Nhóm yếu tố kinh tế và địa lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng thanh toán nợ của hộ gia đình việt nam, phân tích bằng mô hình kinh tế lượng (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. Mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ

3.3.2. Nhóm yếu tố kinh tế và địa lý

Gồm các yếu tố như thu nhập, chi tiêu của hộ, mức độ sở hữu nhà ở và vùng địa lý nơi hộ cư trú.

Thu nhập hộ gia đình

Hình 3.8 cho thấy khả năng trả nợ của hộ gia đình tăng tuyến tính với thu nhập của hộ. Hộ có thu nhập càng cao thì khả năng trả nợ của hộ gia đình càng cao. Hộ có khả năng trả nợ gần như chắc chắn khi thu nhập của hộ từ 48 triệu đồng/năm trở lên.

2,15 -0,44 1,20 0,56 -0,12 -1.00 -0.50 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 Dưới 12 Từ 12 đến 24 Từ 24 đến 48 Từ 48 đến 96 Trên 96 (triệu đồng/hộ/năm)

Hình 3.8. Khả năng trả nợ theo thu nhập hộ

Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu KSMS 2008

Chi tiêu hộ gia đình

Tác giả kì vọng chi tiêu hộ gia đình càng tăng thì khả năng trả nợ càng giảm do mức chi tiêu tăng sẽ làm giảm phần thu nhập dành cho việc trả nợ.

0,54 0,45 0,75 0,02 0,64 0.00 0.50 1.00 Dưới 12 Từ 12 đến 24 Từ 24 đến 48 Từ 48 đến 96 Trên 96 (triệu đồng/năm)

Hình 3.9. Khả năng trả nợ theo chi tiêu hộ

Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu KSMS 2008

Tuy nhiên, đường xu hướng cho thấy khả năng trả nợ của hộ có mối quan hệ khơng rõ ràng với chi tiêu. Khi chi tiêu hộ trong khoảng 48 đến 96 triệu đồng thì hộ

lại có khả năng trả nợ cao hơn so với các mức chi tiêu khác. Có thể giải thích hiện tượng trên bằng cách hiểu khi hộ gia đình có mức chi tiêu từ 48 đến 96 triệu/năm thì hộ cũng có tỷ lệ mức thu nhập tương ứng cao hơn so với với các hộ còn lại. Ngoải ra, cũng có thể giải thích là do tỷ lệ nợ/ thu nhập thấp hơn so với các hộ thuộc nhóm khác. Do đó, khả năng trả nợ của hộ gia đình trong khoản chi tiêu này cao hơn.

Mức độ sở hữu nhà ở của hộ gia đình

Thống kê mơ tả số căn hộ của hộ gia đình cho thấy số hộ gia đình sở hữu 1 căn hộ là 3.622 hộ, chiếm 97,52% tổng số hộ có vay nợ được khảo sát. Trong khi đó, khả năng trả nợ trung bình của các hộ trên là 0,55. Vì vậy, có thể xem như mức độ sở hữu nhà ở khơng có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ gia đình.

Tác giả cho rằng hiện tượng trên là phù hợp với thực tế Việt Nam, số hộ gia đình có từ bất động sản thứ hai trở lên chiếm tỷ lệ rất ít (khoảng 2,3%). Các hộ chỉ có từ một ngơi nhà trở xuống khơng có thêm nguồn thu nhập từ việc cho thuê nhà hoặc kinh doanh trên bất động sản nên khả năng trả nợ khơng có sự cải thiện đáng kể.

Bảng 3.2. Khả năng trả nợ theo mức độ sở hữu nhà ở của hộ

Stt Số căn hộ sở hữu Số hộ Tỷ lệ Trung bình KNTN 1 0 3 0.08% 0.04 2 1 3622 97.52% 0.55 3 2 88 2.37% 0.57 4 > 2 1 0.03% 0.08 Tổng cộng 3714 100%

Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu KSMS 2008

Vùng địa lý

0,46 0,84 0,39 0,73 0,56 0,60 0,44 0,56 0 0.5 1 Vùng đồng bằng sông Hồng Vùng Đông

Bắc Vùng TâyBắc Vùng BắcTrung Bộ Vùng duyênhải Nam Trung Bộ

Vùng Tây

Nguyên Vùng ĐôngNam Bộ Vùng đồngbằng sơng Cửu Long

Hình 3.10. Khả năng trả nợ theo vùng

Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu KSMS 2008

Tuy nhiên, khoảng 10,85% số hộ thuộc mẫu khảo sát là ở vùng Đơng Nam Bộ và có khả năng trả nợ cao nhất là 0,84. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ cũng là nơi có khả năng trả nợ tương đối cao so với các vùng còn lại. Nguyên nhân là do vùng Nam Bộ là nơi tập trung đông dân cư với các điều kiện kinh tế - xã hội phát triển mạnh. Do đó, thu nhập của người dân ở những vùng này cao hơn. Một số nguyên nhân khác có thể kể đến là điều kiện cơ sở hạ tầng chăm sóc y tế ở những vùng này tốt hơn nên số giờ làm việc cao hơn và chi tiêu y tế cũng ít hơn, người dân có thể dành nhiều thu nhập hơn cho việc trả nợ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng thanh toán nợ của hộ gia đình việt nam, phân tích bằng mô hình kinh tế lượng (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)