Các đặc điểm đặc thù của các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP.HCM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 42)

TP.HCM

Các trường cao đẳng công lập do cơ quan thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của Pháp luật, có tư cách pháp nhân, chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát về tổ chức bộ máy, hoạt động hành chính theo quy định của Nhà nước hoặc chính quyền các cấp.

Về cơ chế quản lý và bộ máy tổ chức hoạt động

Bộ máy quản lý, điều hành của trường cao đẳng công lập được tổ chức phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường nhưng phải tuân thủ các quy định về từng lĩnh vực, được quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước.

Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng công lập gồm: a) Hội đồng trường

b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;

c) Các phịng hoặc bộ phận chun mơn, nghiệp vụ; d) Các khoa, bộ môn;

đ) Các hội đồng tư vấn;

e) Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng. (Thông tư số 46/2016/TT- BLĐTBXH, Quy định về Điều lệ trường cao đẳng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2016).

Từ năm 2017, các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP.HCM đã thay đổi cơ quan chủ quản về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Về nguồn tài chính và cơ chế quản lý tài chính

Các trường cao đẳng công lập do nhà nước (trung ương hoặc địa phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động. Điểm khác nhau giữa các trường cao đẳng công lập và các trường cao đẳng ngồi cơng lập là: thứ nhất, kinh phí hoạt động thường xuyên của trường cao đẳng công lập chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp, bên cạnh đó, trường có thêm kinh phí từ nguồn thu học phí, lệ phí và thu khác được giữ lại để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, trả các khoản tiền thưởng, thu nhập tăng thêm cho giảng viên, CBVC và người lao động. Thứ hai các trường cao đẳng công lập hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà hướng về phục vụ lợi ích cộng đồng và xã hội. Các đơn vị này có trách nhiệm đào tạo, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng đội ngũ trí thức, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ chun môn giỏi đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh

tế của đất nước. Về phía các trường cao đẳng ngồi cơng lập thì hoạt động bằng kinh phí đóng góp của học sinh, khách hàng và nằm trong hệ thống giáo dục đào tạo, tuy nhiên các trường phải tự chủ về tài chính, tự lấy thu bù đắp chi và tạo lợi nhuận, hoạt động theo loại hình doanh nghiệp.

Tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo

Các trường cao đẳng công lập chỉ được tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp khi đã được Tổng cục Dạy nghề cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Trường cao đẳng công lập do nhà nước đầu tư xây dựng, cung cấp trang thiết bị dạy học, bố trí cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo giảng dạy và thống nhất quản lý về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, qui chế thi cử và hệ thống văn bằng. Các trường cao đẳng công lập được quyền chủ động trong công tác đào tạo như: xây dựng đề cương, giáo trình mơn học, kế hoạch giảng dạy và học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo; tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của cơ quan chủ quan, thực hiện tổ chức đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng theo thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 42)