Cơ sở đánh giá và hiện trạng khả năng trả nợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng thanh toán nợ của hộ gia đình việt nam, phân tích bằng mô hình kinh tế lượng (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Cơ sở đánh giá và hiện trạng khả năng trả nợ

Để hình dung rõ hơn diễn biến tình trạng nợ của hộ gia đình Việt Nam, tác giả xin đưa ra số liệu thống kê nợ của hộ gia đình Việt Nam trong năm 2006. Theo số liệu KSMS 2006, trong 9.189 hộ gia đình được khảo sát thì có 3.883 hộ gia đình có vay nợ. Hình 3.1a cho ta thấy tỉ trọng của số hộ gia đình có thể trả được nợ chiếm 21% tổng số hộ vay, 75% số hộ có thể khơng có khả năng trả nợ (khi hộ có nợ phải trả cao gấp từ 1,5 lần trở lên so với thu nhập4). Số hộ cịn lại có khả năng trả nợ tốt hơn, chỉ chiếm 4% trong tổng số hộ vay. Vậy có thể thấy tỷ trọng hộ có khả năng trả được nợ: hộ có thể khơng trả được nợ cho năm 2006 là 25% : 75%.

Chất lượng nợ còn trở nên tồi tệ hơn trong năm 2008 khi KSMS 2008 cho thấy các con số tương ứng với tỷ lệ trên là 15% : 85% trên 3.714 hộ gia đình có vay nợ (Hình 3.1b).

KNTN <0,65 75% 0,65 ≤ KNTN <1,25 4% KNTN ≥ 1,25 21% KNTN ≥ 1,25 10% 0,65 ≤ KNTN <1,25 5% KNTN <0,65 85% a) Năm 2006 b) Năm 2008

Hình 3.1. Tỷ lệ khả năng trả nợ của hộ gia đình Việt Nam

Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu KSMS 2006, 2008

Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân. Khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong năm 2008 khiến cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên ngưng trệ, số người thất nghiệp nhiều hơn, thu nhập giảm đi, chi tiêu đắt đỏ hơn nên các hộ gia đình khó khăn hơn trong việc trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng thanh toán nợ của hộ gia đình việt nam, phân tích bằng mô hình kinh tế lượng (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)