Định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành du lịch lý thị hồng thắm khai thác khu di tích lịch sử văn hóa núi bình san (hà tiên) trong phát triển du lịch (Trang 67 - 68)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

3.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang

3.1.1.1. Quan điểm phát triển

- Tranh thủ thời cơ, huy động mọi điều kiện, nguồn lực nhằm khai thác có hiệu quả mọi điều kiện, tiềm năng và thế mạnh trên địa bàn để phát triển du lịch, đưa tỉnh Kiên Giang trở thành một trung tâm du lịch khu vực ĐBSCL.

- Chiến lược phát triển thị trường khách du lịch tỉnh Kiên Giang dựa trên tiềm năng là tăng thị trường khách quốc tế là cơ bản; ổn định thị trường khách du lịch nội địa là then chốt.

- Chú trọng công tác đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới, có chất lượng cao tại các khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm để làm điểm nhấn thu hút khách du lịch đến Kiên Giang; du lịch tỉnh Kiên Giang cần sớm hoàn thiện thương hiệu sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên biển, đảo, sinh thái và tài nguyên nhân văn với các di tích lịch sử và lễ hội truyền thống.

- Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lữ hành và xúc tiến, quảng cáo du lịch tại thị trường khách du lịch quốc tế tại Campuchia và một số nước ASEAN, thị trường khách du lịch nội địa tại các trung tâm du lịch trọng điểm trong nước như Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng để có nguồn khách du lịch bền vững.

- Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, bảo tồn tài nguyên nhân văn, đặc biệt đối với những khu di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với bảo vệ an ninh, chính trị, củng cố quốc phịng, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển

Đầu tư phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng với tốc độ phát triển nhanh và bền vững. Xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, khai thác có hiệu quả các điểm du lịch hiện có, đồng thời tạo thêm một số điểm du lịch mới, hấp dẫn; sản phẩm du lịch đa dạng, có chất lượng cao, tạo lập được sản phẩm du lịch đặc thù và cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Kiên Giang trở thành điểm đến hấp dẫn, có thương hiệu, là một trong những trung tâm du lịch khu vực

ĐBSCL, với các vùng du lịch trong tỉnh phát triển hợp lý, trong đó Phú Quốc là trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao của cả nước, khu vực và quốc tế, Hà Tiên trở thành Đô thị du lịch.

Bảng 5. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Kiên Giang qua các giai đoạn

Giai đoạn Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật

Lượt khách Doanh thu

2011 – 2015 Hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch chủ yếu tại các cụm du lịch trọng điểm của tỉnh. Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp 350 cơ sở lưu trú du lịch với 11.000 phịng trong đó trên 1.500 phịng chất lượng cao. Tổng lượt khách tham quan trên 6 triệu, trong đó khách quốc tế 262 ngàn lượt, tăng bình quân 15,4%.

Doanh thu tăng bình qn 28,8% , đóng góp 5,4% GDP của tỉnh. 2016 – 2020 Hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch chất lượng cao. Tổng số 700 cơ sở lưu trú du lịch với trên 24.000 phịng, trong đó trên 3.500 phịng chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 10 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 650 ngàn lượt, tăng bình quân 10,4%.

Doanh thu tăng bình quân 22,3% đóng góp 7,9% trong GDP của tỉnh.

(Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Kiên Giang)

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành du lịch lý thị hồng thắm khai thác khu di tích lịch sử văn hóa núi bình san (hà tiên) trong phát triển du lịch (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)