LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ThS. Trần Thị Lệ Hằng
Bộ môn Đường lối cách mạng…
Trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, đến khi từ biệt thế giới này vào ngày 2/9/1969. Người đã để lại cho hậu thế một di sản tinh thần mang giá trị phổ biến toàn nhân loại. Di sản ấy là Di chúc, Di chúc là một văn kiện lịch sử, đã kết tinh những tinh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp của Người. Trong Di chúc của Người đã đúc kết những nội dung cơ bản, những quan điểm cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, vạch ra
phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và mai sau. Đó là bản Di chúc mang tầm thời đại:
“Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".
Bốn mươi năm về trước, vào ngày 2/9/1969, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt nhất, Bác Hồ đau nặng và đã ra đi vào cõi vĩnh hằng. Để lại nỗi mất mát lớn lao không gì bù đắp nổi trong lòng nhân dân ta. Vượt lên nỗi đau thương, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta nỗ lực phấn đấu để giành độc lập hoàn toàn, thống nhất Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam giàu mạnh như những điều mong muốn cuối cùng trong bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu căn dặn chúng ta.
Biết ơn Người, năm nay toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta kỷ niệm bốn mươi năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bốn mươi năm qua cũng là sự phấn đấu bền bỉ, là sự đồng sức, đồng lòng của chúng ta để thực hiện những ước nguyện thiêng liêng của Người để lại trong Di chúc.
Trước hết: Nói tới giá trị thời đại về bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hồ Chủ tịch đặt bút viết bản Di chúc ngày 10/5/1965, khi đó Người đã bước sang tuổi 75, vào tuổi "xưa nay hiếm” đây cũng là điều may mắn cho dân tộc ta. Bản Di chúc không phải chỉ viết một lần mà trong những năm sau đó, cứ từ ngày 10/5 đến 20/5, hàng ngày Người chọn giờ đẹp nhất (tức là 9 giờ sáng) để chỉnh sửa bản Di chúc - tài liệu đặc biệt bí mật, như cách Người gọi.
Trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh tới truyền thống đoàn kết của Đảng, về thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, về việc giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, về sự đoàn kết của Đảng với phong trào cộng sản thế giới.
Hiểu về tư tưởng đoàn kết, đại đoàn kết của Người trong bản Di chúc không phải là sách lược, mà là vấn đề chiến lược, không chỉ đoàn kết trong những giai đoạn cụ thể mà còn là lâu dài, không phải là một biện pháp đơn
thuần tập hợp lực lượng trong đấu tranh cách mạng, mà được nâng lên tầm đường lối, không phải là một thủ đoạn để tranh thủ quần chúng, mà là tâm huyết vì sự sống còn của giống nòi Việt Nam và vinh quang của dân tộc.
Đối với cách mạng Việt Nam, đại đoàn kết trở thành chiến lược lớn và được Người khái quát thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân ta, đó là:
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công”(1).
Vấn đề cốt lõi trong tư tưởng đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải đoàn kết nhất trí trong Đảng về đường lối, chủ trương, chính sách. Về tổ chức thực hiện để đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế và muốn thật sự đoàn kết thì phải dân chủ thực sự trong Đảng. Vì vậy, trong Di chúc Người lại viết: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”(2) .
Sự đoàn kết nhất trí trong Đảng được Người hết sức coi trọng, Người nhấn mạnh: “Sự đoàn kết nhất trí trong Đảng càng thêm vững chắt, bảo đảm cho Đảng ta càng thêm trong sạch, càng mạnh mẽ, bảo đảm cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của chúng ta càng giành được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa”(3).
Sức mạnh của Đảng ta là sự đoàn kết nhất trí, nên để giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng phải “ thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng”(4).
Thống nhất lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế, kết hợp chặt chẽ phương châm tự lực tự cường với mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một đặc điểm nổi bật trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Người chủ trương không chỉ đoàn kết dân tộc mình, mà còn đoàn kết quốc tế, trước hết là với các dân tộc cùng chung lý tưởng, với nhân loại yêu chuộng hòa bình, tiến bộ, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, hợp tác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Đoàn kết quốc tế đem lại tầm vóc mới cho từng dân tộc, làm cho sức mạnh của mỗi dân tộc được nhân lên gấp bội.
Ở Người, chủ nghĩa yêu nước bao giờ cũng kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế. Vì vậy, trong nghị quyết của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc khi kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá Hồ Chí Minh như sau: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt
xuất và quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” và “Tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc…”. “Cụ Hồ vừa là người quốc gia nhất, đồng thời là người quốc tế nhất”(5).
Ngoài ra di sản tinh thần mà Người để lại cho Đảng ta, nhân dân ta hết sức to lớn, phong phú trên nhiều lĩnh vực. Một trong những di sản vô giá đó là tư tưởng về giáo dục, bồi dưỡng và đào tạo thanh niên. Người chú trọng vai trò của thế hệ trẻ, lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của dân tộc và việc cần thiết bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Người đã từng nói: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây; Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Đặc biệt trong bài “ Thư gửi học sinh ” nhân ngày khai giảng năm học mới, năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ: “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”(6).
Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò, vị trí của thanh niên đối với vận mệnh của dân tộc, do đó Người đã di chúc lại: “ Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Noi gương Người, toàn thể nhân dân ta, thanh niên ta nguyện ra sức trau dồi mình thành những con người mới, làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, đi tới đích cuối cùng.
Đối với nhân dân lao động, Người căn dặn "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã suy tư, trăn trở, nung nấu tìm tòi một thiết chế xã hội mới cho dân tộc mình sau khi giành được độc lập, làm sao để cho nhân dân thật sự được sống trong tự do, hạnh phúc. Đó là mong ước, là mục đích hoạt động của cả cuộc đời Người. Người so sánh rằng, nếu nước được độc lập, mà dân vẫn đói rét, thì độc lập cũng chẳng làm gì. Dân chúng số đông chỉ thực sự thấy được giá trị và ý nghĩa của độc lập tự do khi họ được ăn no mặc ấm, được đảm bảo những quyền và lợi ích của con người, của người công dân trong một nước độc lập tự do. Vì vậy, quan điểm phát triển kinh tế của Người là phải xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và làm cho nền kinh tế đó hướng vào phục vụ đời sống con người, phải đảm bảo cho mỗi người lao động có công ăn việc làm, có mức sống vật chất và đời sống tinh thần ngày một nâng cao. Muốn đạt được điều đó thì các chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ phải đúng đắn, kịp thời.
Trong bản Di chúc, Người đề cập nhiều vấn đề, trong đó luôn luôn nhấn mạnh đạo đức và lòng trung thành của người cán bộ. Mục tiêu tối cao hướng tới là phục vụ nhân dân vô điều kiện, tất cả là đặt quyền lợi của nhân dân, của Tổ quốc lên trên, còn quyền lợi của mình sẽ nằm trong quyền lợi của nhân dân, của dân tộc. Một khi quyền lợi của toàn thể dân tộc, nhân dân có thì sẽ có quyền lợi của dân tộc mình, chứ không nên suy bì gì. Người cán bộ là phải đề cao đức tính hy sinh của mình.
Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng, tầm chiến lược to lớn và có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Tinh thần của Di chúc xuyên suốt bốn mươi năm và còn đi theo chúng ta nhiều năm nữa. Đó là mục tiêu phấn đấu để xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, giàu mạnh, sánh vai với các nước khác trên thế giới này. Và công việc đó là công việc một đời người không làm được, hai đời người không làm được mà có thể nhiều đời người, là toàn Đảng, toàn dân có thể làm được. Đó là tầm nhìn hết sức lớn lao mà chúng tôi cho rằng ý nghĩa thời đại chính là ở chỗ, một tầm nhìn xuyên suốt thế kỷ.
Thứ hai: Đồng lòng, đồng sức học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ.
Những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu trong Di chúc là kim chỉ nam để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta nỗ lực đạt nhiều thành tựu to lớn trong bảo vệ và xây dựng đất nước. Bốn mươi năm qua, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch được Đảng, Chính phủ và nhân dân giao cho trọng trách giữ gìn lâu dài di sản văn hoá của Người, đồng thời để phát huy thật tốt những giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua việc nghiên cứu, sưu tầm, trình bày tư liệu, hiện vật. Ông Bùi Kim Hồng, Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã kể lại: Bốn mươi năm nay, chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và khai thác những tài liệu hiện vật gắn liền với cuộc sống đời thường của Bác; những tài liệu hiện vật rất gần gũi, bộ quần áo, đôi dép, đồ dùng hàng ngày rồi đến bữa ăn của Người, đều toát lên một đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính vì mọi người.
Ngay tại nơi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc trong 15 năm, thể hiện một cách đầy đủ nhất, sinh động nhất và như các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhấn mạnh "Đây là một trường học lớn". Chúng tôi lấy đây là trọng tâm để góp công, góp sức vào việc nghiên cứu giới thiệu thật đầy đủ về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cũng như đối với bầu bạn quốc tế.
GS.TS Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta coi trọng đạo đức Hồ Chí Minh bởi vì trước hết Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương rất trong sáng về đạo đức. Người là tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, đạo đức của dân tộc. Cho nên chúng tôi cho rằng chúng ta phải tiếp tục nhận thức sâu sắc hơn và học tập quán triệt tư tưởng đạo đức của Bác, đặc biệt làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Hai năm qua, hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cả nước dấy lên phong trào học tập và đặc biệt là làm theo tấm gương đạo đức của Người. Những việc làm đó góp sức làm cho đất nước ta ngày càng giàu mạnh, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Thứ ba: Sự vận dụng trong công tác giảng dạy các môn lý luận chính trị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một thiên tài, suốt một đời vì nước vì dân. Những tư tưởng của Người để lại là những viên ngọc quí sáng ngời trong Di chúc, là kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta.
Theo lời dặn của Người và để xứng đáng với danh hiệu mà Đảng và Nhà nước đã tặng cho nghề giáo “Người kỹ sư tâm hồn” xứng đáng với tiêu chí tiên phong “Người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa”. Chúng tôi là những thầy, cô giáo đang công tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nguồn nhân lực con người cho đất nước. Bằng tình cảm và trách nhiệm của mình quyết đưa những giá trị mang tầm thời đại của Di Chúc vào cuộc sống nói chung vào giảng dạy trong trường học nói riêng để học sinh hiểu sâu hơn và thực hiện tốt ước nguyện của Người.
Được sự quan tâm dìu dắt, dạy dỗ khi Người còn sống. Và khi Người đã đi xa thì lời dạy ấy vẫn ăn sâu vào trong tiềm thức mỗi chúng tôi. Đồng thời dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhiều thế hệ thanh niên, sinh viên Việt Nam đã trưởng thành về mọi mặt từ phẩm chất chính trị, đạo đức đến chuyên môn, ngành nghề và đã có những cống hiến to lớn vào những thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; với chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế của những năm đổi mới đã có nhiều thay đổi: kinh tế phát triển đời sống của nhân dân được ổn định; văn hóa – xã hội và các tệ nạn xã hội phần nào cũng đã được đẩy lùi.
Song mặt trái của nó vẫn còn một số tiêu cực, đặc biệt do ảnh hưởng của cơ chế thị trường làm suy giảm, xuống cấp về đạo đức, lối sống. Đây là những thách thức lớn cho dân tộc ta nói chung và những người làm công tác giáo dục nói riêng. Trong đó nền giáo dục chịu sự thách thức trực tiếp và gay gắt. Vì vây, với vai trò và vị trí của người thầy giáo, cô giáo làm công tác giáo dục ở lĩnh vực chính trị tư tưởng là không chỉ chủ động, tích cực trong giáo dục đạo đức và nghề nghiệp mà còn đổi mới, cải tiến nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo, phương pháp dạy và học, làm cho việc dạy và học của môn học lý