Giải pháp chính sách sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện họat động marketing tại ngân hàng TMCP ngọai thương việt nam chi nhánh đồng nai , luận văn thạc sĩ (Trang 73 - 75)

Chương 1 : Tổng quan marketing trong hoạt động ngân hàng

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Ngoạ

3.2.1 Giải pháp chính sách sản phẩm dịch vụ

Tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, có đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh như internet banking, phone banking, home banking….

Do trên địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI, VCB Đồng Nai cần tận dụng lợi thế này nhằm khai thác, tiếp thị, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trọn gói.

Đối với sản phẩm huy động

Đối với tiền gửi tiết kiệm, tặng bảo hiểm khi khách hàng khơng có nhu cầu nhận chứng nhận bảo hiểm có thể linh động thay thế quà tặng bằng các hình q tặng khác có giá trị tương đương như dù, ly chén, phiếu mua hàng siêu thị hoặc phiếu rút thăm trúng thưởng.

Đối với sản phẩm tiết kiệm linh hoạt lãi thưởng chi nhánh có thể sử dụng cho phép khách hàng được nhận khoản lãi thưởng trước tính cho tồn bộ kỳ hạn thay vì nhận được khi đáo hạn.

Bên cạnh các giải pháp cho các sản phẩm chi tiết trên thì để tăng cường hoạt động huy động vốn thì chi nhánh cần thực hiện tốt các giải pháp sau :

 Tăng cường thực hiện chính sách chăm sóc, ưu đãi khách hàng tiền gửi.

 Sử dụng sản phẩm bán chéo làm công cụ để giữ chân các KH tiền gửi như ưu tiên

trong việc mua bán ngoại tệ, ưu đãi phí, thủ tục.

 Triển khai kịp thời các sản phẩm huy động vốn do VCBTW xây dựng.

 Giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng CBCNV các phịng ban chưa có chỉ tiêu,

khuyến khích tất cả CBCNV trong Chi nhánh tích cực tham gia cơng tác huy động vốn và cộng điểm thưởng vào điểm chấm lương V2 đối với những cán bộ có cơng trong cơng tác huy động.

Đối với sản phẩm tín dụng

Để nâng cao chất lượng tín dụng chi nhánh cần thực hiện tốt các bước sau:

 Bám sát các chỉ đạo của VCBTW về tăng trưởng tín dụng, theo dõi sát sao những

diễn biến vĩ mơ của thị trường, chính sách tiền tệ.

 Nâng cao chất lượng thẩm định, khuyến nghị khách hàng mua bảo hiểm tín dụng.

 Tập trung cơng tác marketing, phát triển khách hàng mới, có chính sách cụ thể đối

với đối tượng khách hàng vừa và nhỏ, cá nhân.

 Tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu khách

hàng với chất lượng dịch vụ tốt nhất.

 Kiểm soát chặt chẽ dư nợ hiện nay, đặc biệt là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ xấu, kiên

quyết cắt giảm dư nợ những khách hàng thuộc đối tượng này, tránh tối đa việc phát sinh thêm nợ xấu, nỗ lực thu hồi nợ xấu/nợ đã xử lý dự phòng rủi ro. Định kỳ

hàng tháng hoặc quý bộ phận giám sát cần phải kiểm tra các báo cáo về mục đích cũng như hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng.

Đối với sản phẩm thẻ

 Tiếp tục quảng bá các sản phẩm thẻ đến các doanh nghiệp, trường học. Tập trung

vào các cụm công nghiệp như Hố Nai, Trảng Bom.

 Kết hợp với các đối tác là siêu thị hoặc các đại lý đưa ra các chương trình ưu đãi

mua sắm cho khách hàng.

 Tích cực triển khai với khách hàng doanh nghiệp trả lương qua tài khoản bằng

cách đẩy mạnh công tác tiếp thị đến các cơ quan hành chánh sự nghiệp, đồng thời rà sốt lại các doanh nghiệp có giao dịch với VCB Đồng Nai thuyết phục sử dụng những tiện ích của hình thức trả lương này.

Sản phẩm mới

Tăng cường hợp tác hơn nữa với các doanh nghiệp như siêu thị, bảo hiểm, điện lực, bưu điện, trường học... nhằm góp phần đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Việc hợp tác giữa các ngành trên là một xu hướng tất nhiên hiện nay, với mục đích mang lại cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng, hồn hảo. Đồng thời, việc hợp tác góp phần huy động vốn một cách hiệu quả, tăng thêm nguồn khách hàng tiềm năng, bán chéo được các sản phẩm dịch vụ, tăng thu nhập, tăng thêm mức độ trung thành của khách hàng, tăng têm uy tín và khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện họat động marketing tại ngân hàng TMCP ngọai thương việt nam chi nhánh đồng nai , luận văn thạc sĩ (Trang 73 - 75)