Môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm chậu trang trí xuất khẩu sang thị trường châu âu của công ty TMHH an cơ bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 57 - 59)

2.2.3 .3Mục tiêu

2.2.5 Môi trường kinh doanh

Có thể nói khách hàng là người quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay do đặc điểm của nền kinh tế thị trường, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong việc tiêu thụ bất kỳ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào và sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và chậu trang trí nói riêng cũng khơng ngoại lệ. Áp lực khách hàng đặt ra cho các doanh nghiệp là rất lớn (chất lượng sản

phẩm dịch vụ phải cao nhưng mức giá có thể chấp nhận được, lòng trung thành

ngày càng giảm đi…). Do đó, địi hỏi các doanh nghiệp phải đặt khách hàng là trung tâm và hoạt động của doanh nghiệp đều hướng vào việc thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng để đạt lợi nhuận.

Công ty đặt tại Bình Dương là một trong những nơi có ưu thế về truyền thống, tay nghề và nguồn nguyên liệu phong phú trong ngành sản xuất các mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ, một ngành hàng được chính phủ Việt Nam khuyền khích đầu tư

47

xuất khẩu nhằm khai thác các nguồn lực sẳn có, tạo cơng an việc làm cho người lao động và mang lại nguồn kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho quốc gia.

Nền kinh tế mở cửa, Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, đó vừa là cơ hội vừa là thách thực đối với cơng ty Ancơ nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành thủ cơng mỹ nghệ nói riêng.

Cơng ty có cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa; Hàng hóa được

hưởng các mức thuế thấp hơn và được cạnh tranh bình đẳng hơn cũng như có điều kiện để nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ cần thiết với chất lượng tốt và giá cả tốt hơn để phục vụ sản xuất.

Bên cạnh đó, cơng ty cũng phải đương đầu với nhiều thách thức và khó khăn trong mơi trường kinh doanh quốc tế đó là:

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung ứng trong nước như công ty Fuhaco, United Pottery, Minh Phát, Chi Lăng... Sự cạnh tranh ở đây khơng chỉ về giá, về sản phẩm mà cịn về nguồn nhân lực (con người) phục vụ cho hoạt động sản xuất.

- Ngồi ra, cơng ty cịn phải cạnh tranh quyết liệt với các công ty nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam (họ đầu tư vào Việt Nam, mở các công ty sản xuất kinh doanh riêng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của họ ở nước họ cũng như cạnh tranh tìm kiếm các khách hàng mới) cũng như các nhà cung cấp ở các nước khác vốn có thế mạnh trong việc sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Phi-líp-pin...

- Tình trạng sao chép nguyên vật liệu, kiểu dáng vẫn chưa được ngăn chặn. Nước ta chưa có luật về bản quyền đối với sản phẩm, đặt biệt là đối với loại mặt hàng này

- Tình hình thế giới bất ổn, đặc biệt là suy thoái kinh tế diễn ra ngày càng trầm trọng ở các nước Châu Âu

Trước tình hình đó, cơng ty cần phải xem xét và có các chính sách hợp lý để

nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như năng lực quản lý để giành chiến thắng trước các đối thủ cạnh tranh trong và ngồi nước trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.

48

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm chậu trang trí xuất khẩu sang thị trường châu âu của công ty TMHH an cơ bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)