Tỷ lệ khả năng trả nợ của hộ gia đình Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng thanh toán nợ của hộ gia đình việt nam, phân tích bằng mô hình kinh tế lượng (Trang 40 - 41)

Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu KSMS 2006, 2008

Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân. Khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong năm 2008 khiến cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên ngưng trệ, số người thất nghiệp nhiều hơn, thu nhập giảm đi, chi tiêu đắt đỏ hơn nên các hộ gia đình khó khăn hơn trong việc trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn.

3.3. Mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ

Tác giả thực hiện thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ dựa trên số liệu KSMS 2008 theo ba nhóm yếu tố ảnh hưởng chính.

3.3.1. Nhóm yếu tố nhân khẩu học

Gồm các biến như giới tính, độ tuổi, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ, quy mô hộ, sức khỏe của thành viên thuộc hộ gia đình.

Giới tính

Bảng 3.1 cho thấy năm 2008, trong số các hộ gia đình có thể trả được nợ, tỷ lệ chủ hộ là nữ chiếm 11%, trong khi chủ hộ nam chiếm 10%, sự chênh lệch này là không đáng kể. Điều này cho thấy khả năng trả nợ gần như khơng có phân hóa theo khác biệt về mặt giới tính. Chủ hộ là Nam hoặc Nữ đều có tỷ lệ trả được nợ/ không trả được nợ tương đương nhau.

Bảng 3.1. Phân loại khả năng trả nợ theo giới tính chủ hộ Nam Nữ Nam Nữ Khả năng trả nợ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ ≥ 1,25 292 10% 90 11% < 1,25 2624 90% 708 89% Tổng cộng 2916 100% 798 100%

Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu KSMS 2008

Độ tuổi

Hình 3.2 cho thấy xu hướng khả năng trả nợ trong năm 2008, nhóm hộ gia đình mà chủ hộ ở độ tuổi từ 35 đến 65 có khả năng trả nợ cao gần gấp đơi so với chủ hộ có độ tuổi dưới 35 và trên 65.

0,44 0,67 0,59 0,29 0 0.5 1 < 35 35 - 55 55 - 65 > 65

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng thanh toán nợ của hộ gia đình việt nam, phân tích bằng mô hình kinh tế lượng (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)