lập Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh. 2008: Phát triển đào tạo thạc sĩ chuyên sâu ngành Quản lý Dự án xây dựng đầu tiên ở Việt Nam.

2009: Thành lập Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam ở Thành phố Cần Thơ.

2010: Tham gia Dự án “Đổi mới sản phẩm bền vững – SPIN” do Cộng đồng Châu Âu tài trợ cùng các đối tác Đại học TU Deft, Trung tâm sản xuất sạch hơn VNCPC… 2011: Phát triển đào tạo thạc sĩ chuyên sâu các ngành Tài chính Ngân hàng, Quản lý đơ thị.

2012: Tham gia dự án “Sống xanh – Get Green” do Cộng đồng Châu Âu tài trợ.

2012-2013: Hợp tác với Trường FHS, Salzburg phát triển chương trình Thạc sĩ chuyên sâu ngành Quản lý khách sạn và Du lịch.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Cấu trúc tổ chức AIT-VN

(Nguồn: Phịng Hành chính AIT-VN, 2013)

Theo cấu trúc tổ chức Hình 2.1, AIT-VN phân chia các bộ phận theo hoạt động của các chương trình đào tạo và mọi hoạt động thu chi, nhân sự cũng được phân chia theo từng bộ phận.

Cấu trúc tổ chức nhìn chung có 4 hình thức hoạt động: Các chương trình đào tạo dài hạn, các chương trình đào tạo ngắn hạn, bộ phận hành chính: tài chính, nhân sự phục vụ cho hoạt động của các chương trình, và một ban cố vấn.

AIT-VN

Giám đốc

Hội đồng giám sát: Bộ GDĐT, AIT, Các viện đối tác

Đào tạo ngắn hạn

Hành chính Đào tạo dài hạn Ban cố vấn

Marketing & Phát triển Tài chính – Kế toán Dịch vụ Nhân sự PR Quản lý CN CNTT Quản lý & Kinh

doanh

Quản lý giáo dục

Môi trường & Phát triển

Trường kỹ thuật & công nghệ (SET)

Trường quản lý (SOM) Trường môi trường,

phát triển (SERD) Các chương trình

2.1.3 Chức năng

- Phịng Marketing & Phát triển

Chức năng của phòng Marketing & Phát triển là thiết kế và in ấn các tài liệu giới thiệu trung tâm và các chương trình học tập. Ngồi ra, phịng cịn có chức năng đánh giá tìm hiểu xu hướng phát triển của thị trường.

- Phịng Tài chính – Kế tốn

Phịng Tài chính – Kế tốn có nhiệm vụ thực hiện các thủ tục thanh toán và ghi nhận các khoản thanh toán, làm báo cáo và lên ngân sách cho hoạt động của các chương trình.

- Phịng Dịch vụ

Chức năng của Phòng dịch vụ là giúp cung cấp các dịch vụ hậu cần cho các chương trình khi được yêu cầu.

- Phịng Nhân sự

Phịng Nhân sự có chức năng lập bảng mơ tả cơng việc, tuyển dụng, tiền lương, và thiết lập chính sách nhân sự cho tồn bộ AIT-VN (Hà Nội, Hồ Chí Minh và Cần Thơ). - Phòng PR

Chức năng của Phòng PR là hỗ trợ làm việc với các đối tác khi được yêu cầu. - Phòng Quản lý CN & CNTT (ITIMS)

Chức năng của Phịng ITIMS là cung cấp các chương trình đào tạo ngắn hạn và dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng và kỹ thuật công nghiệp, tiếp cận thị trường vả chuỗi giá trị, công nghệ thông tin, đổi mới và phát triển sản phẩm bền vững, quản lý dự án xây dựng và các ứng dụng. - Phòng Quản lý và Kinh doanh (MBS)

Chức năng của Phòng MBS là chuyên thiết kế và tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về quản lý và kinh doanh tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Phòng EMS đảm nhận chức năng thiết kế các khóa học ngắn hạn cho các chuyên gia quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục, giảng viên, chuyên viên, và các chuyên gia hiện đang đảm nhận việc đào tạo và giáo dục trong các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, và các tổ chức phi chính phủ.

- Phịng Mơi trường & Phát triển (EDS)

Chức năng của EDS là tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn và tham quan học tập quốc tế về môi trường và phát triển.

- Phòng Trường kỹ thuật & cơng nghệ (SET)

SET có chức năng thực hiện các chương trình đào tạo dài hạn cho AIT Thái Lan về các ngành thuộc về Kỹ thuật và Công nghệ

- Phịng Trường quản lý (SOM)

SOM có chức năng thực hiện các chương trình đào tạo dài hạn cho AIT Thái Lan về các ngành thuộc về Quản lý như EMBA

- Phịng Trường mơi trường, phát triển (SERD)

SERD có chức năng thực hiện các chương trình đào tạo dài hạn cho AIT Thái Lan về các ngành thuộc về mơi trường và phát triển

- Phịng các Chương trình của AIT-VN

Phịng các chương trình đào tạo của AIT-VN đảm nhận đào tạo các chương trình dài hạn thuộc về AIT-VN.

- Ban cố vấn

Ban cố vấn được tổ chức họp định kỳ để đánh giá tình hình hoạt động và phát triển hướng chiến lược cho hoạt động của AIT-VN.

2.1.4 Tình hình hoạt động của Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam từ năm 2011 – 2013 – 2013

Bảng 2.1 về số liệu về tình hình đào tạo các chương trình dài hạn cho thấy số lượng chương trình đào tạo và số lượng lớp đào tạo năm 2012 tăng so với năm 2011, tuy nhiên số lượng học viên lại giảm so với năm 2011. Sang năm 2013, số lượng chương

trình và số lượng lớp đào tạo giảm, nhưng số lượng học viên vẫn tăng. Điều này cho thấy tình hình khai giảng các chương trình năm 2013 khơng được tốt như năm 2012, thậm chí cịn thấp hơn năm 2011. Tuy nhiên xét về mặt số lượng học viên thì năm 2013 có số lượng cao nhất, như vậy vẫn có thể đảm bảo về mặt tài chính.

Bảng 2.1: Tình hình đào tạo các chương trình dài hạn từ năm 2011-2013 Năm Số lượng chương

trình đào tạo thạc sĩ

Số lượng lớp đào tạo thạc sĩ

Số lượng thạc sĩ được đào tạo

2011 9 13 240

2012 10 15 232

2013 8 13 281

(Nguồn: Phịng Hành chính AIT-VN, 2013)

Các chương trình đào tạo thạc sĩ đang hoạt động: Thạc sĩ quốc tế về quản trị kinh doanh dành cho nhà quản lý, Thạc sĩ quản lý dự án xây dựng, Thạc sĩ chuyên nghiệp về quản lý đô thị, Thạc sĩ chuyên nghiệp kỹ thuật công nghiệp, Thạc sĩ kỹ thuật và quản lý giao thông, Thạc sĩ địa tin học trong quy hoạch và quản lý, Thạc sĩ chuyên nghiệp kỹ thuật và quản lý môi trường, Thạc sĩ chuyên nghiệp AIT địa kỹ thuật và quản lý.

Bảng 2.2: Tình hình đào tạo các chương trình ngắn hạn từ năm 2011-2013 Năm Số lượng khóa đào tạo

ngắn hạn

Số lượng học viên được đào tạo

2011 54 1,296

2012 68 1,360

2013 73 1,722

(Nguồn: Phịng Hành chính AIT-VN, 2013)

Các gói đào tạo ngắn hạn của AIT-VN nổi bật là các khóa liên quan đến: Bảo trì, Chuỗi cung ứng, Quản lý sản xuất, Công nghệ thông tin, Kỹ năng quản lý, Kỹ năng mềm, ản lý dự án xây dựng, Quản lý dự án phát triển, Quản lý khách sạn và du lịch, Quản

lý môi trường và nguồn tài nguyên, Biến đổi khí hậu, Phát triển cộng đồng và nơng thôn bền vững, Kỹ năng giáo dục và đào tạo, Kỹ năng ngôn ngữ, Phát triển nguồn nhân lực, Dịch vụ khách hàng, Quản lý dự án kinh doanh,…

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động của AIT-VN từ năm 2011-2013

Chỉ tiêu (USD) 2011 2012 2013

Doanh thu 4,448,113 4,108,268 5,246,543

Chi phí 3,815,137 3,642,190 3,544,035

Lợi nhuận 632,976 466,078 1,702,508

(Nguồn: Phịng Tài chính AIT-VN, 2013)

Bảng số liệu về tình hình tài chính cho thấy lợi nhuận năm 2012 thấp hơn năm 2011 nhưng lại tăng mạnh vào năm 2013. Nguyên nhân lợi nhuận tăng nhanh trong năm 2013 là do các dự án chưa giải ngân hết trong năm 2013. Nhưng nhìn chung, tình hình hoạt động năm 2013 có chuyển biến tốt hơn năm 2011 và năm 2012.

2.1.5 Cơ cấu lao động tại AIT-VN

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động tại AITVN từ năm 2011 - 2013

TT Chỉ tiêu Năm So Sánh 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 CL TL% CL TL% 1 Tổng số lao động 66 75 80 9 114% 5 107% 2

Cơ cấu theo giới tính SL TL% SL TL% SL TL%

Lao động nam 11 17% 13 17% 17 21% 2 118% 4 131% Lao động nữ 55 83% 62 83% 63 79% 7 113% 1 102%

3

Cơ cấu theo trình độ SL TL% SL TL% SL TL%

Trên đại học 28 42% 32 43% 36 45% 4 114% 4 113% Đại học, Cao đẳng 28 42% 31 41% 33 41% 3 111% 2 106%

Khác 10 15% 12 16% 11 14% 2 120% -1 92%

Bảng cơ cấu lao động cho thấy số lượng người lao động tăng qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động đào tạo của AIT-VN. Cơ cấu lao động nữ nhiều hơn gấp 3 lần so với cơ cấu lao động nam. Số lượng lao động có trình độ trên đại học chiếm đa số (45%).

2.2 Thực trạng đãi ngộ phi tài chính tại Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam

Để thực hiện nghiên cứu mức độ hài lòng của người lao động đối với các yếu tố động viên nhằm đề ra giải pháp hồn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính, đề tài tiến hành thực hiện khảo sát tồn bộ nhân viên đang cơng tác tại AIT-VN. Đề tài đã tiến hành phát 80 bảng câu hỏi và thu thập được 74 phản hồi trong vòng 4 tháng.

Mục tiêu của khảo sát nhằm đánh giá được mức độ hài lòng của người lao động đối với các chính sách đãi ngộ phi tài chính trọng yếu, thơng qua đó đánh giá được kết quả thực hiện các chính sách đãi ngộ phi tài chính hiện tại.

Đối tượng khảo sát là tất cả người lao động đang cơng tác tại AIT-VN dưới mọi hình thức làm việc toàn thời gian hay bán thời gian. Đề tài phân người lao động theo 4 tiêu chí: thời gian làm việc, độ tuổi, thu nhập và vị trí để có những phân tích cụ thể và làm tiền đề cho những giải pháp đãi ngộ phù hợp cho từng đối tượng.

- Thời gian làm việc: dưới 1 năm (23%), 1-3 năm (36%), 3-5 năm (26%) và trên 5 năm (15%)

- Độ tuổi: dưới 30 tuổi (34%), 30-40 tuổi (39%) và trên 40 tuổi (27%)

- Thu nhập: dưới 400 USD (47%), 400-700 USD (23%), 700-900 USD (23%) và trên 900 USD (7%)

- Vị trí: Nhân viên (73%) và quản lý (27%)

Nội dung khảo sát chủ yếu xoay quanh về mức độ hài lòng của người lao động đối với các yếu tố đãi ngộ phi tài chính hiện tại của AIT-VN.

Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 04 năm 2014.

Đề tài sử dụng thang đo Likert dựa trên những nghiên cứu đã có trước đây và tổng hợp từ những ý kiến của các nhân viên đang làm việc tại tổ chức.

Bảng 2.5: Cơ sở xác định thang đo của đề tài

Thang đo Nguồn

I. Có cơ hội được đào tạo và thăng tiến

1. Anh/ Chị có nhiều cơ hội thăng tiến Nguyễn Ngọc Lan Vy (2010), Lâm Thị Ngọc Châu (2012)

2. Chính sách thăng tiến của tổ chức công khai, minh bạch

Nguyễn Ngọc Lan Vy (2010), Ngô Thị Hoàng Fin (2013)

3. Anh/ Chị được đào tạo tốt cho công việc & phát triển

Nguyễn Ngọc Lan Vy (2010) 4. Anh/ Chị áp dụng được những kiến thức

đào tạo cho công việc

Đề nghị của nhân viên II. Có cơ hội được ghi nhận

5. Cấp trên đánh giá cao năng lực của Anh/ Chị

Nguyễn Ngọc Lan Vy (2010) 6. Mọi người ghi nhận đóng góp của Anh/ Chị

vào sự phát triển của tổ chức

Nguyễn Ngọc Lan Vy (2010), Ngô Thị Hoàng Fin (2013)

7. Anh/ Chị thường được cấp trên khen ngợi khi hoàn thành tốt cơng việc hoặc có những đóng góp hữu ích cho tổ chức

Nguyễn Ngọc Lan Vy (2010), Lâm Thị Ngọc Châu (2012)

III. Công việc chứa đựng thử thách, áp lực

8. Công việc của Anh/ Chị rất thú vị Nguyễn Ngọc Lan Vy (2010), Lâm Thị Ngọc Châu (2012)

9. Cơng việc của Anh/ Chị có nhiều thử thách Nguyễn Ngọc Lan Vy (2010), Lâm Thị Ngọc Châu (2012)

10. Anh/ Chị thích sự thử thách trong cơng việc Đề nghị của nhân viên 11. Công việc hiện tại mang lại nhiều áp lực Đề nghị của nhân viên

Thang đo Nguồn cho Anh/ Chị

IV. Sự ổn định trong công việc

12. Anh/ Chị cảm thấy công việc hiện tại ổn định

Nguyễn Ngọc Lan Vy (2010) 13. Anh/ Chị không phải lo lắng mất việc ở tổ

chức

Nguyễn Ngọc Lan Vy (2010), Lâm Thị Ngọc Châu (2012)

14. Tổ chức có định hướng lâu dài đối với công việc của Anh/ Chị

Đề nghị của nhân viên V. Sự công bằng trong đánh giá công việc

15. Tiêu chí đánh giá cơng việc của tổ chức rất rõ ràng

Đề nghị của nhân viên 16. Tiêu chí đánh giá cơng việc của tổ chức rất

cơng bằng

Đề nghị của nhân viên 17. Anh/ Chị nắm rõ những chỉ số đánh giá cho

công việc của mình

Đề nghị của nhân viên VI. Chính sách đãi ngộ hợp lý

18. Anh/ Chị cảm thấy hài lịng với những chính sách do tổ chức đưa ra

Đề nghị của nhân viên 19. Anh/ Chị sẵn sàng thực hiện các chính

sách của tổ chức đưa ra

Đề nghị của nhân viên 20. Anh/ Chị cảm thấy việc thực hiện theo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính tại viện công nghệ châu á việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)