Chương 1 : Tổng quan marketing trong hoạt động ngân hàng
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Ngoạ
3.2.5 Giải pháp chính sách con người
Phịng hành chính nhân sự và ban lãnh đạo cần nghiên cứu chính sách đào tạo nhân viên với một lộ trình dài hơi, các khóa đào tạo khơng được chồng chéo và lặp lại. Cần thiết phải bảo đảo kiến thức của khóa đào tạo trước là nền tảng của khóa đào tạo sau. Trong đó chú trọng những chuyên đề sâu về quản trị chiến lược, quản trị marketing, thẩm định dự án, cho vay, quản trị rủi ro hoạt động, quản trị rủi ro tín dụng, kiểm sốt, tín dụng, kế tốn kiểm toán ngân hàng theo hệ thống và chuẩn mực kiểm tốn quốc tế, pháp lý trong hồ sơ tín dụng và quản lý nợ.
Tổ chức đào tạo cho nhân viên mới các kỹ năng về phân tích tổng hợp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng làm việc theo nhóm. Đồng thời có kế hoạch đào tạo bổ sung kiến thức thực tiễn, chuyển giao thực tiễn vào kết quả lý thuyết đối với đối tượng nhân viên mới tốt nghiệp đại học vì thực tế cho thấy sinh viên mới ra trường tuy rất giỏi về lý thuyết nhưng kinh nghiệm thực tiễn lại hồn tồn khơng có.
Việc đào tạo và tổ chức đào tạo phải dựa trên nhu cầu thực tế của chi nhánh, cần thiết phải xác định nhu cầu đào tạo đối với các phòng ban, dựa trên nhu cầu cần đào tạo phịng HCNS trình ban lãnh đạo tổ chức cáo lớp đào tạo. Dựa trên những gải pháp đưa ra luận văn đã tiến hành xác định nhu cầu đào tạo của nhân viên thông qua trưởng các bộ phận chuyên trách ( xem chi tiết trong phần phụ lục O) từ đó đưa ra hướng đề xuất đào tạo trong thời gian tới (xem chi tiết phần đề xuất chương trình đào tạo trong phần phụ
lục P)
Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về các nghiệp vụ trong ngân hàng. Xây dựng các diễn đàn điện tử nội bộ (forum) cho các cán bộ nhân viên gặp gỡ, học hỏi, trao đổi thơng tin và chia sẽ kinh nghiệm nhờ đó họ sẽ thực hiện tốt hơn cơng việc của mình.
Cần đưa ra nhiều hình thức vận động đa dạng, có khả năng truyền tải thông tin hấp dẫn, thú vị hơn như hội thi tìm hiểu dịch vụ ngân hàng, thi đua cán bộ huy động giỏi…
Tăng cường công tác quản lý cán bộ, quán triệt tư tưởng để cho mỗi nhân viên hiểu được khách hàng chính là người mang đến lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng và là người trả lương gián tiếp cho nhân viên, giữ chân được khách hàng chính là giữ được thu nhập của chính nhân viên. Trong giao tiếp ứng xử với khách hàng đưa ra các tiêu chí như: mỗi khách hàng khi bước chân vào ngân hàng đều nhận được sự chào đón thân thiện, mỗi nhân viên trong khu vực khách đứng chờ đều sẵn sàng phục vụ khách hàng, thái độ nhân viên phải tạo ấn tượng cho khách hàng là luôn sẵn sàng phục vụ.
Thường xuyên đánh giá và khen thưởng cho các nhân viên khơng có lời phàn nàn, khiếu nại hay chê trách của khách hàng đối với quan hệ, thái độ giao dịch và có được những lời khen về phong cách giao tiếp, giải thích, thuyết phục, phục vụ, thao tác nghiệp vụ… Đồng thời xử lý nghiêm những cán bộ sai phạm.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới VCB cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong đó chú trọng công tác nâng cao chất lượng tuyển dụng, chính sách tuyển dụng phải xác định tuyển người phù hợp với công việc, lấy hiệu quả công việc là thước đo, công khai minh bạch thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện làm việc, sự đãi ngộ và quá trình tuyển dụng. Tuyển dụng thêm nhân viên có chuyên ngành marketing, bên cạnh đó cần nâng cao trình độ và nghiệp vụ marketing cho đội ngũ cán bộ chun mơn nói chung và chun nghiệp hóa đội ngũ cán bộ làm marketing nói riêng.