Thang đo nhận thức về sự tín nhiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân (Trang 42)

Mã biến Tên biến quan sát

STN1 Tôi tin rằng thông tin cá nhân và thông tin tài chính của tơi sẽ được bảo mật khi sử dụng mobile banking.

STN2 Khi sử dụng mobile banking, tôi tin là những giao dịch của tôi được đảm bảo an toàn.

STN3 Khi sử dụng mobile banking, tôi tin là mật khẩu (mã PIN) của tôi không bị đánh cắp.

Thang đo khái niệm Ý định sử dụng dịch vụ mobile banking

Thang đo khái niệm ý định sử dụng dịch vụ mobile banking gồm 4 biến quan sát, được giữ nguyên như thang đo ban đầu của Wang và cộng sự (2006), Gu (2009), Zhou (2011).

Bảng 3.7: Thang đo khái niệm Ý định sử dụng dịch vụ mobile banking

Mã biến Tên biến quan sát

YD1 Tôi sẽ sử dụng mobile banking trong tương lai.

YD2 Tơi có kế hoạch sử dụng mobile banking trong thời gian tới. YD3 Tôi sẽ thường xuyên sử dụng mobile banking trong tương lai. YD4 Tôi sẽ giới thiệu người khác sử dụng mobile banking.

Như vậy, sau khi thang đo sơ bộ đã được hiệu chỉnh ở bước nghiên cứu định tính thành thang đo nháp thì thiết lập bảng câu hỏi nháp, bảng câu hỏi nháp được thiết kế gồm 26 câu hỏi tương ứng với 26 biến quan sát. Nghiên cứu đã sử dụng thanh đo Likert 5 mức độ: từ 1 điểm là hoàn tồn khơng đồng ý đến 5 điểm là hồn toàn đồng ý cho các câu hỏi. Ngoài ra, bảng câu hỏi cũng đã bổ sung các thông tin cá nhân của khách hàng như giới tính, tuổi, trình độ học vấn và thu nhập (xem phụ lục 5).

3.3.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Trước khi đi vào phỏng vấn chính thức, tác giả tiến hành phỏng vấn thử 60 khách hàng của ngân hàng với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đối tượng được phỏng vấn là khách hàng của ngân hàng có hiểu biết về dịch vụ mobile banking thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Dữ liệu thu thập được nhập liệu và được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 nhằm kiểm tra độ tin cậy và giá trị của thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu sau khi thang đo đã được hiệu chỉnh ở phương pháp nghiên cứu định tính. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để hiệu chỉnh bảng câu hỏi nháp thành bảng câu hỏi chính thức sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

3.3.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo.

Các tiêu chí sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo gồm: - Hệ số tin cậy Crobach Alpha: nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được, từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Hệ số tương quan biến – tổng: các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ (< 0,3) thì xem xét loại bỏ (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

3.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập

Các tiêu chí đánh giá trong phân tích nhân tố khám phá EFA:

- Kaiser-Meyer-Olkin (KMO): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, nếu trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Bartlett's Test of Sphericity: đại lượng Bartlett là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến khơng có tương quan trong tổng thể. Điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có phải có tương quan với nhau. (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Để phân tích EFA có giá trị thực tiễn; tiến hành loại các biến quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

- Thơng số Eigenvalues: đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố có giá trị lớn hơn 1 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

- Xem xét tổng phương sai trích (yêu cầu lớn hơn hoặc bằng 50%: cho biết các nhân tố được trích giải thích % sự biến thiên của các biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

3.3.2.3 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

- Kết quả phân tích tại phụ lục 6 cho thấy hệ số Cronbach Alpha các khái niệm nghiên cứu có giá trị thấp nhất là 0,684 (>0,6) và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Do đó, phần đánh giá thang đo sơ bộ với 60 mẫu khảo sát cho thấy tất cả các thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu cầu. Vì vậy tất cả các biến quan sát này đều được tiếp tục sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.

- Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (xem phụ lục 6) cho thấy : hê số KMO = 0,749 (xem phụ lục 6, mục 2) > 0,5 nên kết luận phân tích nhân tố là cần thiết cho dữ liệu phân tích. Kiểm định Bartlett: Sig. = 0.000 < 5% nên kết luận các biến quan sát trong phân tích EFA là có tương quan với nhau trong tổng thể.

- Kết quả cho thấy có 6 nhân tố được rút trích ra tại Eigenvalues là 1,136 (>1), với tổng phương sai trích là 69,584% (>50%), với hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn 0,5. Do đó, thang đo các khái niệm nghiên cứu: Nhận thức về sự hữu ích, Tính tương thích, Sự phức tạp, Khả năng thử nghiệm, Nhận thức về sự tự tin, Nhận thức về sự tín nhiệm đều đã đạt được yêu cầu và được sử dụng trong phần nghiên cứu định lượng chính thức (Xem phụ lục 6, mục 2).

Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu sơ bộ, mơ hình nghiên cứu được giữ nguyên như mơ hình đề xuất ban đầu và được sử dụng trong nghiên cứu chính thức tiếp theo.

Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu chính thức

Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng cho thấy các biến quan sát đều đạt yêu cầu nên tất cả các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu đều được sử dụng cho phần nghiên cứu định lượng chính thức. Như vậy, bảng câu hỏi nháp trở thành bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức (Xem phụ lục 5).

3.4 Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức với phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát.

Ý định sử dụng dịch vụ mobile banking (Intention to use mobile banking service )

Nhận thức về sự tự tin (Perceived Self - Efficacy)

Tính tương thích (Compatibility)

Nhận thức về sự tín nhiệm (Perceived credibility)

Nhận thức về sự hữu ích (Perceived usefulness)

Sự phức tạp (Complexity)

Khả năng thử nghiệm (Trialability)

- Giới tính - Tuổi - Học vấn - Thu nhập H6 + H5 + H4 + H2 + H1 + H3 -

3.4.1 Thiết kế mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Trường hợp sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA cần một kích thước mẫu lớn và thơng thường dựa theo kinh nghiệm. Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 và 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát (Hair và cộng sự, 2006; trích theo Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 398).

Mơ hình đang nghiên cứu sử dụng phân tích EFA, do đó tác giả tính kích thước mẫu cho nghiên cứu theo nguyên tắc kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 và 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Mơ hình nghiên cứu có 26 biến quan sát, như vậy theo nguyên tắc trên thì kích thước mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này phải là 130 mẫu. Tuy nhiên, số lượng mẫu càng lớn càng tốt nên tác giả đã chọn quy mô mẫu là trên 250 mẫu cho 26 biến quan sát.

3.4.2 Thu thập dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi, với đối tượng khảo sát là những khách hàng cá nhân của ngân hàng đang sống và làm việc tại TP. HCM, có hiểu biết về dịch vụ mobile banking. Việc khảo sát được tiến hành qua hai cách:

- Thứ 1: Phát bảng câu hỏi đã được in sẵn đến người được phỏng vấn và nhận lại kết quả sau khi khách hàng đã hoàn tất.

- Thứ 2: Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn trực tuyến và gửi email trực tiếp đến đối tượng khảo sát, gửi tin nhắn trên Facebook, Yahoo Messenger để mời họ trả lời trực tiếp thông qua mạng internet.

Địa điểm khảo sát: TP.HCM.

Thời gian nghiên cứu: Từ 15/06/2013 đến 01/12/2013.

3.4.3 Phân tích dữ liệu

- Sau khi thu nhận các bảng trả lời thì mã hóa các thơng tin cần thiết trong bảng trả lời, nhập dữ liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0

- Tiến hành đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha: Các tiêu chí sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo được trình bày ở mục 3.3.2.1.

- Thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA: Các tiêu chí sử dụng khi phân tích nhân tố khám phá EFA được trình bày ở mục 3.3.2.2

- Phân tích tương quan Pearson được thực hiện giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Giá trị tuyệt đối của Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ. Đồng thời cũng cần phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập. Vì những tương quan như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Sau khi kết luận hai biến có mối quan hệ tuyến tính với nhau thì có thể mơ hình hóa mối quan hệ nhân quả này bằng hồi quy tuyến tính (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Nghiên cứu thực hiện hồi quy bội theo phương pháp Enter: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan. Q trình phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện theo các bước sau:

+ Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính: giả định liên hệ tuyến tính, giả định phương sai của sai số không đổi, giả định về phân phối chuẩn của phần dư, giả định khơng có sự tương quan giữa các phần dư, giả định khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập.

+ Kiểm định các giả thuyết thông qua kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy và kiểm định giả thuyết với mức ý nghĩa 5%.

- Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng phân tích ANOVA và Independent T- Test để xem xét sự khác biệt về ý định sử dụng mobile banking theo các yếu tố nhân khẩu học (Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thu nhập).

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày về phương pháp thực hiện nghiên cứu, bao gồm quy trình nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung với 10 đối tượng tham gia thảo luận. Đồng thời nghiên cứu cũng trình bày kết quả phỏng vấn thử với 60 đối tượng khảo sát. Nghiên cứu chính thức được thực hiện với phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi, bao gồm việc thiết kế mẫu, trình bày cách thức thu thập dữ liệu, cách thức phân tích dữ liệu. Chương tiếp theo trình bày các kết quả có được từ dữ liệu thu thập.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Chương 4 trình bày về kết quả nghiên cứu bao gồm mô tả mẫu khảo sát, đánh giá thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau đó kiểm định mơ hình và các giả thuyết bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính, phân tích Independent T-test, One-way ANOVA.

4.1 Mô tả mẫu khảo sát

Mẫu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện với hình thức phỏng vấn trực tiếp thơng qua bảng câu hỏi khảo sát.

Các bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến các sinh viên, học viên cao học của các trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, trường Đại học Tôn Đức Thắng, trường Đại học Kinh tế - Luật. Bên cạnh đó, phiếu khảo sát cịn được gửi trực tiếp đến các cán bộ, nhân viên của các công ty đang sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản ngân hàng như công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Gia Định, công ty cổ phần Liên Minh, cơng ty cổ phần Việt Hóa. Ngồi ra, tác giả cũng gửi bảng câu hỏi được thiết kế trực tuyến đến các đối tượng khảo sát để mời họ trả lời thông qua mạng internet.

Sau khi đã loại bỏ những bảng trả lời không hợp lệ do thiếu thông tin hoặc nhiều hơn một ơ trả lời,…cịn lại 297 bảng trả lời hợp lệ được sử dụng để phân tích.

Bảng 4.1 Kết quả số lượng mẫu thu thập Hình thức thu thập dữ liệu Số lượng Hình thức thu thập dữ liệu Số lượng

phát ra Số lượng thu về Tỷ lệ hồi đáp Số lượng hợp lệ

In và phát bảng câu hỏi trực tiếp 350 298 85.14% 206 Gửi email mời khảo sát trực

tuyến, gửi tin nhắn trên Facebook, Yahoo Messenger

>250 94 37.6% 91

Mẫu được khảo sát gồm 297 khách hàng, trong đó có 121 khách hàng là nam, chiếm 40.7% và 176 khách hàng là nữ, chiếm 59,3% (Phụ lục 7).

Hình 4.1: Giới tính của mẫu khảo sát

Mẫu khảo sát tập trung nhiều nhất ở độ tuổi từ 26 đến 30 tuổi, chiếm 45,8%, tiếp theo là độ tuổi từ 18 đến 25, chiếm 24,2%, độ tuổi từ 31 đến 35 chiếm 18,9%, độ tuổi từ 36 đến 40 chiếm 10,1% và chỉ có 1% khách hàng có độ tuổi trên 40.

Hình 4.2: Độ tuổi của mẫu khảo sát

Về thu nhập hàng tháng, trong số 297 mẫu được khảo sát có 173 khách hàng có thu nhập từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng, chiếm 58,2%, 59 khách hàng có thu nhập dưới 5 triệu đồng, chiếm 19,9%, 43 khách hàng có thu nhập từ 10 triệu đồng đến dưới 15 triệu đồng và chỉ có 22 khách hàng có thu nhập từ 15 triệu đồng trở lên, chiếm 7,4%.

Hình 4.3: Thu nhập hàng tháng của mẫu khảo sát

Trong 4 nhóm học vấn được khảo sát thì trình độ học vấn đại học chiếm đa số với tỷ trọng là 60,3% và có 179 người, trình độ sau đại học là 61 khách hàng, chiếm 20,5%; trình độ trung cấp/cao đẳng là 53 khách hàng, chiếm 17,8% và chỉ có 4 khách hàng thuộc nhóm trình độ phổ thơng với tỷ trọng 1,3%.

4 53 179 61 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200

Phổ thông T rung cấp/Cao đẳng

Đại học Sau đại học

4.2 Đánh giá thang đo

4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha

Bảng 4.2: Kết quả Cronbach’s Alpha các khái niệm nghiên cứu

Yếu tố Biến quan sát Tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha nếu loại biến Nhận thức về sự hữu ích (Cronbach’s alpha = 0,819 ) HI1 0,688 0,752 HI2 0,660 0,766 HI3 0,652 0,769 HI4 0,579 0,801 Tính tương thích (Cronbach’s alpha = 0,740 ) TTT1 0,631 0,621 TTT2 0,534 0,680 TTT3 0,652 0,609 TTT4 0,339 0,788 Sự phức tạp (Cronbach’s alpha = 0,751) PT1 0,487 0,770 PT2 0,613 0,629 PT3 0,643 0,590 Khả năng thử nghiệm (Cronbach’s alpha = 0,719) KNTN1 0,599 0,554 KNTN2 0,525 0,654 KNTN3 0,506 0,675 Nhận thức về sự tự tin (Cronbach’s alpha = 0,775) STT1 0,670 0,690 STT2 0,669 0,693 STT3 0,619 0,709 STT4 0,637 0,708 STT5 0,232 0,846 Nhận thức về sự tín nhiệm (Cronbach’s alpha = 0,792) STN1 0,623 0,737 STN2 0,684 0,663 STN3 0,607 0,749 Ý định sử dụng dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)