TÌNH YÊU CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM THỂ HIỆN QUA TRUYỆN THƠ

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số Việt Nam thể hiện qua truyện thơ (Trang 36 - 37)

2. Môtip: Yếu tố cơ bản trong cấu tạo đề tài của tác phẩm nghệ thuật (Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992)

TÌNH YÊU CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM THỂ HIỆN QUA TRUYỆN THƠ

THỂ HIỆN QUA TRUYỆN THƠ

2.1. Khái quát về Truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt

Nam

Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa, văn học, nghệ thuật của riêng mình, tuy có sự khác nhau về bề dày, về trình độ phát triển nhưng đều thể hiện bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ, phong tục, tập quán, cách tổ chức lễ hội, cưới xin, ma chay, cách ứng xử giữa người với người … Và, dân tộc nào cũng có vốn văn hóa nghệ thuật – một bộ phận đặc biệt quan trọng cấu thành nên nền văn hóa Việt Nam, làm nên bản sắc riêng của văn hóa Việt Nam – đa dạng mà thống nhất. Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật phong phú đó, văn học dân gian có thể được xem là thành tố tiêu biểu nhất chuyển tải cả đời sống vật chất, tinh thần lẫn lịch sử phát triển của các dân tộc.

Văn học dân gian các dân tộc nước ta (dân tộc đa số cũng như thiểu số) đều có nhu cầu sáng tạo và lưu truyền một loại hình thơ ca kể truyện dài hơi. Loại hình này ở văn học Kinh, người ta gọi là truyện Nôm, còn ở các dân tộc thiểu số có một loại hình tương đương, người ta gọi là Truyện thơ. Đó là những tác phẩm tự sự dưới hình thức thơ ca, và điều đáng chú ý là ở các dân tộc thiểu số không cần phải phân biệt với tính bác học và hình thái ghi chép bằng chữ Hán.

Truyện thơ các dân tộc thiểu số ra đời do nhu cầu lịch sử - xã hội của thời đại của nó. Lúc bấy giờ trong xã hội các dân tộc thiểu số có sự phân chia giầu nghèo, giai cấp, từ đó đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn xã hội, trong đó có mâu thuẫn giữa người nghèo khổ và kẻ giàu sang, mâu thuẫn giữa chính nghĩa và phi nghĩa, mâu thuẫn giữa tình yêu chân chính của lứa

đôi với đòi hỏi khắt khe, lạnh lùng, nhiều khi tàn bạo của gia đình và xã hội... Lúc này vấn đề thân phận của con người được đặt ra và đòi hỏi phải đáp ứng thỏa đáng. Với nhu cầu như vậy, các loại hình như Cổ tích, Dân ca… không đủ sức đáp ứng. Do đó tất yếu phải có một thể loại mới ra đời, và ra đời từ vốn văn hóa nghệ thuật của dân tộc – đó là Truyện thơ.

Truyện thơ là một thể loại văn học được phát triển từ nhiểu câu chuyện cổ tích, nhiều bài dân ca cổ, đặc biệt hơn Truyện thơ còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn học nói và viết, giữa chất dân gian và bác học. Chính vì vậy nên Truyện thơ rất được quần chúng ưa chuộng.

Có thể nói Truyện thơ không chỉ là một thể loại văn học hàng đầu,

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số Việt Nam thể hiện qua truyện thơ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w