Các nhân tố tác động đến hoạt động cung ứng nguyên vật liệu nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng nguyên vật liệu của công ty pepsico việt nam (Trang 33)

Qua đó xác định nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục, và quản trị hoạt động cung ứng nguyên vật liệu hiệu quả hơn.

1.3 Các nhân tố tác động đến hoạt động cung ứng nguyên vật liệu nguyên vật liệu. liệu.

Trong quá trình sản xuất, để hoạt động cung ứng nguyên vật liệu nguyên vật liệu được tốt, hồn thành nhiệm vụ của mình thì yếu tố am hiểu về các hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, các loại nguyên vật liệu cần cung ứng thôi chưa đủ mà doanh nghiệp cần phải nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng nguyên vật liệu. Doanh nghiệp cần phải theo sát thị trường: số lượng người cung ứng, số lượng người bán... Bên cạnh đó cịn có một loạt các tác nhân gây ảnh hưởng đối với hoạt động cung ứng nguyên vật liệu như cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện tại, sức ép do các nhà cạnh tranh mới và ngay trong nội tại của hoạt động cung ứng nguyên vật liệu.

Hình 1.7: Các yếu tố tác động đến hoạt động cung ứng nguyên vật liệu Hoạt Hoạt

động mua hàng Chiến lược kinh doanh Các nguồn lực của doanh nghiệp Kết quả tiêu thụ Nhà cung cấp Đối thủ Kinh tế Chính trị - pháp luật Thơng tin liên lạc Giao thông – vận tải

1.3.1 Những nhân tố bên trong tác động đến hoạt động cung ứng nguyên vật liệu. liệu.

Những yếu tố bên trong tác động đến hoạt động cung ứng nguyên liệu cho quá trình sản xuất bao gồm những yếu tố sau:

- Chiến lược kinh doanh: chiến luợc kinh doanh có vai trị quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đặc biệt coi trọng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo chiến lược. Bởi vì chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích, hướng đi của mình. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội trên thị trường và tạo được lợi thế cạnh tranh trên thương trường bằng các nguồn lực có hạn cho doanh nghiệp với kết quả cao nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Do đó chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cung ứng nguyên vật liệu do đó hoạt động cung ứng nguyên vật liệu nói chung và cung ứng nguyên vật liệu nguyên vật liệu sản xuất nói riêng cũng phải phụ thuộc vào chiến lược, tuỳ thuộc chiến lược trong từng giai đoạn mà bộ phận cung ứng nguyên vật liệu đưa ra kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu hợp lý.

- Kết quả tiêu thụ: Là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng nên một kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu hợp lý. Với mỗi một mặt hàng, doanh nghiệp có thể dựa trên kết quả tiêu thụ để xác định xem mặt hàng đó khả năng tiêu thụ như thế nào, và nếu có được kết quả đó thì ngun nhân do đâu để từ đó xây dựng được một kế hoạch sản xuất hợp lý hơn, từ đó liên quan tới kế hoạch cung ứng và dự trữ hàng hóa.

- Các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm những yếu tố sau:

 Vốn: Là cơ sở vật chất cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là trong cung ứng nguyên vật liệu. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Khi có vốn đầy đủ thì hoạt động cung ứng nguyên vật liệu được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, tránh tình trạng dây dưa trong cung ứng nguyên vật liệu, giảm được chi phí trong khâu cung ứng. Mặt khác việc đảm bảo tiền vốn cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp chớp được các cơ hội trong các thương vụ kinh doanh.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật: Nó là cơ sở phản ánh thực lực của doanh nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, hiện đại tạo điều kiện tốt trong cung ứng nguyên vật liệu bởi nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại thì doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nắm bắt được thơng tin, có nhiều cơ hội chớp lấy thời cơ để cung ứng được hàng nhanh hơn, tốt hơn.... điều đó làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh nhưng ngược lại nếu cơ sở vật chất của doanh nghiệp mà kém sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của mình.

 Nhân viên cung ứng nguyên vật liệu: Vai trò của nhân viên trong hoạt động cung ứng nguyên vật liệu là rất lớn. Doanh nghiệp không thể giao hàng tuỳ ý cho bất cứ ai và ai cung ứng cũng được mà phải có sự lựa chọn. Nhân viên cung ứng nguyên vật liệu phải có sự hiểu biết sâu rộng về hàng hố ngun vật liệu mà mình được giao, phải nắm được hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp. Hiểu biết về thị trường và biết phân tích những ảnh hưởng của thị trường, phải có kinh nghiệm trong cung ứng ngun vật liệu và có trình độ chun mơn cao, nắm được và hiểu biết chính sách kinh tế, pháp luật của nhà nước về mặt hàng mà họ được giao. Ngoài ra nhân viên cung ứng nguyên vật liệu phải có một số tiêu chuẩn như phải năng động, kiến thức phong phú, lanh lợi tỉnh táo trong quá trình cung ứng nguyên vật liệu để hoạt động cung ứng nguyên vật liệu đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy việc tuyển nhân viên cung ứng nguyên vật liệu là một khâu rất quan trọng. Chọn được một nhân viên cung ứng nguyên vật liệu chuyên nghiệp có kinh nghiệp là lợi thế thực sự của doanh nghiệp.

 Vị thế của doanh nghiệp trên thương trường: Nếu doanh nghiệp có vị thế, uy tín trên thương trường thì việc đặt cung ứng nguyên vật liệu sẽ dễ dàng hơn, doanh nghiệp sẽ được các nhà cung ứng ưu tiên hơn trong việc chào hàng, các nhà cung ứng cũng chủ động đến chào hàng và dành nhiều điều khoản ưu đãi cho doanh nghiệp hơn, việc cung ứng nguyên vật liệu nhiều khi tránh được thủ tục rườm rà...Do đó với uy tín, vị thế doanh nghiệp trên thị trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cung ứng nguyên vật liệu.

1.3.2 Những nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động cung ứng nguyên vật liệu. liệu.

Những nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động cung ứng nguyên vật liệu bao gồm:

- Nhà cung cấp nguyên vật liệu: Đây là nhân tố ảnh hưởng khách quan, khi lựa chọn nhà cung cấp, bộ phận cung ứng nguyên vật liệu phải dựa trên nguyên tắc sau:

 Khơng hồn tồn lệ thuộc vào một nhà cung cấp để tạo ra sự lựa chọn tối ưu và để tránh bị ép giá. Muốn vậy phải theo dõi thường xuyên và toàn diện các nhà cung cấp tiềm năng trước khi đưa ra quyết định chọn lựa.

 Cần theo dõi thường xuyên về tình hình tài chính, khả năng sản xuất và khả năng cung ứng của người cung ứng ngun vật liệu hố để tránh tình trạng rủi ro làm cho doanh nghiệp thiếu hàng.

 Cần xem xét uy tín của nhà cung cấp, đây là điều rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp. Nó thể hiện qua việc giao nhận hàng có đúng thời gian và chất lượng hay khơng.

Nếu chọn lựa không đúng nhà cung cấp sẽ không đảm bảo khả năng cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp, không đảm bảo được số lượng nguyên vật liệu cho q trình sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến cung ứng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp ở cả cung ứng và bán. Đối thủ cạnh tranh trong cung ứng nguyên vật liệu thể hiện ở chỗ doanh nghiệp ln phải đối phó với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh, sự cạnh tranh trên thị trường là sự cạnh tranh về giá. Nếu nhà cung cấp nào đưa ra giá cả hay các điều khoản ưu đãi thì họ sẽ dễ dàng thu hút được các doanh nghiệp quan tâm đến hàng của mình.

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố về sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, sức cung ứng, tỷ lệ lạm phát, sự thay đổi về mức thu nhập, các chính sách tài chính tiền tệ.... Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, mỗi doanh nghiệp đều chú ý theo dõi sự biến động của các yếu tố mơi trường kinh tế để phân tích, dự đốn và tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm đối phó.

- Mơi trường chính trị – pháp luật: Môi trường này bao gồm: luật pháp, các chính sách và cơ chế của nhà nước đối với việc cung ứng bán, xuất nhập khẩu. Do đó doanh nghiệp cần chú ý tới các yếu tố này nhằm tiên đoán những thay đổi quan trọng về chính trị trong nước, khu vực và trên thế giới để có những quyết sách đúng đắn trong chính sách cung ứng nguyên vật liệu.

- Hệ thống giao thông vận tải, liên lạc: Đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy rằng sự phát triển của hệ thống thơng tin như Fax, telex, DHL... đã đơn giản hố công việc của hoạt động cung ứng nguyên vật liệu rất nhiều, giảm đi hàng loạt các chi phí, nâng cao kịp thời nhanh gọn và việc hiện đại hoá các phương tiện vận chuyển bốc dỡ bảo quản... cũng góp phần làm nhanh chóng, an tồn q trình thực hiện cung ứng nguyên vật liệu.

Ngồi ra cịn có các nhân tố thuộc về mơi trường của doanh nghiệp kinh doanh, sự biến đổi của mơi trường chính trị-văn hố-xã hội, cơng nghệ... cũng ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng nguyên vật liệu nhất là trong lĩnh vực nhập khẩu. Nhưng những nhân tố này là khách quan mà bản thân doanh nghiệp chỉ có thể nhận thức và có phương pháp sản xuất kinh doanh phù hợp chứ khơng tự mình tác động làm biến đổi những nhân tố này được.

Trên đây là một số các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp nói chung và cung ứng nguyên vật liệu đầu vào nói riêng, có những nhân tố chủ quan và khách quan thì doanh nghiệp phải có những điều chỉnh chính sách cung ứng nguyên vật liệu phù hợp.

Tóm tắt chương 1

Chương 1 trình bày tất cả nội dung lý thuyết có liên quan sẽ được áp dụng làm cơ sở lý thuyết. Các nội dung chính trong chương này bao gồm: trình bày các khái niệm về cung ứng nguyên vật liệu, nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, tầm quan trọng của hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, nội dung hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản

xuất. Những nội dung trên sẽ được vận dụng để từng bước phân tích hoạt động cung ứng nguyên vật liệu cho q trình sản xuất của cơng ty PepsiCo Việt Nam từ đó rút ra ưu điểm và hạn chế về tình hình hoạt động cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất hiện tại. Đồng thời những kiến thức cơ bản này cũng làm nền tảng để dựa vào đó đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng nguyên vật iệu của cơng ty.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 trình bày tất cả thực trạng nội dung hoạt động cung ứng nguyên vật liệu của công ty PepsiCo Việt Nam, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, những ưu điểm và hạn chế của hoạt động cung ứng. Các hoạt động cung ứng của công ty đã và đang chứng tỏ hiệu quả của nó đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, hoạt động cung ứng của công ty cũng còn những hạn chế nhất định cần phải hoàn thiện.

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA PEPSICO VIỆT NAM.

2.1 Giới thiệu cơng ty PepsiCo tồn cầu và PepsiCo Việt Nam 2.1.1 PepsiCo toàn cầu

PepsiCo là công ty hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực nước giải khát và thực phẩm với doanh thu hơn 60 tỉ đơla và 285,000 nhân viên. Cơng ty có doanh số hàng năm đạt 39 tỷ USD, và con số này ngày càng tăng nhanh. PepsiCo cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu và sở thích đa dạng của người tiêu dùng, từ những sản phầm mang tính vui nhộn, đến những sản phẩm có lợi cho sức khỏe và lối sống lành mạnh

Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty PepsiCo tồn cầu được tóm tắt theo bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1: Bảng tóm tắt lịch sử PepsiCo

Công ty bao gồm PepsiCo American (PAF), PepsiCo Americans Beverages (PAB) và PepsiCo International (PI). Sơ đồ tổ chức cụ thể tại bảng 2.1

Trụ sở chính của PepsiCo đặt tại Purchase, NewYork.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức PepsiCo tồn cầu.

(Nguồn: Phịng Nhân sự- Công ty PepsiCo Việt Nam)

2.1.2 PepsiCo Việt Nam

2.1.2.1 Giới thiệu công ty PepsiCo Việt Nam

Công ty nước giải khát quốc tế Việt Nam được thành lập theo quyết định 291/GP ngày 24/12 năm 1991 của Ủy Ban Nhà Nước về hợp tác và đầu tư. Tiền thân là liên doanh giữa SP. Co và công ty Macondary – Singapore. Năm 1994, do Mỹ bãi bỏ cấm vận Việt Nam (03/ 02/ 1994), có thêm một thành viên mới gia nhập là công ty PepsiCo Global Investment (PI) với hai nhãn hiệu Pepsi và 7up. Tỉ lệ vốn bây giờ là: Công ty SP.Co 40%, Macondray Inc 30% và Pepsi Cola International 30%.

Năm 1998, do yêu cầu đầu tư vốn và phát triển kinh doanh, cổ phần công ty thay đổi một lần nữa: PepsiCola 97%, SP.Co 3% theo như quyết định số 291/GPDC7 ngày 28 tháng 12 năm 1998. Vốn đầu tư và phát triển kinh doanh, cổ phần đầu tư là 110 triệu đôla, vốn pháp định là 70 triệu đôla.

Ngày 28 tháng 4 năm 2003 PI đã cung ứng lại 3% cổ phần của Việt Nam. Công ty nước giải khát quốc tế đã trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và đổi tên là Công Ty Nước Giải Khát Quốc Tế PEPSICO Việt Nam. PepsiCo Việt Nam sau khi

vượt qua nhiều thị trường khác trên toàn thế giới với các chỉ số thực hiện rất đáng tự hào trong vòng 3 năm qua như sản lượng tăng bình quân 21.5% mỗi năm, thị phần tăng gần 6% trong 3 năm 2001 – 2004 đối với nước giải khát có ga và trở thành cơng ty nước giải khát đứng đầu về thị phần tại Việt Nam với tổng lợi nhuận tăng nhanh vượt kế hoạch. Năm 2005 công ty hãnh diện được chọn vào danh sách chung kết cùng với 21 thị trường nước giải khát khác trên toàn thế giới – là 1 trong 3 thị trường được xếp đầu trong nhóm thị trường nước giải khát nhỏ đang phát triển. Năm 2006 – tung ra sản phẩm Foods đầu tiên (Snack Poca), năm 2007 công ty phát triển thêm ngành sữa đậu nành, năm 2008 công ty khánh thành nhà máy sản xuất thực phẩm đóng gói tại Bình Dương, phát triển sản phẩm Khoai tây Cao Cấp - PC (Potato Chips). .

Tháng 2/2013: PepsiCo Việt Nam trở thành liên doanh với Suntory thành lập nên công ty TNHH Suntory PepsiCo Viet Nam.

2.1.2.2 Giá trị của công ty

Tại PepsiCo Việt Nam, những giá trị của công ty luôn được đặt ở những nơi mọi người có thể thấy hằng ngày và lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Chuẩn giá trị của công ty gồm những nội dung sau: Đạt được SỰ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG trong kinh doanh, thông qua đội ngũ NHÂN VIÊN ĐƯỢC GIAO QUYỀN, Hành động với TINH THẦN TRÁCH NHIỆM và luôn xây dựng LỊNG TIN. Đồng thời cơng ty cũng đề ra những giá trị căn bản mà mỗi bộ phận/ nhân viên của công ty phải tuân thủ như:

- Con người của công ty: luôn thu hút và tuyển chọn những người có năng lực nhất cho cơng ty để từ đó có thể xây dựng được một tổ chức vững mạnh từ bên trong.

- Lãnh đạo: mỗi nhân viên là những nhà lãnh đạo trong phạm vi trách nhiệm của mình, với sự quyết tâm sâu sắc mang lại kết quả hàng đầu.

- Làm chủ: hành động như những người chủ, coi tài sản của công ty như tài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng nguyên vật liệu của công ty pepsico việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)