Các gợi ý chính sách nhằm cải thiện khả năng trả nợ của hộ gia đình Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng thanh toán nợ của hộ gia đình việt nam, phân tích bằng mô hình kinh tế lượng (Trang 69 - 70)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP

5.2. Các gợi ý chính sách nhằm cải thiện khả năng trả nợ của hộ gia đình Việt Nam

cho vay cá thể, bạn bè hoặc họ hàng thì khả năng trả nợ của hộ sẽ tăng khoảng 24,5%. Trong khi đó, số liệu thống kê lại cho rằng nếu hộ vay từ các tổ chức chính trị xã hội thì hộ gần như chắc chắn có khả năng trả được nợ cịn các trường hợp khác thì khơng. Đây cũng là một điểm khác biệt của luận văn so với các nghiên cứu đi trước.

Nguyên nhân của những khác biệt trong kết quả của các nghiên cứu có thể xuất phát từ sự khác nhau trong đặc tính của mẫu số liệu và giai đoạn số liệu được thu thập. Thêm vào đó là việc lựa chọn mơ hình và cách thức nghiên cứu cũng sẽ cho ra những kết luận khác nhau.

Vì vậy, để nâng cao khả năng trả nợ của hộ gia đình Việt Nam, các giải pháp đề nghị sẽ tập trung vào những yếu tố được phân tích là có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng trả nợ.

5.2. Các gợi ý chính sách nhằm cải thiện khả năng trả nợ của hộ gia đình Việt Nam Việt Nam

Khả năng trả nợ của hộ gia đình Việt Nam có thể được cải thiện dựa vào các giải pháp sau, chia thành hai nhóm chính là:

Giải pháp thứ nhất, tạo điều kiện cho trẻ được đến trường học tập và học nghề, rèn luyện các kĩ năng cần thiết trong công việc để khi bước vào độ tuổi lao động, trẻ có thể tham gia các ngành nghề lao động có chun mơn, kỹ thuật cao. Khi đó, hộ sẽ có mức thu nhập ổn định và bảo đảm cho khả năng trả nợ tốt hơn.

Giải pháp thứ hai, khi cần vay nợ, trước hết hộ gia đình cần huy động nguồn vốn từ người thân, bạn bè hoặc các tổ chức tín dụng có trên địa bàn. Các nguồn cho vay này thường có mức lãi suất cạnh tranh, các điều kiện tín dụng cũng thuận lợi hơn cho việc trả nợ của hộ gia đình.

5.2.2. Nhóm yếu tố liên quan đến chính phủ

Giải pháp thứ ba, chính phủ cần có chính sách giáo dục và tạo điều kiện cho các em nhỏ được đến trường, học hỏi và nâng cao trình độ học vấn; các thanh thiếu niên trong độ tuổi lao động được hỗ trợ học nghề. Bên cạnh đó, gia đình cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến q trình học tập. Chính phủ cần có chương trình phổ cập, động viên các gia đình nghèo giúp đỡ và tạo điều kiện để con cái được đi học. Đây là giải pháp bền vững và lâu dài, cần có sự kết hợp giữa chính quyền, địa phương và gia đình nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

Giải pháp thứ tư là kiểm soát chặt chẽ các khoản vay để các tổ chức tín dụng khơng cho vay vượt mức giá trị tài sản đảm bảo hoặc năng lực trả nợ của người đi vay, không để các tổ chức tín dụng lách lãi suất bằng các khoản phí cộng thêm nhằm giảm bớt gánh nặng lãi vay cho người đi vay. Thêm vào đó, có chính sách hỗ trợ tín dụng thơng qua tín dụng vi mơ cho các hộ nghèo ở nơng thơn, vùng núi đối với các món vay nhằm cải thiện kinh tế.

Giải pháp thứ năm là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chú trọng các giải pháp phát triển kinh tế nhằm làm giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng núi cao và đồng bằng. Từ đó cải thiện chất lượng sống của người dân, thu nhập tăng lên, điều kiện chăm sóc y tế được đảm bảo thì khả năng trả nợ của hộ cũng tăng lên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng thanh toán nợ của hộ gia đình việt nam, phân tích bằng mô hình kinh tế lượng (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)