Nghiên cứu văn học dân gian đòi hỏi phải theo quan điểm hệ thống

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số Việt Nam thể hiện qua truyện thơ (Trang 28 - 30)

2. Môtip: Yếu tố cơ bản trong cấu tạo đề tài của tác phẩm nghệ thuật (Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992)

1.4.2.Nghiên cứu văn học dân gian đòi hỏi phải theo quan điểm hệ thống

hệ thống

Bất kỳ một hiện tượng văn hóa nào cũng đều nảy sinh tồn tại và phát triển trong một thời gian nhất định. Quy luật này cũng có thể thể hiện trong văn hóa dân gian và mang nhiều nét đặc thù. Các hiện tượng văn hóa dân gian thường rất phong phú các dị bản và chúng lan truyền chủ yếu bằng ghi nhớ và truyền miệng, tức con đường phi văn tự, không qua giáo dục.

Mặt khác, văn học dân gian là sản phẩm của một cộng đồng thuộc về những giai đoạn lịch sử nhất định. Nghiên cứu văn học dân gian, vì thế không thể chỉ nghiên cứu một cách biệt lập từng tác phẩm như đối với văn học thành văn (bác học) mà phải nghiên cứu có tính hệ thống. Cụ thể, với Truyện thơ, muốn tìm hiểu vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện trong đó, không thể chỉ nghiên cứu một vài tác phẩm của một vài dân tộc, mà phải nghiên cứu ở diện rộng hơn. Khi đã nghiên cứu theo hệ thống rồi, những kết luận rút ra một cách khách quan trong nội dung của Truyện thơ về đề tài tình yêu của các dân tộc thiểu số có thể đáng tin cậy, đại diện cho các dân tộc trong đất nước Việt Nam. Chính vì vậy, đề tài chọn nghiên cứu một số Truyện thơ của 3 dân tộc thuộc vùng Tây Bắc, Việt Bắc nước ta để rút ra những vấn đề có tính phổ biến trong tình yêu của các dân tộc

nước ta thời trước, làm bài học cho thời nay.

Trong đề tài này, người viết đã vận dụng phương pháp nghiên cứu theotíp và môtíp mà đối tượng nghiên cứu trong đề tài là Truyện thơ, đó là một bộ phận của văn học dân gian, cũng vì vậy.phải đặt Truyện thơ vào hệ thống nghiên cứu và xem xét nó trong những động thái thì mới phát hiện ra được bản chất của hiện tượng này. Mà trong động thái của một hiện tượng văn hóa dân gian, ta luôn thấy các xu hướng chồng chéo lên nhau, đó là xu hướng lịch sử hóa các hiện tượng văn hóa dân gian, xu hướng địa phương hóa và không loại trừ cả xu hướng hiện đại nữa. Các môtíp3 trong Truyện thơ nếu được xem xét trong động thái, chúng ta có thể phát hiện ra nhiều điều lý thú mà trước kia chúng ta chưa phát hiện ra được.

Khi nghiên cứu văn học dân gian theo quan điểm hệ thống thì người nghiên cứu hiện tượng văn hóa dân gian đặt vào môi trường sinh hoạt văn hóa dân gian của quần chúng mà xem xét. Trong trường hợp nghiên cứu Truyện thơ, một loại hình đã được ghi chép cố định trên sách vở, ta có thể trả nó về với môi trường dân tộc, địa phương, để xem xét con người hiện nay cảm nhận, kể lại và sáng tạo tiếp các môtíp truyện cũ như thế nào. Chúng ta sẽ không hiểu được sự ra đời, tồn tại và phát triển của Truyện thơ như thế nào nếu chúng ta không tái hiện nó trong môi trường sinh hoạt dân gian.

Phương pháp phân tích hệ thống không phải là duy nhất và có giá trị tuyệt đối nhưng là một trong những phương pháp nghiên cứu thích hợp với văn hóa dân gian nói chung và Truyện thơ nói riêng. Vận dụng phương pháp này sẽ góp phần thực hiện phương châm “học ít biết nhiều, học điểm biết diện”, như vậy sẽ giải quyết cho người nghiên cứu khâu thời gian khi thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp mà nhu cầu hiểu biết thì rộng lớn.

Trong Luận văn này, người viết vận dụng phương pháp liên ngành, hệ thống và chủ yếu đi sâu nghiên cứu về một phần nhỏ trong Văn học dân gian, đó là Truyện thơ của dân tộc thiểu số, lại chủ yếu tập trung vào Truyện thơ của ba dân tộc là Tày, Thái, Mường.

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số Việt Nam thể hiện qua truyện thơ (Trang 28 - 30)