CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.2.3. Những lễ hội gắn với khu di tích lịch sử văn hóa núi Bình San
Khu di tích núi Bình San là nơi của các lễ hội mang đậm nét đặc trưng bản sắc văn hóa truyền thống và dân tộc của thị xã Hà Tiên. Tiêu biểu là những lễ hội kỉ niệm vị khai trấn Mạc Cửu và Tao Đàn văn học lớn thứ hai cả nước - Chiêu Anh Các.
Những lễ hội đó ngày nay đã và đang được khôi phục, nâng cấp tạo thành một hệ thống các lễ hội diễn ra hàng năm. Mỗi lễ hội đều có những ý nghĩa riêng, nội dung và hình thức tổ chức cũng khác nhau từ đó có sức lơi cuốn, lan tỏa và trở thành những ngày hội lớn cứ đến hẹn, lại lên.
2.2.3.1. Lễ Kỷ niệm truyền thống Tao Đàn Chiêu Anh Các
Lễ hội kỷ niệm truyền thống Tao Đàn Chiêu Anh Các được tổ chức thường xuyên vào dịp rằm tháng giêng (15/1) hàng năm với ý nghĩa nhằm ơn lại sự hình thành của Tao đàn, tơn vinh những giá trị văn học và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Hà Tiên mà Tao đàn đã để lại đồng thời giới thiệu những tiềm năng văn học trong thời đại ngày nay đến với du khách thập phương.
Tâm điểm của lễ hội là buổi họp mặt trong giới văn nghệ với sự tham gia của đông đảo văn nghệ sĩ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra tại đền thờ Mạc Cửu dưới chân núi Bình San, tái hiện lại hình ảnh của Tao đàn Chiêu Anh Các, một tao đàn văn thơ được Mạc Thiên Tích thành lập vào đêm Nguyên Tiêu năm Bính Thìn 1736.
Những năm gần đây, Lễ hội kỷ niệm thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các ở Hà Tiên còn gắn với ngày thơ Việt Nam, và được diễn ra trong 2 ngày 14 và 15 tháng giêng âm lịch. Đến với lễ hội du khách có cơ hội hịa mình vào các hoạt động rất phong phú như Lễ khai mạc, hội chợ văn hóa ẩm thực; các cuộc thi thơ, nhiếp ảnh, thư pháp, thả đèn hoa đăng trên sông Đông Hồ…
Năm 2013 là năm kỉ niệm truyền thống 277 năm Tao Đàn Chiêu Anh Các(1736 - 2013) diễn ra từ ngày 19 đến 24/02/2013 (nhằm ngày 10-15 tháng Giêng âm lịch). Lễ hội được tổ chức tại hai địa điểm: Đền thờ họ Mạc và công viên Trần Hầu. Đặc biệt, lễ hội vừa qua đã được tổ chức gắn với khai hội Năm văn hóa du lịch thị xã Hà Tiên 2013 và công bố quyết định thị xã Hà Tiên được công nhận là đô thị loại III. Do đó cả phần lễ và phần hội được tổ chức theo hướng càng nâng lên về quy mô, sự đa dạng và phong phú, hấp dẫn với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, kết hợp những yêu tố hiện đại, đặc biệt các hoạt động phần hội năm nay có nhiều nét mới so với các năm trước nhằm tạo ấn tượng, thu hút du khách, người dân địa phương và giới văn nghệ sĩ tham gia như: đi bộ diễu hành hưởng ứng “Vì một thành phố du lịch xanh - sạch - đẹp”, đồng thời gây “Quỹ khuyến học, khuyến tài nhà thơ Đông Hồ”; hội thi Hoa đăng; triển lãm Hoa đăng; hội thi ẩm thực; thi viết và triển lãm thư pháp; giao lưu các CLB Đờn ca tài tử trên địa bàn thị xã Hà Tiên; triển lãm ảnh “Nét đẹp du lịch Hà Tiên - Xuân 2013”; tổ chức diễu hành xe đạp hoa, xe xích lơ, xe lơi; giải cờ tướng; các trò chơi dân gian, trao giải tổng kết các cuộc thi và họp mặt các văn nghệ sĩ… Lễ
dâng hương tại Đền thờ họ Mạc và lễ tế trời đất tại nền Xuyên Sơn (đỉnh núi Bình San). Riêng chương trình khai mạc Lễ hội Năm văn hóa du lịch và kỷ niệm 277 năm Tao đàn Chiêu Anh Các cùng một chủ đề, chương trình khai mạc mang tên “Hà Tiên xứ thơ” do Trung tâm văn hóa tỉnh đảm nhiệm với sự góp mặt của các nghệ sĩ đến từ thành phố Cần Thơ, An Giang với điểm nhấn lễ hội thả hoa đăng trên đầm Đông Hồ.
Cũng như những năm trước, đây là dịp để thị xã Hà Tiên tôn vinh, trân trọng những thành tựu lao động sáng tạo trên lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật của các bậc tiền nhân. Bên cạnh đó, tăng cường quảng bá tiềm năng du lịch của địa phương, tạo sự kiện thu hút du khách và các nhà đầu tư đến tham quan tìm hiểu Hà Tiên khi thị xã được cơng nhận đô thị loại III và đang hướng tới thành phố du lịch Hà Tiên vào năm 2013. Hơn nữa, thơng qua các hoạt động Lễ hội nhằm mục đích giáo dục cán bộ và nhân dân kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của địa phương; đồng thời, tiếp tục tuyên truyền vận động các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về xây dựng mơi trường văn hóa, để phục vụ thiết thực cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Lễ hội Tao Đàn Chiêu Anh Các đã tạo nên một dấu ấn riêng cho nền thơ ca vùng đất phên dậu cuối trời Tây Nam của tổ quốc, là dịp để những người yêu văn thơ đến giao lưu đồng thời thu hút du khách thập phương đến tham gia, tìm hiểu, là một trong những nhân tố thúc đẩy du lịch Hà Tiên phát triển.
Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập xung quanh hoạt động lễ hội cần tiếp tục hồn thiện. Ơng Trần Đạt Duy - Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL chia sẻ: “Nhìn chung lễ hội tổ chức rất tốt, quy mô nâng dần lên mỗi năm, công tác chuẩn bị chu đáo hơn, khơng gian lễ hội trang hồng lộng lẫy hơn, chất nhân văn đậm nét hơn trước rất nhiều. Nhưng có một điểm cần đẩy mạnh hơn nữa là công tác tuyên truyền, quảng bá trước lễ hội cón ít, khiến cho sức lan toả và tác động của lễ hội đến hoạt động du lịch, xúc tiến thương mại cịn thấp”. Có một điều “tế nhị” nữa mà có lẽ đã là căn “bệnh” chung của ngành du lịch nước ta, chính là việc thiếu nhà vệ sinh công cộng. Những đêm diễn ra lễ hội tại công viên Trần Hầu với phố ẩm thực chạy dài mấy trăm mét, rồi sân khấu ca nhạc, bến thả hoa đăng tập trung hàng chục ngàn người mà chỉ bố trí được hai buồng vệ sinh lưu động, lại đặt quá xa trung tâm lễ hội. Do khó khăn trong việc giải quyết “đầu ra” nên khơng ít du khách đã phải tiếc rẻ bỏ về giữa chừng. Vì vậy đây là một thách thức cho chính quyền địa phương có giải pháp nâng tầm giá trị và đưa lễ hội thật sự đến gần với khách du lịch thập phương.
2.2.3.2. Lễ giỗ Đức Khai trấn Vũ Nghị Công Mạc Cửu
Mạc Cửu là người có cơng đầu trong cơng cuộc khai khẩn, mở mang vùng đất Hà Tiên. Vì thế hơn 300 năm qua, lễ giỗ của Ơng được tổ chức long trọng và hồnh tráng vào các ngày từ 25 - 27 tháng 5 âm lịch hàng năm. Việc tổ chức lễ giỗ là nhằm mục đích tơn vinh cơng lao to lớn ấy của Mạc Cửu đồng thời giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam đối với thế hệ trẻ, tiếp bước cha anh bảo vệ và xây dựng Hà Tiên ngày càng giàu đẹp.
Lễ Giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu được tổ chức theo nghi thức truyền thống với phần tế lễ tại khu vực Đền thờ họ Mạc và tượng đài Mạc Cửu với nhiều nội dung: An chức sự, khai chung cổ, lễ nghinh thần, chiêm bái, lễ tế thần, đặt bàn hương án trước tượng đài Mạc Cửu. Phần hội bao gồm các hoạt động: Các trò chơi dân gian, thi đấu cờ tướng, hội diễn văn nghệ quần chúng thị xã, hội chợ ẩm thực, hội chợ thương mại tổng hợp, hội thao công nhân viên chức lao động, diễu hành xe hoa trên một số tuyến đường nội đô của thị xã. Điểm nhấn trong lễ Giỗ Mạc Cửu là lễ thỉnh sắc với sự tham gia của 1.200 người. Đoàn người thỉnh sắc từ Đền thờ họ Mạc đến công viên tượng đài Mạc Cửu. Trong quá trình hành lễ, tất cả mọi người ai nấy đều nghiêm trang, thành kính, tỏ lịng biết ơn vị khai trấn của đất Hà Tiên xưa. Sau lễ thỉnh sắc là lễ cúng tế gợi nhắc công lao của Mạc Cửu đối với nhân dân trấn Hà Tiên.
Tham gia lễ hội, du khách có dịp hịa mình vào khơng khí nhộn nhịp, đơng vui của ngày giỗ vị khai trấn Hà Tiên và được thưởng thức một chương trình biểu diễn nghệ thuật được dàn dựng công phu diễn ra dưới chân tượng đài Mạc Cửu. Hình tượng người anh hùng mở trấn Hà Tiên xưa hiện ra như một nhân vật huyền thoại với những chiến công lẫy lừng... Những điệu múa khỏe khoắn uyển chuyển, những lời ca, câu hò biểu hiện lòng biết ơn sâu nặng của người dân Hà Tiên hôm nay với người anh hùng mở cõi năm xưa. Hình ảnh Hà Tiên xưa và nay cũng đã được tái hiện, dàn dựng qua các tiết mục văn nghệ đưa người xem nhớ về trấn Hà Tiên thời khai hoang mở cõi. Tự hào về một Hà Tiên hơm nay đang vươn mình phát triển đi lên cùng đất nước.
Bên cạnh đó, đến với lễ hội du khách cịn có thể thưởng thức nhiều món ăn nổi tiếng từ lâu đã làm nên thương hiệu ẩm thực đặc trưng của người Hà Tiên như: Gà đốt, gỏi bò rau mầm, ốc lát hấp tiêu, cơm cháy trà bông, rắn nướng, nghêu luộc xa, dế chiên bột… Không những vậy, du khách thỏa sức lựa chọn, mua sắm với nhiều mặt hàng phong phú và đa dạng tại Hội chợ thương mại thị xã Hà Tiên. Lễ hội đã thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, chiêm bái.
Lễ hội Giỗ Đức Khai trấn Mạc Cửu tại Hà Tiên đã được duy trì trong nhiều năm qua. Riêng 5 năm trở lại đây, nhờ sự quan tâm của chính quyền, Ban Quản lý Di tích dịng họ Mạc và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh, lễ hội đã được nâng cao về nội dung cũng như hình thức tổ chức, thu hút hàng vạn lượt người đến tham quan cúng tế, trở thành ngày Hội truyền thống trong nhân dân vùng biên giới Hà Tiên và đã được nâng cấp lên thành lễ hội cấp tỉnh. Qua đó nhắc nhở giáo dục và nâng cao lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân có cơng khai phá non sơng bờ cõi, góp phần nâng cao lòng yêu nước, ra sức đồn kết giữ gìn q hương, giữ gìn biên giới tây Nam của Tổ quốc.
Bên cạnh hai lễ hội tiêu biểu trên cịn có một số lễ hội khác diễn ra tại khu di tích hàng năm như:
- Giỗ Bà Cô Năm ( Bà Mạc Mi Cô) ngày 29/09 ÂL - Giỗ Ơng Mạc Thiên Tích ngày 05/10 ÂL
- Giỗ Đồng cuộc chư vị tiến sĩ tuẫn nạn năm Canh tý(1780) ở Xiêm ngày 24/10 ÂL
- Đại khánh cầu an bản xứ ngày 12/12 ÂL
Những lễ hội được tổ chức hàng năm ở khu di tích ngày một phát huy về mặt ý nghĩa và giá trị của nó. Đó cũng là thực hiện việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa của dân tộc theo tinh thần Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.