ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA NÚ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành du lịch lý thị hồng thắm khai thác khu di tích lịch sử văn hóa núi bình san (hà tiên) trong phát triển du lịch (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

3.2. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA NÚ

BÌNH SAN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Phát triển du lịch dựa trên việc khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử mang lại nhiều lợi ích cho chính quyền cũng như người dân địa phương quanh khu di tích. Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch của tỉnh và thị xã, để khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa, lịch sử, Ban quản lý cần đưa ra định hướng với những chính sách cụ thể để phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử; đồng thời, tạo điều kiện cho cộng đồng được tham gia tích cực vào hoạt động du lịch và chú trọng chia sẻ lợi ích với cộng đồng, bên cạnh đó phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, có chất lượng cao, cần phối hợp, kết nối với các tỉnh, thành phố lân cận để xây dựng những chương trình du lịch theo chun đề văn hóa, lịch sử tạo nên tính du lịch liên vùng, hấp dẫn du khách. Đặc biệt, không quên chú trọng vấn đề bảo đảm mơi trường bởi những giá trị du lịch văn hóa rất nhạy cảm, dễ biến đổi dưới tác động của du lịch. Các định hướng cụ thể như sau:

3.2.1. Định hướng về bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích

Khu di tích lịch sử văn hóa núi Bình San là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, văn học đặc trưng của thị xã Hà Tiên với những di tích và lễ hội mang tầm cỡ quốc gia thể hiện bản sắc, cội nguồn văn hóa một vùng đất. Vì thế nhà nước và các cấp thẩm quyền có trách nhiệm duy trì, bảo vệ và phát huy những giá trị to lớn ấy.

Chú trọng cơng tác trùng tu tơn tạo các di tích, bảo tồn những giá trị lịch sử vốn có tại Khu di tích. Trong năm 2011, việc đầu tư, nâng cấp, trùng tu tơn tạo đã được tồn Ban Bảo vệ Di tích đặc biệt chú trọng quan tâm. Đã phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn khảo sát, quy hoạch thực hiện việc san lắp, xây dựng, sửa chữa, bảo tồn các tích xuống cấp song vẫn đảm bảo tính nguyên trạng ban đầu, đồng thời cũng tạo nên cảnh quan mới cho quần thể Khu di tích. Năm 2012, Ban bảo vệ di tích tiếp tục xem trọng công tác đầu tư - trùng tu - tôn tạo là hàng đầu nên quần thể khu di tích ngày một khang trang hấp dẫn du khách hành hương chiêm bái và tham quan di tích.

Tiếp tục tăng cường hơn nữa sự liên kết chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, trung tâm xúc tiến du lịch và Ban quản lý Khu di tích trong cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa địa phương nhằm xây dựng hình ảnh Khu di tích ngày càng hấp dẫn trong lòng du khách.

Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tiếp tục thực hiện dự án đầu tư tu bổ tôn tạo di tích đền thờ họ Mạc nói riêng và khu di tích núi Bình San nói chung với tổng kinh phí là 200 tỷ đồng theo kế hoạch đã đề ra. Trong đó có xây dựng cầu bắt ngang Ao Sen, nạo vét và tôn tạo 3 Ao sen trước Đền Mạc Cửu, hồn thành giai đoạn 2 cơng trình đền thờ Bà Mạc Cơ và khu cơng viên văn hóa Bình San nhằm tạo nên một điểm sinh hoạt văn hóa khang trang, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân và du khách thập phương.

Thực hiện Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ thị xã lần thứ XI với mục tiêu đến năm 2015 đầu tư nâng cấp các lễ hội truyền thống của địa phương. Theo đó, định hướng tổ chức lễ hội hằng năm theo hướng ngày càng nâng cao chất lượng, đổi mới về nội dung, hình thức, phát huy hiệu quả các lễ hội đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần trong nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

3.2.2. Định hướng đa dạng sản phẩm du lịch

Sự phát triển nhanh của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch mới xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách du lịch. Để nâng cao vị thế cạnh tranh điểm đến trên thị trường du lịch quốc tế, yếu tố sản phẩm du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Sản phẩm du lịch chính là sự trải nghiệm của khách du lịch về điểm đến du lịch. Vì vậy, điểm đến nào mang lại sự trải nghiệm càng đa dạng, càng thú vị cho khách du lịch sẽ quyết định sự thành công trong cạnh tranh thu hút khách du lịch.

Du lịch là ngành cơng nghiệp khơng khói với đặc trưng là những sản phẩm du lịch là yếu tố thu hút du khách hàng đầu. Tuy nhiên cũng như nhiều ngành kinh tế khác, việc lặp đi lặp lại một sản phẩm sẽ khiến cho người tiêu dùng nhàm chán và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển lâu dài. Do vậy trong việc khai thác, đa dạng hóa sản phẩm du lịch cần được quan tâm chú ý. Cần kết hợp giữa nhiều loại hình du lịch và phải làm thế nào để tạo ra được dấu ấn riêng, bản sắc riêng cho sản phẩm du lịch của Hà Tiên nói chung và khu di tích nói riêng. Do đó, để du lịch phát triển nhanh, mạnh và bền vững, trong thời gian tới cần chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tập

trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và phát triển loại hình du lịch đồng thời tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của địa phương cũng như tạo thêm nhiều sự kiện văn hóa thể thao thu hút sự quan tâm của du khách, góp phần đẩy mạnh phát triển, tăng doanh thu du lịch, đưa du lịch, dịch vụ từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã trong tương lai không xa.

3.2.3. Định hướng về thị trường khách

Đối tượng khách đến tham quan khu di tích núi Bình San khơng chỉ là các tín đồ tâm linh tín ngưỡng mà cịn là bất kỳ ai quan tâm, muốn tìm hiểu về các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội địa phương.

Về thị trường khách nội địa, căn cứ trên định hướng của thị xã được xác định cụ thể như sau:

Thứ nhất: những khách thuộc lứa tuổi trung niên và người lớn tuổi( trên 60 tuổi)

Thứ hai: những khách có thu nhập và trình độ văn hóa trung bình.

Thứ ba: những khách độc thân đi du lịch theo tour, nhóm thuộc tầng lớp kinh doanh bn bán và làm nghề thủ cơng.

Theo đó, tập trung vào khách trong Khu vực ĐBSCL là chính và có thể mở rộng ra các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội…

Đối với thị trường khách quốc tế, dựa trên những thông số về giá trị lễ hội, yếu tố tâm lý và sở thích đối với một số thị trường khách du lịch quốc tế thì hướng đến thị trường khách có điểm chung là khả năng chi trả cao, đòi hỏi các dịch vụ tiện nghi, chất lượng, rất quan tâm vấn đề an tồn và mơi trường nhu khách ở các nước Tây Âu.

3.2.4. Định hướng xây dựng cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng kĩ thuật

Vùng núi Bình San là nơi tồn tại và lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa của thị xã Hà Tiên nói riêng, tỉnh Kiên Giang nói chung. Sự đầu tư khai thác du lịch khu di tích cũng vì vậy có ảnh hưởng đến tình hình hoạt động du lịch chung của địa phương và tỉnh nhà. Do đó, vấn đề đầu cơ sở vật chất hạ tầng kĩ thuật phát triển du lịch là hết sức cần thiết nhằm thu hút ngày càng đông lượng khách đến tham quan, chiêm bái.

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng khai thác hoạt động du lịch ở khu di tích chưa thực sự có hiệu quả, trong đó chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng kĩ thuật cũng là nguyên nhân chủ yếu chưa thu hút được khách du lịch. Vì vậy, cần đầu tư xây dựng các dự án quy hoạch phát triển, xây dựng các cơ sở lưu trú, ăn uống phục vụ khách tham quan

ngay tại khu vực di tích, hồn chỉnh và nâng cấp hệ thống chiếu sáng cơng cộng trong và xung quanh khu vực các di tích với các chính sách đầu tư hợp lý.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành du lịch lý thị hồng thắm khai thác khu di tích lịch sử văn hóa núi bình san (hà tiên) trong phát triển du lịch (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)