Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Mơ hình nghiên cứu đề xuất 6 yếu tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng mobile banking. Theo kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có 5 yếu tố có tác động và 1 yếu tố khơng có tác động có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% đối với ý định sử dụng mobile banking.

 Yếu tố nhận thức về sự tín nhiệm có tác động cùng chiều có ý nghĩa mạnh nhất đến ý định sử dụng mobile banking. Điều đó cũng có nghĩa là khi khách hàng cảm thấy tin tưởng, tín nhiệm đối với dịch vụ mobile banking, khi họ tin là các giao dịch của họ sẽ được đảm bảo an tồn và các thơng tin cá nhân và thơng tin tài chính của họ được bảo mật thì họ sẽ sử dụng nó và ngược lại. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của các nghiên cứu trước (Amin và cộng sự, 2008; Dasgupta và cộng sự, 2011; Yu, 2012; Amin và cộng sự, 2012).

 Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhận thức về sự hữu ích có ảnh hưởng cùng chiều có ý nghĩa đến ý định sử dụng mobile banking. Khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ mobile banking nếu họ nhận thấy rằng nó thực sự hữu ích, như nó có thể giúp họ thực hiện các giao dịch ngân hàng nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn, giúp họ tiết kiệm được thời gian,... Kết quả của nghiên cứu này cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây (Gu và cộng sự, 2009; Lewis và cộng sự, 2010; Sripalawat và cộng sự, 2011; Dasgupta và cộng sự, 2011; Zhou, 2011; Abadi và cộng sự, 2013).

 Tính tương thích cũng có ảnh hưởng tích cực có ý nghĩa đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking. Khi khách hàng cảm thấy việc sử dụng mobile banking phù hợp với hoàn cảnh sống hiện tại của họ, thích hợp với cơng việc của họ thì họ có khuynh hướng sẽ sử dụng nó. Kết quả nghiên cứu của Giovanis và cộng sự (2012), Odumeru (2013), Akturan (2010), Lewis và cộng sự (2010), Abadi và cộng sự (2013) cũng cho kết quả tương tự.

 Tương tự với kết quả của các nghiên cứu trước (Luarn và Lin, 2005; Sripalawat và cộng sự, 2011; Dasgupta và cộng sự, 2011; Amin và cộng sự, 2012), kết quả nghiên cứu này cũng đã tìm thấy nhận thức về sự tự tin có ảnh hưởng cùng chiều có ý nghĩa đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking. Khi khách hàng tự tin

về khả năng của mình có thể sử dụng tốt mobile banking thì họ có xu hướng sử dụng nó và ngược lại.

 Kết quả nghiên cứu cịn cho thấy sự phức tạp có tác động ngược chiều có ý nghĩa đến ý định sử dụng mobile banking. Khi khách hàng cảm thấy sử dụng mobile banking phức tạp và phiền phức thì có thể họ khơng sử dụng nó. Tuy nhiên, mức độ tác động của yếu tố này là thấp nhất trong 5 yếu tố. Điều này cho thấy khách hàng ít quan tâm đến sự phức tạp hay tính dễ sử dụng của mobile banking. Nguyên nhân có thể là do những khách hàng được khảo sát đều đã có kinh nghiệm sử dụng điện thoại di động và đa số họ là những người trẻ tuổi, có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi nên họ cảm thấy khơng q khó khăn để sử dụng mobile banking. Kết quả này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước (Khraim và cộng sự, 2011; Sripalawat và cộng sự, 2011; Dasgupta và cộng sự, 2011).

 Ngược với kết quả nghiên cứu của Khraim và cộng sự (2011), Odumeru (2013), kết quả nghiên cứu này cho thấy khả năng thử nghiệm khơng có tác động có ý nghĩa (ở mức ý nghĩa 0,05) đến ý định sử dụng mobile banking. Tuy nhiên, kết quả này lại tương đồng kết quả nghiên cứu của Akturan (2010), Al-Jabri và Sohail (2012). Điều này có thể giải thích là do đa số các đối tượng được khảo sát vẫn còn thiếu sự tin tưởng đối với mobile banking, họ thấy sử dụng nó khơng dễ dàng nên mặc dù họ được tạo nhiều cơ hội để thử nghiệm nhưng họ vẫn còn e dè đối với nó. Hoặc cũng có thể khách hàng cho rằng việc thử nghiệm và sử dụng thật sự có nhiều sự khác biệt nên họ không quan tâm đến việc sử dụng thử trước khi sử dụng.

 Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy những khách hàng nam có ý định sử dụng dịch vụ mobile banking cao hơn so với nữ. Một số nghiên cứu trước đây cũng cho kết quả tương tự (Venkatesh và Morris, 2000; Laforet và Li, 2005; Monsuwe và cộng sự, 2004; Wan và cộng sự, 2005). Điều này có thể giải thích là do nam giới thường có xu hướng thích cơng nghệ thơng tin hơn là nữ giới và mobile banking cũng là một ứng dụng công nghệ nên được nam giới quan tâm nhiều hơn.

 Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những người trẻ tuổi có xu hướng sử dụng dịch vụ mobile banking nhiều hơn so với người lớn tuổi hơn. Nguyên nhân có

thể là do những người trẻ tuổi thường có xu hướng ưa thích cơng nghệ, ưa thích sự sáng tạo và tiếp xúc với công nghệ nhiều nên họ dễ dàng chấp nhận dịch vụ mobile banking, còn những người lớn tuổi hơn có thể họ cảm thấy sử dụng cơng nghệ mới phải tốn nhiều công sức nên họ cịn e ngại trong việc sử dụng nó. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu trước (Polatoglu và Ekin, 2001; Wood, 2002; Mattila, 2003).

 Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khơng có sự khác biệt về ý định sử dụng mobile banking giữa những người có trình độ học vấn khác nhau. Kết quả này ngược với kết quả nghiên cứu của Polatoglu và Ekin (2001); Mattila và cộng sự (2003). Điều này có thể là do các đối tượng khảo sát đều có kinh nghiệm sử dụng điện thoại di động nên đối với họ việc sử dụng mobile banking không quá phức tạp và có thể khơng địi hỏi người sử dụng phải có trình độ học vấn cao.

 Tương đồng với kết quả nghiên cứu của nghiên cứu trước đây (Polatoglu và Ekin, 2001; Mattila và cộng sự, 2003; Monsuwe và cộng sự, 2004; Alafeef và cộng sự, 2011), kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy người có thu mức thu nhập thấp có ý định sử dụng mobile banking thấp hơn người có mức thu nhập cao hơn. Điều này có thể giải thích là do những người có thu nhập cao có tiềm lực về tài chính nên họ có nhiều nhu cầu về thanh tốn, kinh doanh, đầu tư, mua sắm,… Do đó, có nhiều khả năng họ sẽ sử dụng dịch vụ mobile banking vì những tiện ích của nó.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 đã trình bày về kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mơ hình nghiên cứu đề xuất phù hợp với dữ liệu khảo sát và có 5 yếu tố được đề xuất trong mơ hình nghiên cứu có ảnh hưởng và 1 yếu tố khơng có ảnh hưởng có ý nghĩa đến ý định sử dụng mobile banking. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định sử dụng mobile banking theo các yếu tố nhân khẩu học: giới tính, thu nhập, độ tuổi. Ngồi ra, phần thảo luận kết quả nghiên cứu cũng đã được trình bày ở cuối chương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)