CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
3.3. GIẢI PHÁP KHAI THÁC DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH
3.3.1. Khai thác gắn với bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích
Di tích lịch sử văn hóa là tài sản quý báo của địa phương và cả dân tộc. Do đó song song với việc khai thác giá trị di tích phục vụ du lịch các ngành chức năng địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư cần phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ và tơn tạo khu di tích cũng như phải thường xuyên trùng tu và tôn tạo Lăng và đền thờ Mạc Cửu và những di tích khác trong quần thể khu di tích.
- Ban quản lý kết hợp chính quyền địa phương nơi có di tích để cùng có trách nhiệm trong việc bảo vệ nguyên trạng khu di tích, nhất là tình trạng lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép và các tác động khác từ bên ngoài.
- Xác định ranh giới giữa nhà chùa, khu dân cư, khu di tích để tránh tình trạng chồng chéo trong quản lý, khai thác, điều hành. Không để nhà chùa trong khu di tích tự ý xây dựng những hạng mục chưa được phê duyệt, hoặc tu sửa, sơn phết, làm mới đền thờ, những hành vi can thiệp này có thể ảnh hưởng đến nguyên trạng di tích.
- Ngồi cơng tác bảo vệ quần thể Khu di tích, Ban Bảo vệ Di tích cịn cần thực hiện nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ các Di- Cổ vật như các sắc phong có từ thời các vương triều nhà Nguyễn, các cổ vật thờ cúng bằng đồng, các đối liễng bằng gỗ, quan tâm thường xuyên không để Di - Cổ vật xuống cấp, hư hỏng hoặc bị phá hoại góp phần nâng cao giá trị phục vụ cho công tác nghiên cứu khảo cổ về Lịch sử - Văn hóa của quần thể khu di tích Lịch sử Văn hóa núi Bình San cũng như nâng cao giá trị di tích trong hoạt động du lịch.
- Tổ chức và duy trì các lễ hội truyền thống của địa phương, đặc biệt là lễ hội Tao Đàn Chiêu Anh Các hướng đến trở thành lễ hội cấp tỉnh đồng thời phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật, lễ hội của các dân tộc Kinh - Hoa - Khmer (lễ đua ghe ngo, lễ cúng trăng,..) đưa vào phục vụ du lịch, nghiên cứu và phát triển thêm một số mơ hình du lịch mới. Hệ thống hóa và hướng dẫn các lễ hội đi vào mục đích phục vụ du lịch một cách văn minh và mang tính truyền thống dân tộc khơng được lạm dụng mà thương mại hóa, tránh làm mất đi hình ảnh đẹp của dân tộc.
3.3.2. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Thị xã Hà Tiên cần tăng cường hợp tác với ngành du lịch tỉnh nhà, An Giang và thành phố Cần Thơ hình thành trục du lịch liên vùng. Cần Thơ phát triển du lịch chợ nổi trên sông, An Giang đặc trưng du lịch tâm linh từ vùng núi Sam (Châu Đốc) kéo dài đến vùng núi Bình San (Hà Tiên) và kết hợp du lịch biển Mũi Nai hay Phú Quốc (Kiên Giang). Ngoài ra cịn có thể liên kết với các tỉnh Cà Mau, hiệp hợi du lịch ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và mở rộng hợp tác với các tỉnh thành vương quốc CamPuChia (như Sihanoukvill rất có tiềm năng), Thái Lan... hình thành các tour du lịch mới độc đáo.
- Tiếp tục nghiên cứu mở rộng thị trường, xác định rõ thị trường trọng điểm nhằm điều chỉnh và xây dựng các sản phẩm du lịch mới nhưng phù hợp với thị hiếu ngày càng cao của du khách.
- Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù như tổ chức các Hội chợ thương mại tiêu dùng đạt số lượng cũng như chất lượng nhằm tạo điều kiện nối kết và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp tại địa phương, tổ chức các sự kiện gắn liền với lễ hội mang tính tâm linh như lễ giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu, giỗ Bà Cô Năm, nâng cao phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng với lễ Tao Đàn Chiêu Anh Các,…tạo sức lan tỏa sâu rộng đến du khách gần xa.
- Kết hợp các loại hình dịch vụ du lịch nhằm tạo ra một tour mới cho du khách để họ hứng thú hơn trong việc đến Khu di tích như kết hợp du lịch tham quan di tích với chơi các trị chơi dân gian tại điểm không chỉ vào dịp lễ hội mà cả vào những ngày thường.
- Tạo thêm nhiều sự kiện văn hóa thể thao thu hút sự quan tâm của du khách. Bên cạnh đó có thể kích thích sự chi tiêu của khách bằng những dịch vụ vui chơi giải trí sảm phẩm lưu niệm tại Khu di tích.
- Bổ sung những sản phẩm du lịch mới vừa trở thành công cụ hỗ trợ vừa làm phong phú hơn hoạt động tham quan cho khách du lịch.
3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực
Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải đặt lên vị trí hàng đầu trong phát triển du lịch. Vì vậy, cần tiếp tục cơng tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành du lịch cho cán bộ quản lý cũng như nhân viên phục vụ nhằm từng bước tiêu chuẩn hóa nhân lực ngành du lịch ở các lĩnh vực theo yêu cầu thực tế ở địa phương và phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn, tăng tính thực hành, tạo điều kiện hội nhập về lao động du lịch, thực hiện xã hội hóa cơng tác đào tạo đó là:
- Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc, tại chức) lao động trong ngành du lịch ở các cấp trình độ khác nhau.
- Tăng cường tham gia các lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước và thuyết minh viên về du lịch hằng năm cho các cán bộ làm công tác du lịch tại khu di tích ở các cơ sở trong tỉnh Kiên Giang do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
- Đào tạo tập trung vào những mặt thật chuyên sâu như ngoại ngữ, kĩ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên phục vụ du lịch. Lực lượng hướng dẫn viên tại điểm phải được đào tạo đảm bảo theo tiêu chuẩn tổng cục du lịch về qui chế hướng dẫn. Không chỉ về mặt kiến thức mà cả đào tạo phong cách, thái độ phục vụ du khách ân cần, niềm nở.
- Trang bị thêm kiến thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho nhân viên vào thực tiễn công việc với việc tuyển lao động địa phương tham gia vào du lịch sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Triển khai công tác điều động đối với nhân viên Bảo vệ và An ninh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động du lịch có hiệu quả.
- Nâng cấp, đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo hiện có, bảo đảm gắn giữa học lý thuyết với thực hành nghề nghiệp. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp để gắn liền đào tạo với sử dụng, nâng cao năng lực, trình độ. Mặt khác, các cơ quan quản lý, các cơ sở đào tạo du lịch nên nhanh chóng thiết lập và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật hiện đại cả về máy móc và thiết bị, phần mềm quản lý và cả con người vận hành.
3.3.4. Giải pháp về cơ sở vật chất hạ tầng - kĩ thuật
Cơ sở vật chất hạ tầng kĩ thuật du lịch là yếu tố không thể thiếu và đặc biệt quan trọng trong mỗi chuyến đi của du khách đến bất kì một địa điểm nào. Do đó số lượng và chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật tại khu di tích là vấn đề địa phương và Ban quản lý khu di tích phải quan tâm xem xét.
- Tiến hành xây dựng một số khách sạn, nhà hàng ngay tại Khu di tích nhằm đáp ứng trực tiếp nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống cho du khách nhằm tránh tình trạng khách chỉ đến tham quan mà không chi tiêu cho các dịch vụ khác gây thất thoát nguồn thu cho du lịch khu di tích.
- Đầu tư nâng cấp hồn thiện hơn nữa mạng lưới giao thơng đường bộ đến khu di tích để thúc đẩy sự phát triển du lịch.
- Hoàn thiện và mở rộng mạng lưới đèn chiếu sáng ra quanh khu vực di tích phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan của du khách.
- Tiếp tục cải cách hành chính, xây dựng cơ chế chính sách thơng thống và chỉ đạo thực hiện các cơ chế chính sách một cách sâu sát, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Nghiên cứu ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư về tiền thuê đất, đền bù giải
phóng mặt bằng, hỗ trợ hạ tầng, vay vốn… cho các dự án du lịch trọng điểm, xây dựng khách sạn, nhà hàng xung quanh khu di tích.
3.3.5. Giải pháp quảng bá - xúc tiến du lịch
- Xây dựng nhiều chương trình quảng bá, giới thiệu khu di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, viết bài giới thiệu ngắn gọn đăng trên các ấn phẩm du lịch, thiết kế những biển quảng cáo đặt ngay cửa ngõ Hà Tiên. Phối hợp với doanh nghiệp in ấn và phát hành tờ rơi, sơ đồ hướng dẫn du lịch, tập sách có kèm ảnh quần thể khu di tích và những lễ hội lớn trong năm. Đặc biệt với sự bùng nổ của công nghệ thông tin ngày nay việc thiết kế và lập ra website giới thiệu hình ảnh của khu di tích đến những đối tượng khách thích tham quan, tìm hiểu về di tích lịch sử, văn hóa địa phương thơng qua những chuyến du lịch cần được chú trọng.
- Chủ động tham gia nhiều chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch với sự phối hợp cùng đài phát thanh truyền hình của tỉnh, đài phát thanh địa phương nhằm đưa hình ảnh khu di tích đến gần hơn với người dân và khách du lịch.
- Tiếp tục cơng tác tun truyền dưới nhiều hình thức làm chuyển biến và nâng cao hơn nữa nhận thức trong toàn xã hội về tầm quan trọng, sự cần thiết của sự phát triển du lịch và trách nhiệm đối với việc đổi mới và phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chẳng hạn tổ chức những lớp tập huấn ngắn ngày cho người dân bao gồm học sinh các cấp về các kĩ năng thuyết minh, giao tiếp nhằm giới thiệu được hình ảnh đẹp của Hà Tiên và khu di tích núi Bình San để mỗi người dân thực sự là một đại sứ du lịch giúp ích cho cơng tác quảng bá du lịch của địa phương. Bên cạnh đó, xây dựng các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin du lịch cho du khách ở khu vực núi Bình San và những vùng phụ cận tại bến xe, bến tàu,…hoặc mở văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành có liên kết du lịch.
- Về du lịch đối ngoại, phường Bình San cùng với thị xã Hà Tiên đẩy mạnh hợp tác với ngành du lịch Campuchia để khai thác các điểm đến mới và nguồn khách qua lại giữa hai cửa khẩu, đăng hình ảnh khu di tích ở khu vực cửa khẩu để du khách biết đến Hà Tiên. Bên cạnh đó phối hợp tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa, nâng cấp lễ hội phục vụ du khách, nhân rộng lễ hội năm văn hóa du lịch Hà Tiên và tổ chức ngày thơ Hà Tiên gắn với Tao Đàn,…Đây là dịp để quảng bá tiềm năng du lịch Hà Tiên đồng thời để các doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu đầu tư vào khu di tích núi Bình San.
3.3.6. Chính sách bảo vệ mơi trường
Mơi trường là vấn đề quan trọng cần có biện pháp giải quyết nếu muốn phát triển du lịch một cách bền vững. Bất kỳ điểm du lịch nào phát triển mà không quan tâm đến vấn đề môi trường sẽ không phát triển bền lâu.
Một thực tế hiện nay cho thấy các địa phương lẫn ngành du lịch hầu như chỉ mới quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du khách. Công tác bảo vệ, gìn giữ mơi trường vẫn cịn bị xem nhẹ, thả nổi. Dọc ven đường của khu du tích tình trạng rác thải vẫn cịn tiếp tục diễn ra. Ngồi lượng rác từ sinh hoạt cịn có lượng rác do khách du lịch thiếu ý thức mà vứt rác bừa bãi, bên cạnh đó cũng cần nhắc đến ý thức của người dân địa phương ở đây, họ cũng thải ra một lượng rác đáng kể. Mặc dù chính quyền địa phương có vận động, tun truyền nhưng tình trạng người dân xả rác vẫn tiếp diễn. Chính vì thế vấn đề cấp bách đặt ra là cần có những giải pháp thiết thực nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ơ nhiễm mơi trường, cụ thể như:
Việc bảo vệ cảnh quan môi trường cần được thực hiện thường xuyên thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho người dân và khách du lịch, đặc biệt người dân ở gần khu vực di tích lịch sử bằng cách mở các lớp tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường. Thành lập các đội tuần tra để thường xuyên nhắc nhở, đồng thời xây dựng hệ thống nhà vệ sinh để phục vụ du khách. Thiết lập hệ thống thu gom và xử lý rác thải. Duy trì, bảo dưỡng chăm sóc cây xanh và các hoa kiểng tạo bộ mặt khu di tích ngày càng thơng thống Xanh - Sạch - Đẹp, lắp đặt các biển báo với những khẩu hiệu sinh động, thùng rác công cộng tại các bến đỗ xe và các khu vực khác nhằm đảm bảo vệ sinh mơi trường cho tồn bộ Khu di tích, phát tờ rơi khuyến khích người dân tham gia xây dựng mơi trường sạch đẹp. Vận động các hộ mua bán hàng lưu niệm chấp hành nghiêm việc giữ gìn vệ sinh xung quanh. Cần nhân rộng những gương điển hình trong quần chúng, từ đó phát động phong trào tồn xã hội cùng tham gia bảo tồn di tích có hiệu quả hơn đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi hủy hoại môi trường như xả rác hoặc gây mất mỹ quanh xung quanh cụm di tích nói riêng và trên địa bàn thị xã nói chung nhằm xây dựng nếp sống văn minh, an toàn và thân thiện tại các khu, điểm du lịch, các nhà hàng - khách sạn, trung tâm thương mại, cửa khẩu,…tạo ấn tượng tốt trong lòng du khách, xứng đáng là một trong những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của thị xã Hà Tiên.
3.3.7. Đẩy mạnh công tác quản lý du lịch
- Cùng với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức sắp xếp trật tự mua bán tại khu di tích, phối hợp tốt hơn nữa với UBND phường Pháo Đài, UBND phường Đông Hồ về xử lý tình hình chặt cây xanh, lượm lon, ăn xin, bán vé số, bán hàng rong nhằm giữ gìn tốt an ninh trật tự tại khu di tích. Đối với những hộ bn bán nhỏ quanh khu di tích có chủ trương bố trí, sắp xếp ổn định theo từng mặt hàng và phân bổ đều theo mỗi doanh nghiệp, nghiêm cấm các hành vi chèo kéo khách, chạy tận nơi khách ngồi và tự ý lấn chiếm phát sinh hơn diện tích ban quản lý khu di tích quy định.
- Xây dựng quy chế và ban hành nội quy tại các điểm du lịch để đưa hoạt động kinh doanh cũng như phục vụ du khách vào nề nếp tại khu di tích tạo niềm tin và ấn tượng tốt với khách du lịch.
- Sự phối hợp giữa công an thị xã và công an địa phương xây dựng mạng lưới bảo vệ an ninh trong toàn địa bàn. Phổ biến với các đơn vị kinh doanh nhà hàng, khách sạn, quán ăn, địa điểm phục vụ về đêm phải đảm bảo an toàn cho du khách và bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội. Xây dựng lực lượng “Cảnh sát chuyên trách”, có đường dây liên lạc nóng, thường đi trực khảo sát xung quanh khu du lịch, các điểm tham