CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm bằng mơ hình kinh tế lượng
2.2.1. Mơ hình của Odeh và cộng sự, 2010
Trong một nghiên cứu năm 2010 của Odeh và cộng sự, Odeh đã đề nghị sử dụng mơ hình Logistic để dự đốn khả năng vỡ nợ của các doanh nghiệp nông sản (farm business) như sau:
(2.11)
Với Di nhận giá trị nhị phân, bằng 1 khi khách hàng vỡ nợ, bằng 0 trong các trường hợp khác. B là một vectơ tham số, X là một vectơ của biến giải thích gồm ba yếu tố là khả năng trả nợ, vốn chủ sở hữu và vốn lưu động. là nhiễu ngẫu nhiên trong hệ thống. Mơ hình thực nghiệm này được làm rõ như sau:
(2.12)
Với PD là xác suất vỡ nợ, bi là các hệ số ước lượng, Xi là các biến độc lập và i là nhiễu ngẫu nhiên tương ứng.
ln( ) ' 1 i i D B X D 1 1 ln( ) ... 1 i i o i i i PD b b X b X PD
Đơn giản hơn, ta có thể viết lại:
(2.13)
Với là kí hiệu của phần bên trái của cơng thức (1.13). Khả năng vỡ nợ được tính tốn lại như sau:
(2.14)
Vậy Odeh và cộng sự đã sử dụng các hệ số ước lượng theo mơ hình logistic để ước lượng khả năng vỡ nợ của các quan sát trên mẫu.
2.2.2. Mơ hình của Oni và cộng sự, 2005
Nghiên cứu của Oni và cộng sự về các yếu tố ảnh hưởng đến sự vỡ nợ đối với các hộ chăn nuôi ở bang Ogun, Nigeria đã đưa ra mơ hình hồi quy probit để đo khả năng vỡ nợ của hộ:
1 i 1 1 2 2 i
( 1 | X X ) p F (β βo β β )i
P Y X X X (2.15)
Với: Y = 1 nếu hộ vỡ nợ; Y = 0 nếu hộ không vỡ nợ. o là hệ số tung độ gốc
i là hệ số hồi quy giải thích xác suất vỡ nợ của hộ chăn ni
Xi là biến độc lập như giới tính, độ tuổi, giáo dục, kích thước hộ, khoảng cách từ nhà đến tổ chức tín dụng, thu nhập, lãi suất, số nợ vay, tình trạng hơn nhân, nghề nghiệp...
2.2.3. Mơ hình của Godwin, 1999
Để dự đốn khả năng khó hồn trả nợ của hộ gia đình, Godwin cũng đã sử dụng mơ hình hồi quy logistic đối với các đặc tính nhân khẩu học của hộ gia đình, phân loại và đặc tính nợ. Trong mơ hình ước lượng, các biến độc lập được dùng để giải thích tỷ số ln(Pe/(1-Pe)) (tỷ số log-odd) và được ước lượng bằng phương pháp
( ) ( ) 1 i i PD e PD 1 i e PD e
cực đại hóa khả năng (Maximum Likelihood – ML). Godwin dùng tỷ số log-odd để giải thích khả năng trả nợ của hộ gia đình.
Trên cơ sở các nghiên cứu đi trước và phân tích những mơ hình thực nghiệm, tác giả đề nghị sử dụng mơ hình hồi quy logistic để ước lượng khả năng trả nợ của hộ gia đình dựa vào các đặc tính về nhân khẩu học, điều kiện về kinh tế và địa lý cũng như các điều kiện liên quan đến khoản vay.
2.3. Mơ hình nghiên cứu đề nghị
2.3.1. Khung phân tích cho mơ hình nghiên cứu
Dựa vào tổng quan lý thuyết, tác giả đề nghị mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ gia đình theo Hình (2.1). Trong đó, dấu mũi tên hai chiều thể hiện sự tác động qua lại lẫn như giữa các yếu tố.
Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu đề nghị khả năng trả nợ của hộ gia đình
2.3.2. Xác định biến và dấu kì vọng trong mơ hình kinh tế lượng
Biến phụ thuộc
Khả năng trả nợ của hộ gia đình
Nhân khẩu học Giới tính Độ tuổi Trình độ học vấn Nghề nghiệp Tình trạng hơn nhân Quy mơ hộ Tình trạng sức khỏe Kinh tế và địa lý Thu nhập Chi tiêu Sở hữu nhà ở Vùng
Đặc điểm khoản vay
Tổng số dư Lãi suất vay Nguồn vay Mục đích vay
Để đánh giá khả năng trả nợ của hộ gia đình, tác giả đề nghị sử dụng Tỷ số dòng trả nợ thuần (DBAP, 2002) trong thời đoạn một năm.
Trong trường hợp đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, hạn chế lớn nhất khi áp dụng tỷ số trên là việc tính tốn tỷ số chủ yếu dựa trên dịng tiền mặt. Những thay đổi trong đầu tư, mua sắm tài sản, các khoản phải thu hoặc phải trả, các khoản chi tiêu được thu hồi lại thì khơng được tính vào. Tuy nhiên, trong trường hợp áp dụng tỉ số này để tính khả năng trả nợ của hộ gia đình thì điểm hạn chế trên gần như khơng có vì hoạt động đặc trưng của hộ gia đình khơng có các khoản phải thu hoặc phải trả trước, các khoản khấu hao hoặc tăng vốn đầu tư như hoạt động của doanh nghiệp.
Cơng thức tính tỷ số trả nợ của hộ gia đình = (tổng thu nhập của hộ – tổng chi tiêu của hộ) / (nợ gốc + lãi vay phải trả) trong thời đoạn một năm (2.16)
Một cách tổng quát thì khi tỷ số này càng cao, hộ gia đình có khả năng trả nợ càng lớn. Để có thể đánh giá rõ ràng hơn, nghiên cứu sử dụng mốc tỷ số trả nợ bằng 1,25 để đánh giá. Khi tỷ lệ thu nhập thuần/ tổng nợ phải trả lớn hơn hoặc bằng 1,25 (nghĩa là nợ phải trả nhỏ hơn hoặc bằng 80% thu nhập dùng để trả nợ của hộ gia đình) thì xem như hộ có khả năng trả được nợ. Khi tỷ lệ thu nhập/ tổng nợ phải trả nhỏ hơn 1,25 (nghĩa là nợ phải trả lớn hơn 80% thu nhập dùng để trả nợ của hộ gia đình) thì xem như hộ khơng có khả năng trả được nợ.
Dựa trên nghiên cứu của DBAP (2002), tác giả tính tốn giá trị biến phụ thuộc như sau:
(1) Thu nhập dành cho trả nợ = thu nhập hộ gia đình (1.000đ/năm) – chi tiêu đời sống hộ gia đình (1.000đ/năm)
(2) Dư nợ phải trả = tổng dư nợ gốc phải trả trong năm + lãi vay phải trả trong năm (1.000đ/năm)
(3) Tỷ số trả nợ của hộ gia đình = Thu nhập dành cho trả nợ / Dư nợ phải trả
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ gia đình được phân vào ba nhóm chính là Nhân khẩu học, Kinh tế và địa lý và Đặc điểm khoản vay.
Nhóm yếu tố nhân khẩu học gồm các biến giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân của chủ hộ, quy mô hộ, sức khỏe của thành viên thuộc hộ gia đình.
Biến độ tuổi, trình độ học vấn và quy mơ hộ là biến định lượng. Các biến cịn lại là biến định tính, trong đó:
Biến giới tính nhận giá trị nhị phân, bằng 1 nếu chủ hộ là Nam và bằng 0 nếu chủ hộ là Nữ.
Biến nghề nghiệp của chủ hộ được chia thành 10 biến giả theo cách phân chia của KSMS 2008. Mỗi biến giả nhận giá trị nhị phân, bằng 1 nếu chủ hộ của hộ quan sát thuộc nhóm làm việc trong ngành nghề đó và bằng 0 nếu chủ hộ của hộ quan sát không làm việc trong ngành nghề đó.
Biến tình trạng hơn nhân được chia làm 5 biến giả, mỗi biến nhận một đặc tính của tình trạng hơn nhân. Mỗi biến sẽ nhận giá trị nhị phân, bằng 1 nếu tình trạng hơn nhân chủ hộ có đặc tính của biến giả đó và bằng 0 nếu tình trạng hơn nhân chủ hộ khơng có đặc tính của biến đó.
Biến thể hiện thành viên của hộ có bị ốm/ bệnh hay khơng trong 12 tháng qua nhận giá trị biến nhị phân với 1 là có thành viên của hộ bị ốm/ bệnh và bằng 0 nếu thành viên của hộ khơng bị ốm/ bệnh.
Nhóm yếu tố kinh tế và địa lý gồm thu nhập và chi tiêu của hộ, mức độ sở
hữu nhà ở, vùng địa lý.
Biến thu nhập và chi tiêu của hộ, biến sở hữu nhà ở là biến định lượng. Biến vùng địa lý được chia thành 8 biến giả, tương ứng với 8 vùng khảo sát của cỡ mẫu. Mỗi biến giả nhận giá trị 1 nếu hộ quan sát thuộc vùng mà biến giả là biểu hiện của vùng đó, nhận giá trị 0 nếu hộ quan sát khơng thuộc vùng mà biến giả biểu hiện.
Nhóm yếu tố đặc điểm khoản vay gồm tổng số dư nợ gốc, lãi suất vay, nguồn vay và mục đích vay.
Tổng số dư nợ gốc và lãi suất vay là biến định lượng. Các biến định tính cịn lại gồm:
Biến nguồn cho vay được chia làm 9 biến giả tương ứng với 9 nguồn cho vay. Mỗi biến giả sẽ nhận giá trị nhị phân, bằng 1 nếu hộ vay từ nguồn mà biến giả đó đại diện, bằng 0 nếu hộ khơng vay từ nguồn mà biến đó đại diện.
Biến mục đích vay được chia làm 13 biến giả tương ứng với 13 mục đích vay khác nhau. Mỗi biến giả sẽ nhận giá trị bằng 1 nếu hộ vay tiền để sử dụng cho mục đích vay mà biến giả đó đại diện, và bằng 0 trong trường hợp ngược lại.
Danh sách các biến và dấu kì vọng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và dấu kì vọng
Stt Biến Dấu kì vọng của
hệ số ước lượng Giải thích I Nhóm yếu tố nhân khẩu học
01 Giới tính (-) Nếu chủ hộ là Nữ thì hộ được kì vọng sẽ có khả năng trả nợ cao hơn khi chủ hộ là Nam. Độ tuổi của
chủ hộ
(+) Khi chủ hộ càng lớn tuổi thì khả năng trả nợ càng cao.
02
(Độ tuổi của chủ hộ)2
(-) Tuy nhiên, khi qua một ngưỡng tuổi nào đó, thu nhập của chủ hộ giảm đi, chi tiêu chăm sóc sức khỏe/ y tế có thể tăng lên nên khả năng trả nợ có thể giảm đi do thu nhập dành cho việc trả nợ bị giảm.
03 Trình độ học vấn của chủ hộ
(+) Được kì vọng là khi chủ hộ có số năm đi học càng nhiều thì khả năng trả nợ càng cao. 04 Nghề nghiệp Chủ hộ có khả năng trả nợ cao khi làm việc
của chủ hộ trong các ngành địi hỏi chun mơn kỹ thuật bậc cao và trung. 05 Tình trạng hơn nhân của chủ hộ Chủ hộ đang có vợ/ chồng sẽ có khả năng trả nợ cao hơn so với chủ hộ trong các tình trạng hơn nhân khác.
06 Quy mô hộ (-) Quy mơ hộ càng lớn thì khả năng trả nợ của hộ càng giảm.
07 Sức khỏe của thành viên hộ
(-) Nếu hộ có thành viên có bị ốm/ bệnh thì khả năng trả nợ của hộ có thể bị giảm đi
II Nhóm yếu tố kinh tế và địa lý
08 Thu nhập (+) Thu nhập càng cao thì khả năng trả được nợ của hộ càng cao.
09 Chi tiêu (-) Chi tiêu càng cao thì có thể khả năng trả nợ của hộ càng giảm
10 Mức độ sở hữu nhà ở
(+) Hộ càng sở hữu nhiều căn nhà thì khả năng trả được nợ càng cao do hộ có thể có thêm nguồn thu từ việc kinh doanh các căn hộ đó.
11 Vùng địa lý Khi hộ ở tại các tỉnh thành thuộc vùng cao hoặc kinh tế chưa phát triển (như vùng Tây Bắc) thì khả năng trả nợ của hộ có thể kém hơn.
III Nhóm yếu tố đặc điểm khoản vay
12 Tổng số dư nợ gốc
(-) Dư nợ gốc càng cao thì có thể khả năng trả nợ của hộ càng giảm, do dư nợ lớn làm tăng số nợ gốc và lãi vay của hộ.
13 Lãi vay (-) Lãi vay càng cao thì hộ có khả năng trả nợ càng giảm.
14 Nguồn cho vay
Nếu hộ vay từ những người cho vay bên ngoài hoặc các ngân hàng thương mại thì có thể phải chịu mức lãi suất cao, khi đó khả năng trả nợ của hộ cũng giảm.
15 Mục đích vay Khi hộ sử dụng tín dụng tiêu dùng hoặc vay mua xe máy thì khả năng trả nợ có thể kém hơn.
2.3.3. Mơ hình kinh tế lượng đề nghị
Trên cơ sở mơ hình thực nghiệm của Odeh và cộng sự (2010), tác giả đề nghị sử dụng mơ hình hồi quy logistic định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với khả năng trả nợ của hộ gia đình như sau:
ln (Pi/(1 – Pi) = o + 1T + 2T2 + iXi + ui (2.17) Trong đó:
ln (Pi/(1 – Pi) là logarit cơ số e của tỷ lệ xác suất hộ có khả năng trả nợ trên xác suất hộ khơng có khả năng trả nợ.
là các hệ số hồi quy tương ứng.
T và T2 là các biến liên quan đến độ tuổi của chủ hộ Xi là các biến độc lập.
2.3.4. Phát triển giả thuyết
Dựa trên tổng quan lý thuyết và mơ hình nghiên cứu, giả thuyết được đề xuất như sau:
Giả thuyết Hi: Có sự khác biệt trong khả năng trả nợ do tác động của yếu tố i đối với hộ gia đình Việt Nam.
Với: i = 1 ÷ 15, tương ứng với các yếu tố như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân, quy mô hộ gia đình, tình trạng sức khỏe thành viên hộ, thu nhập hộ, chi tiêu hộ, mức độ sở hữu nhà ở, tỷ trọng nợ, nguồn
cho vay, lãi suất vay, vùng địa lý và mục đích vay. Kì vọng ảnh hưởng của mỗi yếu tố được giả thuyết như ở mục 2.1.2.
2.4. Tóm tắt
Bằng việc phân tích cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu đi trước, tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu đề nghị khả năng trả nợ của hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi ba nhóm yếu tố sau:
Nhóm yếu tố về nhân khẩu học gồm:
Giới tính của chủ hộ (kết quả nghiên cứu của Hira, 1992; Jacobson và Roszbach, 2001; Ji, 2006; De Vaney và Lytton, 1995 cũng đồng thuận với giả thuyết này);
Độ tuổi của chủ hộ (giả thuyết này được hỗ trợ bởi các kết quả nghiên cứu của Thurow, 1969; Durkin & Elliehausen, 1977; Peterson và Peterson, 1981; Lindley, Rudolph & Selby, 1989; Canner và Luckett, 1990; Duca & Rosenthal, 1990; Hira, 1992; Muttilainen và Reijo, 2005);
Trình độ học vấn của chủ hộ (Sullivan và Fisher, 1988; Canner và Luckett, 1990; De Vaney và Hanna, 1994; Hartarska và cộng sự, 2002 cũng có các nghiên cứu cho kết quả tương tự);
Nghề nghiệp của chủ hộ (giả thuyết này tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Michigan và Utah, 1960; Peterson và Peterson, 1981; Sullivan và cộng sự, 1989; Canner và Luckett, 1991; Muttilainen và Reijo, 2005; Ramsay và Sim, 2008);
Tình trạng hơn nhân của chủ hộ (kết quả nghiên cứu của Shepard, 1984; Canner và Luckett, 1991; De Vaney và Hanna, 1994; Muttilainen và Reijo, 2005 cũng tương đồng với giả thuyết này);
Quy mô hộ (giả thuyết này dựa trên nghiên cứu của Sullivan và cộng sự, 1989; Muttilainen và Reijo, 2005);
Tình trạng sức khỏe thành viên hộ (nghiên cứu của Canner và Luckett, 1991 cũng có kết quả tương tự).
Nhóm yếu tố về kinh tế và địa lý gồm:
Thu nhập của hộ (giả thuyết này dựa trên các kết quả nghiên cứu của Sullivan và Fisher, 1988; De Vaney và Hanna, 1994; Hartarska và cộng sự, 2002; Muttilainen và Reijo, 2005; Ramsay và Sim, 2008);
Chi tiêu của hộ (theo nghiên cứu của Ramsay và Sim, 2008);
Mức độ sở hữu nhà ở (Shepard, 1984; Sullivan và Fisher, 1988; Muttilainen và Reijo, 2005; Ramsay và Sim, 2008 cũng có các nghiên cứu cho kết quả tương tự);
Vùng địa lý (tương đồng với kết quả nghiên cứu của De Vaney và Hanna, 1994).
Nhóm yếu tố đặc điểm liên quan đến khoản vay gồm:
Tổng số dư nợ (Bloom & Steen, 1987; Sullivan và Fisher, 1988; Canner & Luckett, 1990; Kennickell và Shack-Marquez, 1992 cũng có các nghiên cứu cho kết quả tương tự);
Lãi suất vay (giả thuyết này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Scheld, 1993; Hartarska và cộng sự, 2002);
Nguồn cho vay (theo nghiên cứu của Sullivan và Fisher, 1988);
Mục đích vay (tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Shepard, 1984; Livingstone và Lunt, 1992; Sullivan và Fisher, 1988).
Các yếu tố trên được ước lượng mức độ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ bằng mơ hình hồi quy logistic (Odeh, 2010) với giả thuyết nghiên cứu là có sự khác biệt trong khả năng trả nợ của hộ gia đình Việt Nam trong năm 2008 do sự tác động của ba nhóm yếu tố trên.
Từ kết quả ước lượng và kiểm định giả thuyết, tác giả xác định những yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ để đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp.
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
Chương 3 sẽ đưa ra những đánh giá tổng quan về thực trạng nợ của các hộ gia đình Việt Nam trong năm 2008 thơng qua việc phân tích các số liệu thống kê về các đặc tính nhân khẩu học, điều kiện kinh tế và địa lý.