GIÁ TRỊ DI CHÚC CỦA BÁC VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO BÀI GIẢNG MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu DI CHÚC của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH và VIỆC vận DỤNG vào GIẢNG dạy các môn KHOA học lý LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY (Trang 79 - 84)

II. Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, sinh viên trong Trường Đại học hiện nay

GIÁ TRỊ DI CHÚC CỦA BÁC VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO BÀI GIẢNG MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VÀO BÀI GIẢNG MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bộ môn Tư tương Hồ Chính Minh

Ngày 7/11/2006, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 06 - CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Mục đích của

cuộc vận động là làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức của Người; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng… Cuộc vận động được phát động rộng rãi trong toàn xã hội, bắt đầu từ ngày 3/2/2007 và tổng kết vào ngày 3/2/2011. Cùng với cuộc vận động đó, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã và đang từng ngày, từng giờ thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người để lại.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết trong thời gian từ tháng 5/1965 cho tới tháng 5/1969. Di chúc là kết tinh những tinh hoa về đạo đức và tâm hồn cao đẹp của Bác, chứa đựng những nội dung cơ bản, những quan điểm cốt yếu nhất tư tưởng của Người, đồng thời nó vạch ra phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam. Cho đến hôm nay, Di chúc vẫn được coi là một văn kiện có giá trị lịch sử quan trọng, trong đó sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học và tính thực tiễn trên nền tảng chủ nghĩa nhân văn cao đẹp đã làm nên giá trị chân chính và bền vững của Di chúc.

Có thể nói, Di chúc của Bác là những lời căn dặn các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau về những giá trị lý luận và thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam trong các lĩnh vực xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể, bồi dưỡng giáo dục con người mới xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế, đối ngoại...,trong đó Người đặc biệt quan tâm đến Đảng ta, bởi vậy mà “trước hết” Người nói về Đảng: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bìnhphê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.”(1).

Trong Di chúc, chúng ta nhận thấy Bác đã đánh giá rất cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Nhưng cùng với việc khẳng định vai trò to lớn của Đảng, Bác cũng chỉ ra nhiệm vụ cụ thể của Đảng là phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân và phục vụ Tổ quốc. Tiếp đến để minh chứng cho thành quả mà Đảng đã thực hiện, Bác nói: “cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”(2). Như vậy, chỉ qua mấy dòng trong Di chúc, Bác đã khái quát được rất nhiều vấn đề. Trước hết là vai trò nhiệm vụ của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, đồng thời chỉ rõ sự cần thiết dưới sự lãnh đạo của Đảng và đặc biệt hơn là tinh thần đoàn kết giữa dân với Đảng cũng như về mối quan hệ biện chứng giữa dân với Đảng mà Bác muốn nhắc nhở con cháu đời đời phải ghi nhớ.

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề đoàn kết luôn xuyên suốt trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Nó là vấn đề được Người rất quan tâm. Người khẳng định: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”(3). Ở đây Bác dùng từ ngữ thật giản dị, dễ hiểu nhưng lại rất sâu sắc: “giữ dìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Hình ảnh “con ngươi” là một bộ phận rất quan trọng của con người được Bác dùng để nói về sự đoàn kết nhất trí trong Đảng càng làm cho chúng ta nhận thức được sâu sắc hơn vai trò, vị trí của đoàn kết nhất trí trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân ở nước ta hiện nay. Dụng ý của Bác khi nói đến đoàn kết trong Đảng, trước hết cần phải xuất phát từ ý thức của mỗi cá nhân. Trong cuộc sống, Người luôn tìm cách quyét sạch chủ nghĩa cá nhân nhưng không hề xem nhẹ vai trò của cá nhân. Theo Bác, chỉ khi nào lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể thống nhất thì lúc đó mới mong đạt được kết quả cao nhất, sự đoàn kết trong

Đảng cũng vậy. Phải đoàn kết thực sự, đoàn kết trên cơ sở tự phê bình và phê bình. Bác khẳng định: “Mục đích tự phê bình và phê bình đều nhằm giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, cùng nhau tiến bộ”(4). Nói chuyện với đồng bào tỉnh Yên Bái vào ngày 25/9/1958, Người đã chỉ ra rằng: “Ví dụ, 10 dân tộc ở tỉnh nhà như 10 ngón tay. Nếu xoè 10 ngón tay mà bẻ từng ngón như thế có dễ bẻ không? Nếu nắm chặt cả 10 ngón tay thì có bẻ được không? Nếu kẻ thù nào chia rẽ thì phải làm thế nào? Thì phải đập vào đầu chúng nó. Đó là điểm thứ nhất tại sao phải đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc”(5).

Đảng ta là một Đảng cầm quyền cho nên Bác mong muốn Đảng thực hiện tốt sứ mệnh cao cả mà nhân dân giao phó là làm cho đất nước được độc lập, nhân dân được tự do, mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc chứ không phải Đảng cầm quyền hạch sách, nhũng nhiễu, tham ô của dân…

Mỗi đảng viên phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, đạo đức cách mạng được nhắc đến trong Di chúc của Bác là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Chỉ khi nào người cách mạng thấm nhuần nó, tự giác thực hiện và thực hiện tốt, lúc đó mới lãnh đạo được nhân dân. Bác thường nói: “cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(6). Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao vai trò của đạo đức, người dùng hình ảnh để so sánh đạo đức của con người như cây phải có gốc, sông phải có nguồn cho nên đảng viên tất yếu phải có đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, người lãnh đạo không phải là để đè đầu cưỡi cổ nhân dân mà phải là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Bác khẳng định người cán bộ, đảng viên không có mục đích nào khác là phục vụ lợi ích của nhân dân. Theo Bác: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”(7). Từ sự phân tích Di chúc của Bác, chúng ta nhận thấy tư tưởng của Bác là sự kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Việc đề cao vai trò của đạo đức là kết qủa của sự kế thừa có chọn lọc tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử và các nhà tư tưởng lỗi lạc khác.

Đối với những giảng viên giảng dạy các môn học Lý luận chính trị, nhất là môn Tư tưởng Hồ Chí Minh thì việc đưa Di chúc của Bác lồng vào trong bài giảng là rất cần thiết. Thực hiện tốt việc này sẽ tạo cho bài giảng thêm sinh động và mang đến cho người học có cái nhìn thực tế hơn tư tưởng của Bác. Chẳng hạn, chúng ta có thể vận dụng những điều Bác viết về Đảng, Bác đánh giá vai trò lãnh đạo của Đảng vào bài Tư tưởng Hồ chí Minh về Đảng Cộng sản. Vấn đề đại đoàn kết đưa vào chương đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; vấn

đề đạo đức cách mạng gắn với Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và đạo đức… Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa được thể hiện trong những tác phẩm rất cụ thể, vừa là sự tổng hợp từ những bài nói, viết trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng nước ta, trong đó có Di chúc.

Sử dụng nội dung của Di chúc trong giảng dạy, chúng ta cần phải đặt ra những câu hỏi cho học sinh sinh viên liên hệ và vận dụng vào thực tiễn. Chẳng hạn, vấn đề làm thế nào để giữ dìn sự trong sạch bộ máy lãnh đạo của Đảng ta hiện nay? Vấn đề đạo đức trong nền kinh tế thị trường? Vấn đề đoàn kết trong học tập, lao động và sản xuất? Hay vấn đề tự phê bình và phê bình trong Đảng… Từ đó chúng ta dẫn dắt sinh viên vào việc tự phê bình và phê bình trong quá trình học tập, rèn luyện của mỗi người.

Vận dụng nội dung của Di chúc trong giảng dạy, giảng viên nên giới thiệu cho sinh viên sưu tầm các tài liệu liên quan để phục vụ cho thảo luận, thông qua đó giúp họ nhận thức được những việc chúng ta đã làm được và chưa làm được trong 40 năm thực hiện Di chúc của Người. Đây cũng chính là cơ hội tốt giúp cho học sinh sinh viên tìm hiểu sâu hơn Di chúc của Bác cũng như liên hệ với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Để kết hợp với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên nghiên cứu, biên soạn nội dung Di chúc và đưa Di chúc vào trong chương trình giáo dục học sinh sinh viên, nhờ đó mà giúp họ nhận thức được sâu sắc hơn những giá trị của Di chúc - những lời di huấn thiêng liêng mà Người để lại cho toàn dân tộc./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1). Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2008 (2),(3) - Di chúc, Sđd, tr.36

(4). Tự phê bình, phê bình, sửa chữa, 26/7/1956, tr.18, tr.222 (5). Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb.CTQG

(6). Hồ Chí Minh, Sửa đổi lối làm việc, 10/1947, tr.15, tr.252 (7). Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Thanh niên (8). Internet (Tạp chí Triết học, Tạp chí Cộng sản,…)

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu DI CHÚC của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH và VIỆC vận DỤNG vào GIẢNG dạy các môn KHOA học lý LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY (Trang 79 - 84)