Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ 2002-2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm chậu trang trí xuất khẩu sang thị trường châu âu của công ty TMHH an cơ bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 55)

( Nguồn Bộ Thương Mại- Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ qua các năm từ 2002-2010)

Thời gian qua, thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta ngày

càng được mở rộng, ngoài các nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh, Pháp,

Đức, Hàn Quốc, Đài Loan... Hiện hàng thủ cơng mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt tại 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đây cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu rất lớn.

Mặc dù ngành thủ cơng mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu khơng cao so sánh nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang về cho đất nước thực thu ngoại tệ có một tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất khẩu của mình. So

với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da do nguyên liệu đều phải

nhập khẩu từ nước ngoài giá trị gia tăng của các ngành này chủ yếu là chi phí gia cơng và khấu hao máy móc thiết bị, cho nên giá trị thực thu ngoại tệ mang về cho đất nước chỉ chiếm một tỷ trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu.

Tuy nhiên mức độ phát triển của ngành thủ cơng mỹ nghệ vẫn cịn hạn chế

so với tiềm năng của nó: đặc biệt những năm gần đây doanh thu xuất khẩu của

ngành thủ công mỹ nghệ mặc dù có tăng trưởng nhưng vẫn khơng đạt được chỉ tiêu đề ra, ngoài một số mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ còn

38

lại đã bộc lộ nhiều điểm yếu. Mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu dáng sản phẩm không theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường

xuất khẩu, sản phẩm khơng dự đốn được những biến đổi khí hậu của từng địa

phương. Sản phẩm thiếu đồng bộ, tính hồn thiện sản phẩm cịn thấp, cơng dụng

khơng rõ nét, độ an toàn chưa được chú ý, bao bì khơng hấp dẫn... đặc biệt là thiếu sản phẩm được thiết kế kiểu dáng sáng tạo từ đơn vị trực tiếp sản xuất, chi phí giá thành sản phẩm vẫn còn cao, làm giảm đi khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Những mặt hàng được sản xuất mang đặc tính và tượng trưng của từng địa phương cịn hạn chế, chưa gây được ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng và các nhà phân phối.

Mặc dù có trên 200 làng nghề, 1,4 triệu lao động và 1000 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, nhưng đa số vẫn là các đơn vị vừa và nhỏ, quy mô sản xuất manh mún, nhà xưởng sản xuất cịn thiếu và máy móc thiết bị phụ trợ sản xuất còn đơn sơ, lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu của những đơn hàng lớn, hoặc khi có đơn hàng lớn lại gặp phải thiếu nguyên liệu, thiếu lao động, phải huy động các cơ sở gia công riêng lẻ, dẫn đến chất lượng hàng hố khơng ổn định, hoặc thời gian giao hàng kéo dài không đảm bảo được thời gian hợp đồng.

Sự liên kết giữa các nhà sản xuất và kinh doanh còn hạn chế, thiếu chiến lược cộng tác lâu dài. Hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà sản xuất không được quan tâm, thiếu tin cậy lẫn nhau: tranh mua tranh bán, làm giảm hiệu quả kinh doanh, chưa phát huy được thế mạnh của cộng đông. Lực lượng lao động thiếu ổn định do thu nhập của ngành mỹ nghệ còn thấp so với các ngành khác. Lao động sau đào tạo nghỉ việc tự lập cơ sở sản xuất hoặc chuyển qua các ngành có thu nhập cao, làm cho đơn vị sản xuất thủ cơng mỹ nghệ thường gặp khó khăn về lao động có tay nghệ.

Các đơn vị sản xuất nhỏ thường thiếu thông tin, thiếu vốn, khả năng tiếp thị và xúc tiến thương mại rất hạn chế, hàng hoá nhiều lúc phải bán qua nhiều trung gian, làm cho giá bán thấp, sản xuất thiếu hiệu quả, khơng có khả năng đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm trang bị và cải tiến máy móc thiết bị, hạn chế việc phát triển và nâng cao chất lượng lẫn số lượng sản phẩm.

39

2.1.3 Triển vọng phát triển của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên thị trường Châu Âu trong thời gian sắp tới

Việt Nam có quan hệ thương mại với các nước thành viên Châu Âu từ rất

sớm, nhưng mãi đến ngày 22/10/1990, Việt Nam và Cộng đồng kinh tế châu Âu

(EEC) mới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Việt Nam xuất khẩu sang Châu Âu chủ yếu là các mặt hàng: Giầy dép, quần áo, thực phẩm (nông sản, thủy sản), hàng thủ công mỹ nghệ…Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu được 100 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ (gồm sứ, mây tre, gỗ mỹ nghệ) sang Châu Âu. Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được ưa chuộng ở thị trường Đông và

Tây Âu. Trong những sau đấy, nhóm hàng này được đẩy mạnh sang thị trường

Châu Âu và tiếp tục được nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì

phù hợp với thị hiếu của thị trường này.

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang Châu Âu từ 2003-2007

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007

Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

456.3 533.1 565 630 752 Kim ngạch xuất khẩu hàng

thủ công mỹ nghệ sang Châu Âu

179.7 200 275 378 458.5

( Nguồn: Bộ Thương Mại- Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Châu Âu qua các năm từ 2003-2007)

Châu Âu là khu vực thị trường có nhiều triển vọng cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, và từ năm 2000 trở lại đây thị trường Châu Âu chiếm khoảng 30%-50% giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Nước ta xuất khẩu sang thị trường Châu Âu các mặt hàng chính là gỗ, trong đó, Đức, Pháp, Hà Lan đã chiếm 10% tổng hàng hóa nhập khẩu. Qua bảng trên ta thấy được sự tăng

40

lên rõ rệt của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta sang thị trường Châu Âu. Cụ thể là từ năm 2003, kim ngạch mới chỉ đạt 179.7 triệu USD, đến năm 2004 thì kim ngạch đó tăng lên là 200 triệu USD, năm 2005 đạt 275 triệu USD- chiếm 5,4% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này. Năm 2006, với kim ngạch là 378 triệu USD. Riêng năm 2007 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Châu Âu đạt 458.5 triệu USD tăng 21.3% so với năm 2006. Trong các năm từ 2008 đến năm 2011, mặt dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công sang thị trường Châu Âu trên tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cũng khoảng 6%. Riêng năm 2012, tỉ trọng này dự đoán là 5%.

Theo nhận định của Bộ Thương mại, trong tương lai khi nền kinh tế thế giới nói chung và nên kinh tế Châu Âu nói riêng phục hồi trở lại, Châu Âu sẽ là khu vực thị trường có khả năng tiêu thụ mạnh nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Theo thống kê, thị trường Châu Âu tiêu thụ mỗi năm khoảng hơn 7 tỷ USD, trong khi hàng Việt Nam chỉ chiếm 5,4%. Do đó, cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực xuất khẩu cho hàng thủ cơng mỹ nghệ, ngồi việc quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, việc đổi mới mẫu mã theo hướng chuyên nghiệp cần phải được thực sự quan tâm.

Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong khối Liên Minh Châu Âu (EU) là: thị trường xuất khẩu hàng TCMN lớn nhất của Việt Nam trong khối Châu

Âu là thị trường Đức (26.4%), tiếp đến là Pháp(14,7%), Hà Lan (11.6%),

Anh(11%), Bỉ(10.7%), Ý(7,4%), Tây Ban Nha(6.3%), Thụy Điển (5%), còn lại là một số thị trường như: Đan Mạch, Phần Lan, Hy Lạp…Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Châu Âu như: hàng gốm sứ, hàng mây tre đan, hàng sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ, hàng thêu ren, thổ cẩm và thảm các loại. Trong các sản phẩm đó thì sản phẩm gỗ mỹ nghệ và sơn mài là những sản phẩm thâm nhập rất tốt vào thị trường Châu Âu và có kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Châu Âu. Hàng gốm, sứ mỹ nghệ cũng là nhóm hàng đang tiêu thụ mạnh

41

sang thị trường Châu Âu, các mặt hàng khác cũng dần dần được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu với số lượng lớn.

Tuy nhiên, hàng thủ công mỹ nghệ nước ta khi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu cũng có nhiều những đối thủ cạnh tranh mạnh như hàng của Trung Quốc và của các nước ASEAN khác. Hơn nữa, Châu Âu là thị trường rất khó tính địi hỏi cao về chất lượng sản phẩm và đặt ra nhiều tiêu chuẩn khá khắt khe cũng là một thử thách trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Trong xu thế hội nhập quốc tế, nước ta đang chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh nội lực cạnh tranh. Do đó, sản phẩm thủ công mỹ nghệ chắc chắn là sản phẩm có nội lực cạnh tranh của Việt Nam trong tương lai.

2.1.4 Thị hiếu và các yêu cầu đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vào thị trường Châu Âu thị trường Châu Âu

- Thích tìm mua những sản phẩm làm từ chất liệu tự nhiên, có kiểu dáng và

mẫu mã thay đổi nhanh, có phương thức phục vụ tốt, giao hàng đúng hạn và đặt biệt có dịch vụ hậu mãi chu đáo.

- Đòi hỏi của người tiêu dùng đối với hàng hóa nhập khẩu rất khắt khe. Chất lượng, mẫu mã, những tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng là các yếu tố được quan tâm đầu tiên. Do đó, để

hàng được nhập khẩu vào thị trường Châu Âu, các nhà cung ứng phải đảm

bảo thành phần hóa chất trong sản phẩm khơng vượt q qui định của Châu Âu theo tiêu chuẩn REACH Regulation (EC) No. 1907/2006 được cơng bố trên trang web chính thức của cơ quan quản lý và kiểm tra thành phần hóa chất của Liên Minh Châu Âu.

- Mọi hàng hóa nhập khẩu thường phải được kiểm tra ngay từ khâu sản xuất

tại nước xuất xứ nhằm bảo đảm cho sản phẩm làm ra đáp ứng được những

tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu.

- Chính sách thương mại chung Châu Âu hiện nay đang hướng tới xóa bỏ dần

42

bn bán bằng cách kết hợp các chính sách song phương, đa phương và khu vực.

- Các doanh nghiệp nước ngoài khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Châu

Âu phải chứng minh hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng và có các chứng chỉ như BSCI, Social Audit hay ISO…

2.2. Tổng quan về Cơng ty TNHH Ancơ Bình Dương

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của cơng ty là một văn phịng được thành lập vào ngày 16 tháng 9

năm 1994 đặt tại đường Lý Tự Trọng, Quận 1, TP.HCM. Thời điểm đó, cơng ty

chun tìm kiếm nguồn hàng thủ cơng mỹ nghệ, mà phần lớn là các sản phẩm chậu trang trí làm bằng đất nung, gốm sứ, cho một số đối tác nước ngồi hoặc bn bán dưới hình thức mua đi bán lại. Đến 23 tháng 7 năm 1999, văn phòng được mở rộng và phát triển lên thành cơng ty lấy tên là CƠNG TY TNHH ANCƠ BÌNH DƯƠNG có trụ sở, phịng trưng bày sản phẩm và nhà máy sản xuất với diện tích khoảng 45.000 m2 tại Khu Phố 1B, Phường An Phú, Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Thời kỳ đầu khi công ty mới được thành lập, sản phẩm sản xuất chủ yếu là các chậu trang trí bằng chất liệu tôn mạ kẽm, đất nung, gốm sứ để xuất khẩu. Theo thời gian, do nhu cầu của thị trường, cơng ty đã khơng ngừng nghiên cứu tìm tịi và phát triển ra nhiều nguyên vật liệu mới với các sản phẩm đa dạng về mẫu mã kiểu dáng lẫn màu sắc. Hiện nay, các nhóm sản phẩm sản xuất, xuất khẩu chủ yếu của công ty bao gồm: các sản phẩm gốm sứ; các sản phẩm tôn mạ kẽm; các sản phẩm chậu nhựa bột đá; Ximăng bột đá, các sản phẩm gỗ MDF và một số mặt hàng bàn ghế làm từ các vật liệu vốn là thế mạnh của công ty, các sản phẩm chậu đất nung terracotta…

Cùng với sự phát triển về chủng loại sản phẩm, để tổ chức hoạt động sản

xuất hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, công ty cũng đã thành lập thêm

các nhà máy sản xuất chun mơn hóa theo từng hệ nguyên vật liệu. Từ một nhà máy sản xuất tại tỉnh Bình Dương, cơng ty đã xây dựng thêm 2 nhà máy:

43

• Năm 2002, công ty đã xây dựng thêm một nhà máy với diện tích khoảng

20.000 m2 tại tỉnh Hưng Yên nhằm tranh thủ nguồn lao động dòi dào ở khu

vực này cho hoạt động sản xuất các mặt hàng chậu nhựa bột đá, chậu sơn

mài,chậu nhựa sơn mài, chậu gỗ MDF… và là nơi tìm kiếm thêm các nguồn hàng thủ công truyền thống tại các tỉnh lân cận ở phía bắc cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu

• Năm 2007, cơng ty đã xây dựng và đi vào hoạt động một nhà máy mới với

diện tích khoảng 48.000 m2 tại khu kinh tế mở, khu Công Nghiệp Bắc Chu Lai với mục đích mở rộng hoạt động sản xuất và tổ chức sản xuất các mặt hàng chủ lực cũng như các sản phẩm mới mà cơng ty vừa nghiên cứu, đó là các sản phẩm làm từ vật liệu Ximăng bột đá. Ngoài ra, việc mở nhà máy ở đây nhằm đón nhận những hỗ trợ về đầu tư cũng như giải quyết vấn đề thiếu lao động cho hoạt động sản xuất.

2.2.2 Bộ máy quản lý công ty

Tổ chức công ty được xây dựng theo sơ đồ trên, các trưởng phòng ban, giám đốc nhà máy tự chịu trách nhiệm và quản lý điều hành các hoạt động trong bộ phận, nhà máy thuộc thẩm quyền quản lý của mình, giảm thiểu sự phụ thuộc cứng nhắc hay chờ đợi quyết định từ cấp trên. Các trưởng phòng, giám đốc nhà máy trong quyền hạn và chức năng của mình để quyết định những vấn đề trong khn khổ cho phép, nếu có những việc cần tư vấn hay liên quan đến cấp trên thì sẽ trình ý kiến để được quyết định. Các bộ phận phịng ban có trách nhiệm thường xuyên trao đổi

những vấn đề có liên quan để nhằm nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn trong

phịng ban cũng như tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động chung cho các phòng ban khác.

Các trưởng phòng ban, giám đốc nhà máy hàng tuần đều có trách nhiệm báo báo lại những vấn đề quan trọng của bộ phận mình, những vấn đề khó khăn, những đề nghị cũng như kiến nghị với cấp trên của mình trong cuộc họp giữa các trưởng phịng ban, giám đốc nhà máy để có hướng giải quyết chung.

44

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm chậu trang trí xuất khẩu sang thị trường châu âu của công ty TMHH an cơ bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)