GIÁ TRỊ DI CHÚC HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu DI CHÚC của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH và VIỆC vận DỤNG vào GIẢNG dạy các môn KHOA học lý LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY (Trang 25 - 31)

GIẢNG DẠY TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Tân

Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết những giá trị tư tưởng lớn lao và định hướng đúng đắn con đường cách mạng Việt Nam phải đi và phải đến. Tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã được thể hiện thành những nội dung cụ thể trong hệ thống tư tưởng của Người đến nay vẫn con nguyên giá trị giáo dục, định hướng cho thế hệ mai sau phấn đấu vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng, sâu sắc với những nội dung tư tưởng rất cô đọng như về Đảng, về thanh niên, về nhân dân cũng như về tinh thần quốc tế trong sáng của người Cộng sản.

Mở đầu Di chúc, Hồ Chí Minh “nói về Đảng”, đó không phải là một sự ngẫu nhiên, mà theo Người: Đảng ta là đảng cầm quyền. Điều đó, Người nhằm khẳng định vị trí, vai trò to lớn của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội Việt Nam, nhiệm vụ của Đảng rất vẻ vang nhưng rất nặng nề. Đảng ta từ khi ra đời đến nay nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Chính vì Hồ Chí Minh nhận thấy được vai trò của Đảng trong tiến trình cách mạng nên Người đã đặc biệt nhấn mạnh trong bản Di chúc của mình trước khi “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác”(1). Để có được những thắng lợi vẻ vang trong lịch sử cũng như trên chặng đường tiếp theo thì trong Đảng phải đoàn kết chặt chẽ, “là đảng đạo đức, là đảng văn minh”, chống tư tưởng cơ hội, thực dụng… Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, làm trong sạch đội ngũ đảng viên”(2). Mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc sinh hoạt đảng và phải thấm nhuần đạo đức cách mạng. Đảng là văn minh, là sự khẳng định yêu cầu về trí tuệ, Đảng phải thường

xuyên nâng cao trình độ tổ chức lãnh đạo gắn với tiến trình phát triển của lịch sử văn minh nhân loại. Mỗi đảng viên, mỗi tổ chức Đảng và toàn Đảng phải “không ngừng nâng cao trình độ chính trị, học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức lãnh đạo, quản lý và vận động nhân dân”(3); đặc biệt phải nâng cao trình độ trí tuệ, coi đây là một mặt trận mới cần giành lấy và giữ lấy.

Mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, phương thức lãnh đạo của Đảng phải được điều chỉnh, thay đổi phù hợp với thực tế đòi hỏi của cuộc sống, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của nhiệm vụ cách mạng. Xác định đúng phương thức lãnh đạo của Đảng là vấn đề mấu chốt đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và xây dựng hệ thống chính trị, chiến tranh đã đi qua, hòa bình lặp lại dưới sự lành đạo của Đảng nhân dân ta đang tiến hành xây dựng về mọi măt: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội để thực hiện giai đoạn cách mạng thứ hai đó là tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại trong Di chúc không phải là của cải, tiền bạc, sự kế thừa địa vị mà là những lời dặn dò tâm huyết, những bài học được đúc kết từ thực tế cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và từ kết quả của tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, Di chúc của Người không những có ý nghĩa thiêng liêng với hiện tại mà còn nguyên giá trị to lớn đối với tương lai. Bản Di chúc là một sức mạnh tinh thần thôi thúc mỗi công dân Việt Nam đồng sức, đồng lòng đưa đất nước mình sánh vai với các cường quốc năm châu.

Là người giảng dạy, tiếp cận, nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, tôi cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm thực hiện cũng như tuyên truyền, giáo dục, động viên thế hệ trẻ thực hiện những lời căn dặn trong Di chúc của Người. Những người chưa vào Đảng thì cố gắng phấn đấu để đứng vào hàng ngũ của Đảng; các cán bộ, đảng viên thì gương mẫu, có đầy đủ những phẩm chất cơ bản là: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tình yêu thương con người, sống có tình có nghĩa và có tinh thần quốc tế trong sáng, xứng đáng là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Trong Di chúc, Bác cũng căn dặn chúng ta cần phải xây dựng một Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có đội ngũ cán bộ, đảng viên ưu tú thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và đạo đức cách mạng, đáp ứng được vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới.

Sức sống trường tồn của Di chúc, ánh sáng kỳ diệu toả ra trong toàn bộ bản Di chúc là những tư tưởng nhân văn cách mạng ngời sáng, đầy giá trị nhân

bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà trước hết là nói đến con người, tình yêu thương con người.

- Lòng thương yêu con người của Bác trong Di chúc rất rộng lớn, bao hàm mọi người, mọi tầng lớp và đến mỗi con người. Bác đã thể hiện sự cảm thông và quan tâm sâu sắc đối với toàn thể đồng bào và chiến sĩ cả nước, thanh niên xung phong, với đoàn viên và thanh niên, nông dân, các cụ phụ lão, phụ nữ và nhi đồng, với những nạn nhân của chế độ cũ… Với từng đối tượng, Bác đều chỉ ra những công việc cụ thể cần phải làm để đáp ứng những nguyện vọng, nhu cầu thiết thân của họ. Tình thương yêu con người của Bác không chỉ thể hiện với toàn dân, toàn Đảng mà còn đối với các đồng chí, anh em, bầu bạn, thanh niên và nhi đồng quốc tế. Tình yêu thương con người là sự cảm thông sâu sắc, sự biết ơn, trân trọng con người và niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của con người. Lòng thương yêu con người của Bác không chỉ là sự quan tâm, chăm sóc mà còn là sự nhắc nhở chăm lo cải tạo và xây dựng con người, nhằm giải phóng con người.

Lòng thương yêu con người của Bác không chỉ là sự quan tâm, tin tưởng, giáo dục động viên mà còn phải hành động, làm những việc thiết thực, đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu của con người. Theo Bác: “nước độc lập mà dân không được hưởng ấm no, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Nước ta còn nghèo và lạc hậu, lại trải qua nhiều năm chiến tranh khốc liệt, sự hy sinh và cống hiến của nhân dân là vô cùng to lớn. Thương yêu con người không phải chỉ bằng lời nói mà phải bằng những hành động và việc làm cụ thể vì con người. Bác chỉ rõ: sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước đều nhằm mục tiêu phục vụ con người. Trong Di chúc, Bác viết: “Đảng cần phải có một kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”(4). Với nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, những công việc đối với con người, Bác yêu cầu “phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm”. Bác căn dặn, ngay sau chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược, phải quan tâm giải quyết đời sống cho các tầng lớp nhân dân, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Đối với thương binh phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, tạo điều kiện để họ dần dần có thể “tự lực cánh sinh”. Đối với gia đình thương binh, liệt sĩ phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ đói rét. Đối với những người trẻ tuổi đã trải qua rèn luyện trong chiến đấu phải đào tạo, bồi dưỡng để họ xứng đáng là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đối với nông dân, Bác đề

nghị miễn thuế nông nghiệp một năm để đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất...

Tình yêu thương con người là một tư tưởng sâu đậm trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của người cộng sản. Tình thương yêu con người ấy cũng là nền gốc để quy tụ, đoàn kết hết thảy mọi tầng lớp, mọi lực lượng, mọi con người, tạo nên sức mạnh vĩ đại để giải phóng cho dân tộc, cho mọi người và cho mỗi con người. Tiếp nối truyền thống của dân tộc ta là sống có tình có nghĩa và thực hiện Di chúc của Người chúng ta cần phải học tập, làm theo tấm gương đạo đức cao đẹp của Bác, để xây dựng một nền đạo đức mới, kiên quyết loại trừ, bác bỏ những tư tưởng suy đồi, những hành vi vô đạo đức trong xã hội.

Đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị của con người và con người luôn khao khát vươn tới chân, thiện, mỹ...vì thế mà trước hết con người phải tu dưỡng về mặt đạo đức. Vậy đâu là những chuẩn mực đạo đức? Trong Di chúc, Bác đã chỉ ra cho chúng ta những vấn đề cơ bản nhất. Trong điều kiện hiện nay, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tình yêu thương con người được thể hiện như thế nào cho đúng phẩm chất của một chiến sĩ Cộng sản? Chúng ta cần có những nội dung và chương trình hành động cụ thể, nói đi đôi với làm, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Đặc biệt là trong cơ chế thị trường một số người đã đặt giá trị của đồng tiền lên trên giá trị đạo đức, nhiều người thờ ơ với những nỗi đau của những người xung quanh mình, một số cán bộ thoái hóa biến chất, tư lợi cho riêng mình, những điều đó tác động không tốt đến tâm lý của thanh niên, nó tác động trực tiếp đến đạo đức của thế hệ trẻ. Do đó chúng ta cần phải khơi dậy truyền thống yêu thương con người của dân tộc Việt Nam, hướng cho thế hệ trẻ một hành động cụ thể sau khi đã được học tập, nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Mính.

- Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta: “Sống có tình có nghĩa, ...bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong.... Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Công tác thanh niên là một di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ nước ta. Đó cũng là cống hiến to lớn vào kho tàng lý luận giáo dục theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại ngày nay. Khi đề cập đến thanh niên, trong bản Di chúc nó không chỉ có ý nghĩa khích lệ thế hệ trẻ thực hiện sứ mệnh của mình đối với dân tộc trong thời chiến mà đến nay, khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa thì tư tưởng đó của Người vẫn còn nguyên giá trị. Vì tương lai của đất nước, của dân tộc nằm ngay trong tay các thế hệ thanh niên. Thanh niên là lực lượng cách mạng hùng hậu, bộ phận quan trọng của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh. Điều này phản ánh một vấn đề có tính quy luật, đó là sự “bàn giao thế hệ". Mỗi thế hệ chỉ có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong một chặng đường cách mạng nhất định và phải được thế hệ sau tiếp bước. Đó chính là thanh niên, “người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội” mà Bác Hồ khẳng định trong Di chúc.

Là người có nhiệm vụ truyền đạt, tìm hiểu, trao đổi, nghiên cứu về tư tưởng của Người để góp phần vào nhiệm vụ chung là bồi dưỡng thế hệ thanh niên trong tương lai có đầy đủ phẩm chất và năng lực thì cần phải định hướng cho sinh viên mục tiêu, lý tưởng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn là “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, thấm nhuần chủ nghĩa Mác – lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hướng sinh viên học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người.

Sau gần 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta, nhân dân ta đã và đang giành được những thắng lợi hết sức to lớn. Thực hiện Di chúc của Người, Đảng ta, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới thắng lợi về nhiều mặt: Hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, dân chủ và làm việc có hiệu quả, hiệu lực; kinh tế phát triển nhanh và bền vững, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao; nền văn hoá được xây dựng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày nay, ánh sáng của tư tưởng nhân văn cao cả trong Di chúc của Bác đang tiếp tục soi sáng cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” của dân tộc ta./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tr. 36, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2008.

2. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, tr 410. 3. Hồ Chí Minh toàn tâp, tập 7, tr 368. 4. Hồ Chí Minh toàn tâp, tập 12, tr 46.

5. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb chính trị quốc gia, H.2009. 6. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb chính trị quốc gia, H.2003

7. Mãi mãi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, H.2008.

8. Giá trị cơ bản về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb công an nhân dân, H.2008.

9. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đưc, Nxb, Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, H.2006.

10. Một số vấn đề trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Lao động, H.2008.

11. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh, Nxb Chính trị quốc gia, H.2005.

12. Tư tưởng Hồ Chí minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, 2004.

13. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Nxb Chính trị quốc gia, H.2007./.

Một phần của tài liệu DI CHÚC của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH và VIỆC vận DỤNG vào GIẢNG dạy các môn KHOA học lý LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w