CHÚC HỒ CHÍ MINH GIÁ TRỊ VÀ HIỆN THỰC

Một phần của tài liệu DI CHÚC của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH và VIỆC vận DỤNG vào GIẢNG dạy các môn KHOA học lý LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY (Trang 57 - 62)

GIÁ TRỊ VÀ HIỆN THỰC

Nguyễn Hữu Tâm

Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã kiên trì và nhất quán đi theo con đường đã lựa chọn. Dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã vững bước tiến lên giành được những thắng lợi lịch sử có tầm thời đại.

40 năm đã qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào cõi vĩnh hằng. Bản Di chúc thiêng liêng mà Người để lại đã mở đầu bằng một lời dự báo thiên tài mà lịch sử từng khẳng định: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”. Bác còn nói: “Còn non, còn nước, còn người. Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”.

Bản Di chúc cũng đã được kết thúc bằng một lời căn dặn đầy tâm huyết mà đến tận ngày nay vẫn còn nóng bỏng tính thời sự: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Với Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng do Bác Hồ sáng lập, giáo dục và rèn luyện, Người đã lãnh đạo cuộc cách mạng của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bác nhắc nhủ: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Bản Di chúc tuy rất ngắn gọn (chỉ hơn 1.000 từ) nhưng nó chứa đựng biết bao giá trị tư tưởng và tình cảm, là sự kết tinh một đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, đem lại sự đổi mới của dân Việt Nam ta, đồng thời để lại những di sản bất hủ đối với những thế hệ mai sau”. Ba điều trích dẫn trên đây - về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, về xây dựng đất nước sau chiến tranh và về việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng - hiển nhiên chưa phải là tất cả những điều Bác Hồ căn dặn lại. Nhưng đó là ba điều cơ bản nhất, then chốt nhất, ba điều mà toàn Đảng, toàn dân ta dốc lòng, dốc sức thực hiện trong 40 năm qua.

Kiểm điểm lại, ta thấy những thành tựu mà nhân dân ta đạt được là rất to lớn. Nhưng những gì còn phải làm để thực hiện trọn vẹn Di chúc của Bác thì vẫn đang ở phía trước. Kháng chiến thắng lợi mở ra thời kỳ xây dựng đất nước. Mùa xuân năm 1975, hơn 5 năm sau ngày Bác đi xa, bằng một cuộc Tổng tiến công và nổi dậy chưa từng thấy, chúng ta đã hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Chúng ta có thể tự hào nói rằng, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã mở ra một thời kỳ mới của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Đảng ta, qua sáu kỳ Đại hội, từ Đại hội IV (l976) đến Đại hội X (2006) đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, khai phá con đường đi lên nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách đúng đắn nhất, hiệu quả nhất. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI đến nay là một công trình sáng tạo lớn. Đổi mới tuy nằm trong trào lưu “cải tổ” và “cải cách” của nhiều nước xã hội chủ nghĩa thời bấy giờ nhưng lại được tiến hành theo một chiến lược và mô hình, phù hợp với tình hình và đặc điểm Việt Nam. Chính nhờ sự đúng đắn ấy mà trong gần 23 năm qua, dù thế giới trải qua nhiều biến động, trong nước có lúc gặp bước gian nguy, song sự nghiệp đổi mới vẫn không ngừng tiến lên và giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

Đại hội X của Đảng ta nhận định: Bộ mặt của đất nước đã có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế của nước ta trên thế giới không ngừng nâng cao. Đặc biệt coi trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Điều đáng ghi nhận trước tiên là trong lãnh đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng, Đảng đã dành sự chú trọng đặc biệt đến công tác xây dựng Đảng, coi việc nâng cao không ngừng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Đảng chủ trương gắn kết chặt chẽ ba nhiệm vụ cơ bản: Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội. Những thành tựu to lớn mà nhân dân ta giành được trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho đến nay đều gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Tuy vậy, Đảng ta cũng nghiêm túc tự phê bình rằng chúng ta còn chưa làm được nhiều điều Bác Hồ căn dặn trong nhiệm vụ xây dựng Đảng cầm quyền.

Thấm thía về cái giá phải trả cho những sai lầm, khuyết điểm do giáo điều, chủ quan duy ý chí, Đảng ta và nhân dân ta càng nhận thức sâu sắc hơn đối với di sản tinh thần vô giá mà Người đã để lại cho chúng ta. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã thực sự là nguồn trí tuệ, nguồn động lực soi sáng và thúc đẩy công cuộc đổi mới của chúng ta.

Cho đến hôm nay, cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong nhiều năm qua, nhất là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được phát động từ sau Đại hội X đến nay, chính là để Đảng ta khắc phục sai lầm và khuyết điểm, khôi phục và phát huy những phẩm chất cao đẹp, thực hiện đúng Di chúc của Bác Hồ, làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân./.

TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG “ĐOÀN KẾT LÀ SỨC MẠNH, LÀ THEN CHỐT CỦA SỨC MẠNH, LÀ THEN CHỐT CỦA

THÀNH CÔNG” TRONG DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Đỗ Văn Đạo

Bộ môn Đường lối cách mạng…

Những ngày thu năm nay dân tộc ta kỷ niệm 64 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và cũng là ngày kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi về với “Thế giới người hiền” tại ngôi nhà sàn đơn sơ thuộc khu vực của Quảng trường Ba Đình lịch sử.

Lịch sử đã có sự trùng hợp thiêng liêng và kỳ diệu. Hai sự kiện diễn ra vào hai thời điểm khác nhau của đất nước nhưng lại gắn bó chặt chẽ như một tất yếu lịch sử. Có sự mở đầu bằng Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 mới có chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy chôn vùi chế độ thực dân cũ thống trị đất nước ta gần một thế kỷ; mới có Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đánh sập chủ nghĩa thực dân mới, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, dân tộc ta đã thực hiện được ước nguyện lớn lao nhất và mong mỏi nhiều nhất lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là thống nhất đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đón nhận quy luật cuộc sống thật ung dung và thanh thản, Người chuẩn bị cho việc ra đi của mình bằng những lời dặn dò tâm huyết qua bản Di chúc. 40 năm đã qua, đọc bản Di chúc mà Người để lại, trong lòng mỗi người dân Việt Nam ai cũng dâng trào niềm xúc động trước sự quan tâm lo lắng của Người đối với tương lai của non sông đất nước, là sự thể hiện tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Người với Tổ quốc, với nhân dân và với sự nghiệp cách mạng.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được coi là văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh những tinh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp. Những tư tưởng và quan điểm cốt yếu của Người thể hiện trong bản Di chúc đã vạch ra những phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và tương lai mai sau.

Tìm hiểu Di chúc của Chủ tịch Hồ chí Minh cho chúng ta thấy một trong những Di nguyện mà Người đã nhấn mạnh và nhắc lại nhiều lần trong bản Di

chúc đó chính là vấn đề về “Đoàn kết”. Có lẽ Người muốn nhắc nhở cho các thế sau, cho cách mạng Việt Nam rằng “Đoàn kết” đó không chỉ là sự phát huy một truyền thống quý báu của dân tộc ta, mà “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”, như lúc sinh thời Người đã từng nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Một phần của tài liệu DI CHÚC của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH và VIỆC vận DỤNG vào GIẢNG dạy các môn KHOA học lý LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w