Quy trình dự báo nhu cầu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng nguyên vật liệu của công ty pepsico việt nam (Trang 52 - 53)

Qua mơ hình trên, chúng ta thấy hoạt động marketing là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số lượng dự báo. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay số lượng dự báo của marketing rất ít được cập nhật, chủ yếu dữ liệu dựa vào dự liệu quá khứ và mục tiêu bán hàng của năm được phân chia ra từng khoảng thời gian. Sản phẩm được sản xuất và đẩy ra thị trường nhiều hơn là nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu khách hàng. Khi căn cứ vào dữ liệu bán hàng của bộ phận bán hàng cũng sẽ xảy ra tình trạng số lượng hàng bán ra giữa đầu tháng và cuối tháng khơng đều nhau, ngun vật liệu, q trình sản xuất, và kho bãi cũng phải tập trung vào cuối tháng làm phát sinh những chi phí khơng cần thiết.

Từ kết quả dự báo, bộ phận PA (Product Available) hay còn gọi là phòng kế hoạch sẽ xác định mức vật tư nguyên vật liệu và đưa ra nhu cầu lượng vật tư nguyên

Số liệu bán hàng lịch sử Các yếu tố thị trường tác động đến bán hàng Tác động của các hoạt động marketing Phần mềm Manugistic tính tốn Số lượng dự báo

vật liệu cần dùng, bao gồm: Tiêu chuẩn kỹ thuật - chất liệu, kích thước, số lượng có tính đến tỷ lệ hao hụt, hư hỏng trong quá trình sản xuất; thời gian cần nguyên vật liệu; chỉ định hãng sản xuất vật tư (nếu có),..., để sản xuất ra sản phẩm, thành phẩm theo từng đơn đặt hàng.

Sau khi Phịng kế hoạch có được số lượng thực tồn kho của loại nguyên vật liệu cần cung ứng tại thời điểm đó và lượng nguyên vật liệu thực cung ứng được xác định theo:

Số lượng thực cung ứng = Lượng nguyên vật liệu cần dùng trong sản xuất – Số lượng thực tồn kho tại thời điểm đó + Số lượng nguyên vật liệu tồn kho an toàn.

Số lượng nguyên vật liệu tồn kho là tùy thuộc chính sách tồn kho theo mùa của cơng ty và chính sách này phải được Phó Giám Đốc (PGĐ) chuỗi cung ứng và PGĐ tài chính phê duyệt. Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu, mức tồn kho an tồn cơng ty đang áp dụng đủ cho nhu cầu sản xuất gấp rưỡi thời gian của đơn hàng mới. Đối với nguyên vật liệu trong nước, mức tồn kho đang là bảy ngày sản xuất.

Dựa theo cách tính lượng ngun vật liệu thực cung ứng của Cơng ty PepsiCo nêu trên thì xét thấy Cơng ty về cơ bản cơng ty đã kiểm sốt được lượng hàng thực cung ứng và lượng tồn kho của công ty. Tuy nhiên, cơng tác dự báo vẫn chưa chính xác. Bên dưới là bảng tổng hợp kết quả dự báo và thực tế bán hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng nguyên vật liệu của công ty pepsico việt nam (Trang 52 - 53)