6. Kết cấu của luận văn
2.2 Thực trạng đãi ngộ phi tài chính tại Viện Cơng nghệ Châ uÁ tại Việt Nam
2.2.1 Cơ hội được đào tạo và thăng tiến
Để đánh giá về cơ hội được đào tạo và thăng tiến, đề tài sử dụng 4 thang đo: người lao động có nhiều cơ hội thăng tiến; chính sách thăng tiến của tổ chức công khai, minh bạch; người lao động được đào tạo tốt cho công việc & phát triển và áp dụng kiến thức đào tạo cho công việc.
1- Hồn tồn khơng đồng ý 13 18% 2- Không đồng ý 20 27% 3- Bình thường 14 19%
4- Đồng ý 25 34%
5- Hoàn toàn đồng ý 2 3%
Hình 2.2: Kết quả khảo sát về cơ hội thăng tiến
Kết quả khảo sát như Hình 2.2 cho thấy có 37% cho rằng mình có cơ hội thăng tiến và 45% cảm thấy mình khơng có cơ hội thăng tiến. Tỷ lệ này nói lên sự đánh giá của người lao động đối với chính sách liên quan đến cơ hội thăng tiến của AIT-VN không được tốt.
Trong cơ cấu lao động của AIT-VN, những chức vụ lãnh đạo như trưởng bộ phận đều là những người có thâm niên cơng tác lâu năm tại AIT-VN, ít nhất là 8 năm, và có người có thâm niên cơng tác là 12 năm, ngoại trừ giám đốc AIT-VN được bổ nhiệm 2 năm/ lần theo chỉ định của Hiệu trưởng AIT Thái Lan (President). Ngồi các vị trí lãnh đạo, các vị trí của nhân viên có thể thấy có rất nhiều vị trí làm đã lâu năm nhưng khơng được thay đổi hay cân nhắc, thâm niên của các vị trí đó là từ 4 – 11 năm. Qua tình hình trên có thể đánh giá cơng việc ở AIT-VN khơng mang lại nhiều cơ hội thăng tiến cho nhân viên.
Hình 2.3 cho thấy có 34% đồng ý với ý kiến chính sách thăng tiến của AIT-VN cơng khai, minh bạch, 23% ý kiến khơng đồng ý nhưng có đến 43% cho ý kiến trung lập. Điều này cho thấy người lao động không nắm rõ ràng những điều kiện giúp mình được thăng tiến trong cơng việc.
1- Hồn tồn khơng đồng ý 3 4% 2- Không đồng ý 14 19% 3- Bình thường 32 43%
4- Đồng ý 23 31%
5- Hồn tồn đồng ý 2 3%
Hình 2.3: Kết quả khảo sát về sự cơng khai, minh bạch của chính sách thăng tiến Trên thực tế, AIT-VN có một bộ Chính sách và Thủ tục, trong đó có quy định một nhân viên được thăng tiến phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
- Kết quả hoạt động của trung tâm
- Kết quả hoạt động của chương trình/ bộ phận
- Kết quả đánh giá hoạt động làm việc của nhân viên và thành tích của cá nhân - Quỹ lương cho nhân viên
Có thể thấy những yêu cầu trên là những yêu cầu chung, điều kiện chi tiết hơn phải được xem xét đưa ra hàng năm và có con số cụ thể cho các yêu cầu. Điều này còn tùy thuộc vào từng bộ phận khác nhau, người trưởng bộ phận phải là người phổ biến rất rõ ràng cho nhân viên của mình. Nhưng thực tế, theo quan sát của đề tài, những điều kiện để nhân viên được thăng tiến không được phổ biến một cách rõ ràng và người lao động cũng không biết rõ những điều kiện cần đáp ứng để được thăng tiến.
Hình 2.4 lại cho thấy chỉ có 19% cho ý kiến đồng ý với việc được đào tạo cho công việc và phát triển, 37% cho ý kiến không đồng ý và có đến 45% trung lập. Kết quả này cho thấy đánh giá của người lao động về chính sách đào tạo của AIT-VN khơng tốt.
1- Hoàn tồn khơng đồng ý 11 15% 2- Không đồng ý 16 22% 3- Bình thường 33 45%
4- Đồng ý 14 19%
5- Hồn tồn đồng ý 0 0%
Hình 2.4: Kết quả khảo sát về việc đào tạo cho công việc & phát triển
Theo đề tài đánh giá thấy chính sách đào tạo của AIT-VN hiện nay là chưa tốt, các khóa đào tạo ngắn hạn nâng cao kỹ năng cho nhân viên khơng được chú trọng, có năm diễn ra một lần, và có nhiều năm thì khơng tổ chức. Ngồi ra, trung tâm có chính sách trao học bổng cho nhân viên theo học EMBA hàng năm là 1 nhân viên với mức hỗ trợ chỉ 75%. Chính sách học bổng được quy định trong bộ Chính sách và Thủ tục nhưng các chính sách đào tạo phát triển khác thì khơng được quy định rõ ràng.
1- Hồn tồn khơng đồng ý 12 16% 2- Không đồng ý 11 15% 3- Bình thường 28 38%
4- Đồng ý 19 26%
5- Hoàn toàn đồng ý 4 5%
Hình 2.5: Kết quả khảo sát về áp dụng kiến thức đào tạo cho cơng việc
Có 31% người cho phản hồi đồng ý rằng mình đã áp dụng những kiến thức đào tạo vào công việc, 31% ý kiến không đồng ý và 38% cho ý kiến trung lập. Tỷ lệ này tương tự như kết quả khảo sát về việc được đào tạo cho công việc, người lao động không được trung tâm đào tạo tốt nên không áp dụng được nhiều cho công việc.
Việc đào tạo phục vụ cho công việc hiện nay đang được trung tâm thực hiện thường xuyên là đào tạo cho nhân viên mới. Những nhân viên mới vào sẽ được người phụ trách Hành chính truyền đạt về những Chính sách và thủ tục làm việc của tổ chức và được quản lý trực tiếp hướng dẫn chun mơn. Ngồi việc đào tạo nội bộ, trung tâm cũng có gửi nhân viên tham gia các khóa học bồi dưỡng bên ngồi. Tuy nhiên, việc này được trưởng bộ phận quyết định và không thường xuyên.
2.2.1.1 Cơ hội được đào tạo và thăng tiến theo thời gian làm việc
Nhóm nhân viên có thâm niên dưới 1 năm cho mức đánh giá đều trên 3 đối với cơ hội thăng tiến và đào tạo, nhóm nhân viên làm việc trên 5 năm cho mức đánh giá dưới 3, và nhóm nhân viên từ 1-3 năm thâm niên cho mức đánh giá ở tầm trung bình. Sự chênh lệch giữa 2 nhóm dưới 1 năm và trên 5 năm là cách biệt lớn.
Như vậy, tỷ lệ người lao động cho ý kiến khơng tốt về chính sách thăng tiến và đào tạo của tổ chức nói chung tập trung nhiều ở nhóm nhân viên trên 5 năm là nhiều nhất. Tuy nhiên, cũng nên thấy rằng cấu trúc này là tương đối hợp lý đối với sự phát triển mở rộng khá hạn hẹp của AIT-VN hiện tại trong 20 năm nay ( 1993), kèm với sự phát triển chậm rãi đó, là nhu cầu gần như ổn định tại các “vị trí” cơng việc, nhu cầu tổ chức cùng với sự phấn đấu và cạnh tranh tại mỗi vị trí khơng thể hiện rõ ràng đã dẫn đến cơ hội thăng tiến các cấp càng lên cao sẽ càng hẹp lại.
Nhân viên trẻ và mới vào phải cần được đào tạo về nhiều mặt: kỹ năng, nghiệp vụ… nhưng họ có nhiều nhiệt huyết, họ năng động, dồi dào năng lượng nên thường hoàn thành vượt mức các nhu cầu cơng việc hiện có của tổ chức, thời gian cần đào tạo thường sẽ được rút ngắn lại cho cùng khối lượng, dẫn đến cảm nhận về cơ hội thăng tiến rõ ràng hơn.
2.2.1.2 Yếu tố cơ hội được đào tạo và thăng tiến theo độ tuổi
Nghiên cứu cho thấy nhân viên có độ tuổi trên 40 (27%) có cơ hội đào tạo, thăng tiến thấp, và ngược lại cơ hội đào tạo, thăng tiến cao với những nhân viên có độ tuổi dưới 30 (34%), trung bình với người trong độ tuổi 30-40 (39%).
Như vậy, số lượng người lao động đánh giá khơng tốt về chính sách thăng tiến và đào tạo là những người lao động trên 40 tuổi. Điều này cho thấy tổ chức đang thực hiện tốt chính sách đào tạo và thăng tiến cho những người người lao động dưới 40 và không tốt với những người trên 40.
Tuy nhiên, cũng nên chú ý rằng, với các công ty dịch vụ như mơ hình của tổ chức thì việc đào tạo thường chỉ tập trung cho nhân viên mới mà khơng có đào tạo lặp lại hàng năm như mơ hình nhà nước, cơng ty sản xuất. Vấn đề đào tạo thăng tiến thường sẽ chỉ có hình thức cử đi học bổ sung cho các nhu cầu nghiệp vụ cần nâng cao theo đòi hỏi thực tế của cơng việc hiện tại, trường hợp cơng việc có tính chất cố định thì khơng cần phải đào tạo lại, đào tạo thêm, nhân viên lâu năm với công việc cố định sẽ cảm nhận cơ hội đào tạo thăng tiến càng ít đi qua từng năm.
2.2.1.3 Yếu tố cơ hội được đào tạo và thăng tiến theo thu nhập
Hình 2.8: Phân tích yếu tố cơ hội được đào tạo và thăng tiến theo thu nhập
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thu nhập và cơ hội thăng tiến, đào tạo cho thấy những người có thu nhập trên 900 USD (7%) cảm thấy rằng mình khơng có nhiều cơ hội thăng tiến vì hiện tại đa số họ đã nắm giữ những vị trí rất quan trọng của tổ chức. Tổ
chức hiện tại chưa có chính sách thăng tiến cao hơn những vị trí này và chính sách này cũng ảnh hưởng tới kết quả của cơ hội đào tạo và thăng tiến theo vị trí của mục 2.2.1.4 dưới đây.
2.2.1.4 Yếu tố cơ hội được đào tạo và thăng tiến theo vị trí
Hình 2.9: Phân tích yếu tố cơ hội được đào tạo và thăng tiến theo vị trí
Kết quả nghiên cứu cơ hội thăng tiến và đào tạo theo chức vụ chỉ ra rằng đối với nhân viên (73%) có cơ hội thăng tiến cao hơn với quản lý (27%). Tuy nhiên, tình hình đánh giá của nhân viên về cơ hội thăng tiến và đào tạo cũng khơng khả quan lắm, điểm trung bình nhất chỉ có 3.24.
Kết luận: Nghiên cứu nhóm “cơ hội thăng tiến và đào tạo” cho thấy mức độ thăng tiến và được đào tạo ở tổ chức là khơng cao. Có đến 45% cho rằng mình khơng có cơ hội thăng tiến và 23% cảm thấy chính sách đào tạo thăng tiến khơng được công khai, minh bạch, 33% không được đào tạo tốt cho cơng việc. Chỉ có 37% cho phản hồi đồng ý với việc có cơ hội được thăng tiến và 19% được đào tạo trong công việc. Qua phân tích, đề tài nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng theo thâm niên, độ tuổi, thu nhập và vị trí của các thành viên trong tổ chức. Người có cơ hội được đào tạo và thăng tiến không tốt nhất trong tổ chức là những người ở vị trí quản lý có thâm niên trên 5 năm, mức lương trên 900 USD, độ tuổi trên 40. Tổ chức cần có chính sách đào tạo và thăng tiến riêng biệt cho những đối tượng này vì đây là những nhân viên chủ chốt, có thâm niên lâu năm mà tổ chức cần quan tâm và động viên.