CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.2.2. Tiềm năng du lịch khu di tích lịch sử văn hóa núi Bình San
2.2.2.1. Di tích núi Bình San
Núi Bình San hay Bình Sơn thuộc phường Bình San, thị xã Hà Tiên, cách trung tâm thị xã khoảng 1km về hướng Tây Nam. Núi Bình San cịn gọi là núi Lăng vì trên núi có lăng mộ Mạc Cửu, các vị phu nhân, con cháu và tướng lĩnh của họ Mạc. Di tích
núi Bình San được Bộ Văn hóa - Thơng tin cơng nhận là thắng cảnh quốc gia ngày 21/01/1989.
Núi Bình San tựa như muôn ngàn chiếc lá xanh tươi phủ đầy ngọn núi bằng phẳng như tấm bình phong tạo cho du khách đến tham quan một cảm giác n bình. Trên núi có lăng mộ Mạc Cửu (1655 - 1735) cùng các phu nhân và tướng quân họ Mạc, những người đã có cơng khai mở xứ này.
Ngồi ra, trên núi Bình San cịn hai di chỉ của nền Sơn Xun và nền đàn Xã Tắc. Nền Sơn Xuyên nằm trên đỉnh núi cao nhất, nhìn ra núi Kim Dự, là nơi tế thần núi thần sông. Đàn xã tắc nằm lưng chừng trên núi, là nơi cúng tế hậu thổ và thần nông của Hà Tiên xưa và nay. Nền đàn xã tắc có hình bát qi lớn màu đỏ, ở giữa màu đen, tâm vàng, trên đặt 1 lư hương lớn bằng đồng. Vào ngày 15/1 âm lịch hàng năm, các đàn cúng sẽ được lập nhưng mỗi năm lại khác nhau về giờ cúng. Vì vậy có thể thấy đây là nơi diển ra những hoạt động truyền thống mang gia trị tâm linh, tín ngưỡng của tồn thị xã đáng để du khách đến tham quan.
Thuở xưa, dưới chân núi Bình San, Mạc Thiên Tích đã cho đào một cái ao lớn hình bán nguyệt để trồng sen và lấy nước cho dân dùng, gọi là “Bán Nguyệt liên trì”, dân dã gọi là Ao Sen. Thời Pháp thuộc, đào thêm hai ao bên cạnh, về sau ao được nới liền để chứa nước phục vụ nhu cầu mùa nắng cho dân địa phương. Ngày nay, du khách đến vãn cảnh vẫn có thể nhìn thấy 3 ao sen này ngay trước Đền thờ họ Mạc.
Nếu từ trên núi nhìn xuống xứ Hà Tiên thơ mộng du khách sẽ thấy phía trước là biển cả, ở giữa là thành quách, phía sau là lớp lớp núi non. Nhìn về phía Bắc thấy Kim Dự Lan Đào (tức núi Pháo đài), bãi Cầu Cầu với những đường bao đang hình thành khu đơ thị lấn biển mới. Quay về phía Nam có Thạch Động Thơn Vân (núi Thạch Động), và thắng cảnh Mũi Nai nước xanh biêng biếc. Ngó về hướng Đơng thấy cửa biển Đông Hồ. Dọc hai bờ cửa Đông Hồ là những ngôi nhà tầng khang trang, mới được xây dựng của thị xã. Cịn dưới chân cầu Tơ Châu là khu chợ Hà Tiên sầm uất, là địa điểm du khách có thể đến tham quan, thưởng ngoạn và mua sắm đặc sản Hà Tiên.
Đến núi Bình San, chác chắn du khách sẽ cảm nhận được sự êm ả của thiên nhiên cây cối tốt tươi, ngồi trên những bậc đá xanh trước mộ người khai trấn hồi niệm cơng lao của người xưa trong hương sen thoang thoảng sẽ là một kỉ niệm khó quên cho du khách.
2.2.2.2. Đền thờ và khu lăng mộ dòng họ Mạc
a. Đền thờ họ Mạc
Đền thờ Mạc Cửu còn gọi là Trung Nghĩa từ hay người dân địa phương thường gọi là Miếu ơng Lĩnh, tọa lạc dưới chân núi Bình San, cách trung tâm thị xã Hà Tiên khoảng 800 mét, trên đường mang tên ông - Mạc Cửu. Tên Trung Nghĩa Từ nhằm tôn
thờ nghĩa trung thành của dòng họ Mạc đối với đất nước và vùng đất Hà Tiên nói riêng. Đền do Mạc Cơng Du cháu 4 đời của Mạc Cửu thừa lệnh vua lập nên. Ban sơ Đền được cất bằng gỗ lợp lá.
Đền có kiến trúc hình chữ Quốc, chung quanh có tường dày bao bọc cịn ở chính giữa là điện thờ. Trước cổng đền thờ Mạc Cửu có một cặp sư tử đá trơng uy nghi dù đã bị thời gian và mưa gió bào mịn ít nhiều và hai câu liễn đối bằng chữ Hán do nhà Nguyễn ban tặng:
“Nhất môn trung nghĩa gia thinh trọng Thất diệp phiên hàn quốc lũng vinh”
Nghĩa là:
Một nhà trung nghĩa, danh thơm cả họ. Bảy lá giậu che, cả nước mến yêu.
Bước qua khỏi cổng là con đường nhỏ lát gạch, dẫn đến một tiểu đình nhỏ cũng có đơi sư tử bằng đá uy nghi. Xung quanh là khoảng sân phủ trùm bóng mát cây xanh tạo cho khơng gian ngôi đền lúc nào cũng yên tĩnh và trầm mặc. Bước vào đây du khách sẽ cảm nhận được nét trầm mặc, uy nghi của ngôi đền. Nằm bên phải đền thờ là nhà tiền hiền thờ những người trước Mạc Cửu đã đến Hà Tiên, bên trái là nhà hậu hiền thờ những người đến sau ơng. Ngay chính điện đền có một biển thờ đề bốn chữ “Khai Trấn Trụ Quốc” là lời tuyên dương của nhà Nguyễn trước công đức mở mang bờ cõi ở phía Nam của dịng họ Mạc và bức hồnh “Nghị Võ Cơng”.
Bên trong Đền thờ ở chánh điện có 3 bàn thờ: Chính giữa thờ 5 vị: Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích, Mạc Tử Hoàng, Mạc Tử Sanh, Mạc Tử Thiêm; Tả ban thờ chư tướng; Hữu ban thờ các Bà gồm Thái Thái Bà Bà (mẹ của Ông Mạc Cửu), Bà Nguyễn Ý Đức (Bà Mạc Cửu), Bà Nguyễn Hiếu Túc (Bà vợ thứ nhất của ông Mạc Thiên tích), Bà Dì Tự (Bà vợ thứ hai của ơng Mạc Thiên Tích), Bà Mạc Mi Cơ (tức Bà Cơ Năm là con gái út ơng Mạc Thiên Tích và Bà Nguyễn Hiếu Túc, cháu nội ông Mạc Cửu). Đền thờ trang nghiêm với cột vng, nhiều bức hồnh phi và liễn đối viết bằng các kiểu chữ khác nhau. Trên vách đền là những bài thơ trứ tác trăm năm trước trong “Hà Tiên thập vịnh” của Mạc Thiên Tích. Bên vách phải gian thờ là tiểu sử dịng họ Mạc được viết bằng chữ quốc ngữ để khách tham quan có thể hiểu thêm về cơng lao của họ Mạc tại đất Hà Tiên. Bên vách trái là Bảng Kê các ngơi cổ mộ ở Bình San và sơ đồ khu di tích giúp du khách dễ dàng hình dung được vị trí của từng ngơi mộ trên lăng. Tuy cơng trình đã khởi xây từ thế kỷ 18 nhưng nhờ bảo quản tốt và trải qua nhiều lần trùng tu nên các hoa văn, họa tiết ở một số hiện vật vẫn còn sắc sảo.
Di tích Đền thờ Mạc Cửu là một cơng trình văn hóa với lối kiến trúc đẹp đẽ, tinh tế. Du khách đến đây ngồi mục đích tín ngưỡng cịn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi Đền. Tuy nhiên, không gian bên trong lại khá chật hẹp, không đủ không gian
phục vụ cho du khách khi đến thời gian diễn ra lễ hội Giỗ Mạc Cửu và lễ Tao Đàn, quy mô lớn nhưng phần sân trước Đền khá hẹp, có nhiều lối vào nhưng nhỏ khơng đáp ứng được số lượng du khách vào mùa cao điểm.
b. Khu Lăng mộ
Theo con đường dốc bậc cấp lên núi Bình San, du khách sẽ đi xuyên qua những “rừng” cây bạch mai sản sinh từ cây mẹ đem từ Quảng Tây (Trung Quốc) sang trồng vào năm 1720. Hằng năm, vào những ngày Tết Nguyên đán, mai nở trắng cành, tỏa hương thơm ngát. Đến lưng chừng núi sẽ bắt gặp phần lăng mộ dòng họ Mạc với các ngôi mộ cổ được chia thành 4 khu riêng biệt: khu 1 là lăng mộ Mạc Cửu và các tiểu vương dòng họ Mạc, khu 2 là lăng mộ các phu nhân, khu 3 là lăng mộ các quan và khu 4 là lăng mộ các thành viên khác của dịng họ Mạc. Tất cả gồm hơn 40 ngơi mộ nằm rải rác trên núi Bình San tạo thành một quần thể những ngơi cổ mộ đáng để du khách đến tham quan, chiêm bái.
Trên lăng mộ, ngôi mộ lớn nhất, uy nghiêm nhất, và nằm ở vị trí cao nhất là mộ Mạc Cửu, hình bán nguyệt kht sâu vào núi, có hình dáng như một con trâu nằm (thế tọa Ngưu). Lăng Mạc Cửu theo kiểu Tàu, bên trái đắp nổi đầu rồng, bên phải đắp đầu hổ (Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ). Ngôi mộ nằm giữa những bức tường kiên cố bằng đất to lớn như con rồng nằm uốn che quanh nấm mồ, theo phong cách mộ táng của người Triều Châu, ở 2 bên mộ có hai tượng tướng sĩ oai phong cầm gươm đứng hầu, chạm trổ tinh vi. Ngồi ra, trước mộ cịn có một khoảng sân rộng với các bậc thềm cẩn bằng đá xanh, có tảng dài đến 3m tương truyền là do các nhà buôn Trung Hoa thời bấy giờ chở từ Qng Tây sang tặng. Nhìn chung, ngơi mộ rất kiên cố nên dù đã trải qua ba thế kỷ nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu, chỉ đáng tiếc là hai bức tượng bằng đá xanh đã bị trộm được thay bằng tượng xi măng không thể trơ gan cùng tuế nguyệt và ngôi mộ hiện nay lại được tân trang bằng cách quét lên lớp vôi màu vàng, làm mất đi vẽ cổ kính so với mộ của Mạc Thiên Tích và Mạc Tử Hồng nằm ở bên dưới. Người ta đã phần nào làm mất đi lòng hiếu nghĩa của Mạc Thiên Tích khi ơng cho khởi xây lăng mộ cha mình từ năm 1735, ngay năm cha ơng qua đời.
Mộ của Mạc Thiên Tích và Mạc Tử Hồng trơng có vẽ khiêm tốn hơn. Vẫn bố cục theo thế tọa ngưu nhưng chỉ có vịng cung phía trước làm bằng đá xanh cịn nấm mộ chỉ là nấm đất bình thường, bên trên có trồng hoa phủ xanh ngơi mộ.
Xung quanh đó cịn có nhiều ngơi mộ của con cháu họ Mạc và gia quyến của họ. Đặc biệt cịn có các ngơi mộ của những gia tướng mà lúc sinh thời đã cùng với họ Mạc khai phá và gìn giữ đất Hà Tiên.
Đứng trên Khu lăng mộ nằm lưng chừng núi Bình San, du khách có dịp phóng tầm mắt nhìn bao quát một phần thị xã Hà Tiên thơ mộng với vịnh biển, nơi có núi Pháo Đào vinh danh với tên gọi “Kim Dự lan đào”, được nghe những câu hát rất đỗi
quen thuộc viết về Hà Tiên “Tôi qua Lăng Mạc Cửu nằm trên con voi phục…” cùng với khoảng không gian xanh mát xung quanh tạo cho du khách cảm giác dễ chịu và xua tan cảm giác mệt mỏi trong quá trình tham quan.
Lăng và đền thờ Mạc Cửu là một trong những cảnh đẹp của Hà Tiên và đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây. Du khách đến viếng thăm Lăng sẽ được nghe những câu chuyện về dòng họ Mạc mà khởi đầu là Tổng binh Mạc Cửu (1655-1735), người đã có cơng khai phá và xây dựng đất Phương Thành (Hà Tiên ngày nay) và các thành phố khác ở biển Tây chạy dài từ Kiên Giang đến Siêm Rệp của Campuchia.
2.2.2.3. Lăng mộ và đền thờ Mạc Mi Cô a. Lăng mộ Mạc Mi Cô
Lăng mộ Bà Cô Năm (Mạc Mi Cô) được lập năm 1750, tọa lạc ở phía Tây chân núi Bình San, cách lăng mộ Mạc Cửu khoảng 200 mét theo đường bậc thang lên núi. Lăng mộ là di tích cấp Quốc Gia được Bộ Văn hóa thơng tin xếp hạng ngày 21 tháng 1 năm 1989 theo quyết định số 100.
Bà Mạc Mi Cô là con của Tổng binh trấn Mạc Thiên Tích, cháu nội của người khai phá xứ Hà Tiên là Mạc Cửu. Bà là con thứ 5 trong gia đình 8 người nên thường gọi là Cô Năm. Bà chết lúc 13 tuổi (1963) do bị chôn sống. Nguyễn phu nhân ngày ấy tiếc thương nên xây ngơi mộ tại phía tây núi Bình San giữa một khơng gian hữu tình, bốn bề xanh lá. Với quan niệm người chết trẻ thường linh nghiệm, hơn nữa nhiều chuyện may mắn của người dân, thấy ứng với sự "phù hộ" của bà, nên với người dân Hà Tiên, bà rất linh thiêng, "cầu gì đặng ấy". Ai có việc khổ đau hoạn nạn mà hằng tâm khẩn cầu Bà đều được toại nguyện. Vì thế mỗi ngày có rất nhiều người đến lăng mộ cúng viếng, cầu an và coi bà như vị thần hộ mệnh độ trì.
Hai bên lăng mộ là hình tượng Hạc đứng trên lưng Rùa biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu, biểu thị cho khát vọng tốt đẹp, may mắn cũng vì thế rất được người dân tôn thờ. Không gian quanh lăng mộ rợp bóng cây, bốn bề xanh mát tạo cảm giác thanh bình, yên ả cho du khách ghé tham quan, chiêm bái. Phía dưới lăng là khoảng sân khá rộng có thể tiếp nhận được một lượng lớn du khách đến lễ bái cùng lúc. Tuy nhiên phía trước phần mộ Bà lại khá nhỏ, vào mùa cao điểm hay dịp lễ tết du khách hành hương thường phải chen chúc nhau thắp hương, quỳ lạy tạo ra một cảnh tượng khơng đẹp mắt.
Trải qua hàng trăm năm nay, lịng tin của người dân về sự linh thiêng của bà Cơ Năm vượt ra ngồi phạm vi Hà Tiên, nhiều người thấy đời sống tâm linh của mình an lành mỗi khi hướng đến bà Cô Năm để cầu khấn. Nói về vai trị tinh thần của bà Cơ
Năm, thành viên Ban quản lý Khu di tích lịch sử núi Bình San cho biết: "Nhân dân ở đây đều rất thành kính bà Cơ Năm, họ tin rằng mỗi khi gặp đều dữ, nếu hướng về bà Cơ Năm để cầu an thì đặng gặp lành, khơng chỉ người dân nơi đây mà mỗi ngày vẫn có nhiều người khắp nơi ghé đến thăm phụng”. Đó là con đường tồn tại và phát triển của tín ngưỡng dân gian. Điều này có giá trị tinh thần tựa như bà Chúa Xứ ở An Giang, là nới đáng để khách thập phương chiêm bái.
b. Đền thờ Mạc Mi Cô
Đền thờ Mạc Mi Cô nằm dưới chân núi Bình San. Đền thờ Bà được chính quyền địa phương cho xây dựng khá khang trang và rộng rãi với tổng diện tích khn viên Đền là 1084,31m2
khánh thành vào ngày 12.11.2012 nhằm ngày 29.09 âm lịch cùng với lễ giỗ lần thứ 249 của Bà (1763 - 2012).
Đền tọa lạc ở một vị trí hết sức thuận lợi cho khách thập phương tham quan vì nằm rất gần Bến xe thị xã. Cổng chính tam quan hướng ra đường quốc lộ 80, hai mái lợp ngói xanh, trên là lưỡng long cùng chầu vào biểu tượng Mặt Trời là thái cực sinh lưỡng nghi(Hai con Rồng) thể hiện sức mạnh vũ trụ đặc trưng của dân tộc Việt, dưới là bảng đề “Công viên văn hóa Bình San”vì ngồi vai trị là nơi thờ tự và tổ chức lễ Bà Cơ Năm hằng năm thì Đền Mạc Mi Cơ cũng là khu cơng viên văn hóa Bình San của thị xã.
Trước cửa chánh điện là 2 con sư tử bằng đá hoa cương ngồi canh giữ. Bốn cột to sơn vàng, mặt trước là hàng đối đỏ. Mái Đền cong, khuôn viên rộng trên 1000m2
, phía trước và sau đền là khoảng sân rất rộng du khách thoải mái chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngơi Đền từ mọi góc nhìn. Chính giữa sân là bia đá ghi tiểu sử Bà Mạc Mi Cô giúp du khách có những thơng tin sơ lược về vị nữ thần bảo hộ vùng đất Hà Tiên hàng trăm năm qua. Không gian bên trong Đền khá rộng phục vụ tốt nhu cầu lạy lễ của du khách, kể cả những mùa cao điểm.
Tường rào bao quanh ngôi Đền đẹp và kiên cố chạy dài theo quốc lộ 80 hướng cổng chính và đường Mạc Mi Cơ cổng sau. Tuy nhiên cơng trình này hiện nay chỉ mới hồn thành giai đoạn 1, khơng gian trong khn viên Đền có nhiều khoảng đất trống, chưa được san lấp và rợp bóng mát cây xanh ảnh hưởng phần nào đến vẻ mỹ quan của ngôi Đền.
Đền thờ Mạc Mi Cơ là cơng trình thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư, bảo tồn, phát triển giá trị các di tích văn hóa lịch sử và góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của Hà Tiên, là kết quả của chính quyền địa phương trong việc kêu gọi đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Hà Tiên đối với vị nữ thần bảo vệ và phù hộ cho người dân trong suốt hàng trăm năm qua. Hiện nay lăng mộ và Đền thờ Bà Cô Năm thu hút rất đông lượng khách đến tham quan, chiêm bái, đặc biệt là khách hành hương đến viếng.
2.2.2.4. Chùa Phù Dung
Chùa còn được gọi là chùa Phù Cừ, tọa lạc ở chân núi Bình San, nằm trên đường Mạc Tử Hoàng. Chùa thuộc hệ phái Bắc tơng. Từ khu lăng mộ dịng họ Mạc, đi khoảng 300 mét là đến chùa Phù Dung.